Mỹ sống chung đại dịch
Số ca nhiễm tại Mỹ hiện dưới 75.000 mỗi ngày – thấp hơn một nửa so với tháng 8; người dân học cách sống chung Covid-19, tỷ lệ tiêm chủng tăng ổn định.
Mỹ sẽ sớm mở lại biên giới đường bộ đối với những người đã tiêm vaccine, dỡ bỏ hạn chế du lịch quốc tế. Hơn 2 triệu người đã thực hiện các chuyến bay vào ngày 29/10, gần với mức đi lại trước đại dịch. Trẻ em đủ điều kiện tiêm vaccine trở lại trường học, số ca nhiễm mới không gia tăng. Đại dịch dường như đang suy yếu, nhưng không có bất cứ cột mốc quan trọng hoặc một thông báo chính thức nào, rằng Mỹ đã thoát khỏi Covid-19.
“Đại dịch không kết thúc. Chúng ta chỉ ngừng quan tâm, hoặc ít quan tâm hơn. Tôi nghĩ với hầu hết người dân, nó dần hòa nhập vào cuộc sống”, Jennifer Nuzzo, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết.
Dịch bệnh vẫn có thể leo thang vào mùa đông vì virus đường hô hấp nói chung phát triển mạnh khi trời lạnh, mọi người tập trung trong các không gian kín. Một số chuyên gia dự đoán số ca nhiễm sẽ tăng lên khiêm tốn trong vài tuần tới. Năm ngoái, làn sóng Covid-19 tàn khốc cũng khởi phát vào thời điểm này, sau đó đạt đỉnh vào tháng 1/2021.
Số ca nhiễm tổng thể toàn quốc thấp hơn, song một số bang có thời tiết lạnh, đặc biệt ở Mountain West, ghi nhận trường hợp mắc và nhập viện tăng cao. Alaska đứng trước mùa đông đen tối, có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất trên toàn quốc.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden không đưa ra bất kỳ dự đoán nào về thời điểm đại dịch kết thúc. nCoV là mầm bệnh khó lường và vẫn đang đột biến. Nó suy yếu nhiều lần trong năm qua, rồi lại tận dụng cơ hội để lây lan và tiến hóa khi người dân buông lỏng hành vi.
Dù vậy, xu hướng xã hội đã khởi sắc. Hầu hết người dân được tiêm chủng và tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống, Mỹ bước vào giai đoạn mới của đại dịch. Người dân dần thích nghi với sự hiện diện dai dẳng của mầm bệnh. Theo các chuyên gia, họ không có sự lựa chọn khác bởi virus sẽ không biến mất.
“Tôi nghĩ rằng nó dần trở thành một phần của cuộc sống”, Andrew Noymer, nhà dịch tễ học tại Đại học California chi nhánh Irvine, nhận định. Ông vẫn đeo khẩu trang khi đến cửa hàng tạp hóa, nhưng không còn dùng loại N95 có tính bảo vệ cao nữa. “Tôi không muốn che chắn quá kỹ khi ra ngoài. Đây là một phần của cuộc sống rồi”, ông nói.
Video đang HOT
Nhân viên y tế được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer tại Bệnh viện Tưởng niệm Jackson, tại Miami, Mỹ, ngày 5/10. Ảnh: AP
Robert M. Wachter, chủ nhiệm khoa Y Đại học California chi nhánh San Francisco, có cùng quan điểm.
Ông không chủ quan với virus. Mùa hè năm nay, trên trang cá nhân, Wachter khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác với biến thể Delta và ca nhiễm đột phá dần phổ biến. Song ông đã tiêm liều tăng cường vaccine và nhận thấy môi trường hiện tại ổn định hơn bao giờ hết. Ông không muốn từ bỏ việc đi lại, cũng không muốn phải ăn uống tại nhà suốt phần còn lại của cuộc đời.
“Hiện giờ, tôi có cảm giác chúng ta đang dần trong trạng thái bình ổn. Mọi thứ có thể diễn biến tốt hoặc tệ hơn đôi chút trong vài năm tới. Nó không tuyệt lắm, nhưng nó sẽ diễn ra như vậy”, Wachter nhận định. “Khi đã được tiêm liều tăng cường, tôi chấp nhận nhiều rủi ro hơn. Nếu không thoải mái sinh hoạt, về cơ bản tôi sẽ không thể làm điều này trong vài năm tới hoặc mãi mãi”.
Sự khó lường của virus trong vài tháng tới là thách thức với chính quyền Biden. Nhà Trắng muốn người dân coi đại dịch là mối đe dọa sức khỏe cộng đồng, tiếp tục đề phòng và chủng ngừa. Họ tránh ăn mừng quá sớm khi thấy các tín hiệu tích cực trong những tuần gần đây. Điều này từng xảy ra một lần vào đầu năm, khi chương trình tiêm chủng diễn ra tốt đẹp, số ca nhiễm giảm xuống và chính phủ cảm thấy đủ tự tin với cột mốc miễn dịch cộng đồng vào ngày 4/7.
“Chúng ta đang tiến gần hơn tới viễn cảnh thoát khỏi loại virus chết người. Chúng ta đã giành được ưu thế trước mầm bệnh này. Con cái chúng ta có thể đi học trở lại, nền kinh tế đang khởi sắc”, Tổng thống Biden nhận định ngày 4/7.
Song phát biểu này đến quá sớm. Biến thể Delta xuất hiện thổi bay “mùa hè tự do” của Mỹ. Đợt bùng phát vào tuần Quốc khánh 4/7 tại những nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao như Massachusetts là đòn giáng mạnh vào Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC). Cuối tháng, cơ quan thay đổi hướng dẫn, đề nghị người đã tiêm chủng vẫn phải đeo khẩu trang trong nhà.
Đến nay, giới chức lạc quan một cách thận trọng rằng số ca nhiễm mới vẫn sẽ thấp vào mùa đông. Song họ muốn công chúng tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi làm việc để hạn chế sự lây lan của virus. Đa số hạt ở Mỹ đều được CDC phân loại là khu vực nguy cơ lây nhiễm nCoV cao.
Trung bình Mỹ ghi nhận hơn 1.000 người chết vì Covid-19 mỗi ngày. Các chuyên gia nhận định một lúc nào đó, Covid-19 sẽ như cúm mùa, song chưa phải ngay bây giờ.
“Chúng ta cần thuyết phục người dân rằng đây không phải quy định mà chính phủ muốn áp đặt, họ chỉ áp đặt chúng vì virus. Chúng ta không muốn virus chiến thắng”, ông Francis Collins, giám đốc Viện Y tế Quốc gia, nhận định.
Cơ quan quản lý và chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh cuộc sống có trở lại bình thường hay không phụ thuộc vào thời điểm và số lượng người Mỹ tiêm chủng.
Scott Gottlieb, cựu ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), thành viên hội đồng quản trị Pfizer, cho biết: “Delta có thể là làn sóng lây nhiễm lớn cuối cùng, trước khi nCoV chuyển thành một mầm bệnh đặc hữu. Nó sẽ tiếp tục phát triển, đòi hỏi điều chỉnh vaccine sau mỗi một hoặc hai năm. Covid-19 sẽ trở thành một phần cuộc sống chúng ta giống như dạng bệnh cúm thứ hai. Nhưng chúng ta có công cụ ngăn chặn. Nếu sử dụng đúng cách, chúng ta có đủ khả năng miễn dịch cộng đồng để giảm đáng kể số ca nghiêm trọng và tử vong”.
Trong khi đó, các chuyên gia khác không mấy tin tưởng rằng đại dịch sẽ chấm dứt.
“Tôi nghi ngờ về giả thuyết đây là đợt bùng phát cuối cùng. Tôi cho rằng một số khu vực sẽ bị ảnh hưởng lần nữa”, Michael T. Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, cho biết.
Trong khi đó, người dân Mỹ vẫn nhận thức sâu sắc cuộc sống chưa về quỹ đạo bình thường, dù đã nối lại nhiều hoạt động trước đại dịch. Trong khảo sát gần đây của Đại học Quinnipiac, 26% người tham gia cho rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra.
Các cố vấn y tế của ông Biden cho biết cách hiệu quả nhất để ngăn chặn đại dịch là tăng cường tiêm chủng. Vì vậy, đây trọng tâm hàng đầu của Mỹ trong vài tháng tới.
Quỹ đạo của đại dịch là vấn đề đáng quan tâm đối với người dân trước kỳ nghỉ lễ. Năm ngoái, hàng triệu gia đình lựa chọn không đoàn tụ kiểu truyền thống để tránh lây nhiễm. Năm nay, mọi thứ đã dễ dàng hơn.
Theo ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Mỹ đã thoát khỏi “giai đoạn đại dịch”, tiến đến “giai đoạn kiểm soát”. Nghĩa là nước này sẽ ghi nhận dưới 10.000 ca mắc mới hàng ngày, đại đa số không đối mặt với nguy cơ đáng kể từ virus dù bị nhiễm nCoV đột phá.
Một số mô hình dịch tễ dự đoán dịch bệnh suy yếu ổn định ngay trong mùa đông, số khác cho thấy sự gia tăng. Theo Ali Mokdad, chuyên gia tại Viện Đo lường và Đánh giá Y tế của Đại học Washington, số ca nhiễm sẽ tăng vào tháng 11, đạt đỉnh giữa mùa đông.
Tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với trước đây, phần lớn nhờ vào vaccine. “Có một cái kết thế này, tôi không nghĩ chúng ta sẽ diệt trừ hoàn toàn virus. Từ trước đến nay, mầm bệnh duy nhất chúng ta loại trừ hoàn toàn là đậu mùa. Tin tốt là chúng ta đang đi đúng hướng, làm phẳng đường cong dịch tễ”, ông Fauci nói.
Malaysia sẽ mua vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi
Ngày 29/10, Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết nước này sẽ xúc tiến mua vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech để tiêm chung cho trẻ em, sau khi ủy ban cố vấn của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến nghị sử dụng vaccine này cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khuyến nghị, ủy ban trên cho biết lợi ích của loại vaccine này nhiều hơn rủi ro. Hiện FDA chưa đưa ra quyết định về việc này.
Trong một bình luận trên mạng Twitter, ông Jamaluddin cho biết có những lựa chọn khác, như vaccine của công ty công nghệ sinh học Sinovac (Trung Quốc), cũng sẽ được cân nhắc sử dụng để đảm bảo trường học mở cửa an toàn trở lại.
Theo số liệu thống kê chính thức của Chính phủ Malaysia, khoảng 62% thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi tại nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.
Tại Indonesia, chính phủ tiếp tục giảm giá xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) trong nỗ lực kiểm soát đại dịch COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn thông tư của Bộ Y tế Indonesia cho biết, kể từ ngày 27/10, giá trần xét nghiệm PCR được ấn định ở mức 275.000 Rupiah (19,4 USD) đối với các tỉnh và thành phố thuộc đảo Java và Bali, và 300.000 Rupiah đối với các địa phương còn lại.
Tổng cục trưởng Dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Indonesia, ông Abdul Kadir cho biết việc giảm giá xét nghiệm từ mức trần 495.000-550.000 Rupiah được thực hiện theo chỉ thị của Tổng thống Joko Widodo.
Trước đó, Bộ Y tế Indonesia đã phối hợp với Cơ quan Giám sát tài chính và phát triển (BPKP) tiến hành đánh giá tổng quan các chi phí đầu vào xét nghiệm PCR, bao gồm chi phí dịch vụ, nhân lực, thuốc thử và vật tư tiêu hao, cũng như chi phí quản lý và các chi phí khác. Bộ đã giao các cơ quan quản lý y tế cấp huyện, thành phố giám sát thực thi thông tư mới, theo đó, các cơ sở vi phạm sẽ bị phạt tiền, tạm ngừng hoạt động, thậm chí bị rút giấy phép kinh doanh.
Biến thể hiếm A.30 có khả năng 'qua mặt' kháng thể hiệu quả Biến thể A.30 của virus SARS-CoV-2 (được phát hiện tại Angola và Thụy Điển) có thể lẩn tránh kháng thể do vaccine COVID-19 của Pfizer và AstraZeneca tạo ra. Ảnh minh họa: NEXU Science Communication Theo kênh RT, kết luận trên được một nhóm tại Đức đưa ra trong nghiên cứu mới trong phòng thí nghiệm. A.30 lần đầu xuất hiện tại Tanzania...