Mỹ ’sốc’ vì Anh mở đường cho Huawei bất chấp an ninh quốc gia
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cảnh báo Anh về nguy cơ tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc sẽ “đánh cắp các bí mật nhà nước” nếu được cho phép tham gia mạng lưới 5G.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien. (Ảnh: Reuters).
“Họ sẽ đánh cắp hàng loạt bí mật nhà nước, bất kể đó là các bí mật hạt nhân của Anh hay các bí mật từ (các cơ quan tình báo Anh) MI6, MI5″, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nói với báo Financial Times trong cuộc phỏng vấn được công bố vào ngày 24/12.
“Một điều gây sốc với chúng tôi là mọi người ở Anh xem Huawei như một quyết định thương mại. 5G là một quyết định an ninh quốc gia,” ông O’Brien cho biết.
Theo cố vấn an ninh của Tổng thống Donald Trump, chính phủ các nước châu Âu, Nhật Bản, New Zealand và Australia bắt đầu hiểu những lo ngại của Mỹ về Huawei – tập đoàn viễn thông lớn nhất của Trung Quốc.
Ông O’Brien cũng đưa ra cảnh báo về mối đe dọa ngầm nhằm vào các dữ liệu công dân khi Huawei tham gia vào các mạng lưới 5G thế hệ mới. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể sẽ “nhắm mục tiêu” tinh vi tới các cá nhân bằng cách tiếp cận với dữ liệu sinh học được truyền tải qua các mạng lưới.
“Nếu bạn có tất cả thông tin về một người, sau đó bạn có bộ gen của họ, và bạn kết hợp hai thứ lại với nhau, rồi bạn có một chính quyền sử dụng các thông tin này, đó là sức mạnh vô cùng lớn. Thật kỳ lạ khi Anh lại cho phép một chương trình như vậy”, ông O’Brien nói thêm.
Video đang HOT
Mỹ đã hối thúc các quốc gia không cho phép Huawei tiếp cận các mạng lưới 5G vì lý do liên quan tới an ninh quốc gia. Washington cáo buộc thiết bị của Huawei có thể được Trung Quốc sử dụng cho mục đích gián điệp. Trong khi đó, cả Huawei lẫn chính phủ Trung Quốc nhiều lần phủ nhận.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 5 đã ký sắc lệnh hành pháp cấm các công ty của nước này sử dụng thiết bị viễn thông từ các công ty có nguy cơ gây tổn hại cho an ninh quốc gia. Chính quyền Trump cũng liệt Huawei vào danh sách đen thương mại với lý do lo ngại an ninh quốc gia.
Câu hỏi liệu thiết bị 5G của Huawei có thể mở “cửa sau” cho gián điệp Trung Quốc hay không vẫn đang là vấn đề gây chia rẽ giữa quốc gia trong mạng lưới chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand.
So với các nước khác trong nhóm, Anh có quan điểm “mềm mỏng” hơn với Huawei. Anh cho rằng các sản phẩm 5G của Huawei có thể được sử dụng trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn.
Theo Dân Trí
Luận tội "dậm chân tại chỗ" : Trump tiếp tục công kích đảng Dân chủ
Giữa bối cảnh tiến trình luận tội không có tiến triển, Tổng thống Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Hạ viện Pelosi và các thành viên đảng Dân chủ.
Ngày 24/12, ông Donald Trump đã chỉ trích phiên tòa luận tội Tổng thống ở Thượng viện vẫn "dậm chân tại chỗ" giữa bối cảnh đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bất đồng về hình thức và các nhân chứng sẽ được triệu tập trong phiên tòa.
Báo cáo điều tra luận tội của Hạ viện về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Trump với phía Ukraine. Ảnh: Reuters
Tổng thống Trump cũng lên tiếng công kích Chủ tịch Hạ viện Mỹ sau khi bà Pelosi trì hoãn vô thời hạn việc gửi các điều khoản luận tội mà Hạ viện đã thông qua vào tuần trước tới Thượng viện.
"Bà ấy ghét đảng Cộng hòa. Bà ấy ghét tất cả những người đã bỏ phiếu cho tôi và đảng Cộng hòa. Bà ta đang làm một việc gây tổn hại đến đất nước này sâu sắc", ông Trump nói.
Tổng thống Trump đang mong chờ phiên tòa ở Thượng viện, nơi ông gần như chắc chắn sẽ được xóa tội sau khi ông trở thành Tổng thống thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ bị Hạ viện luận tội.
"Chúng ta có đa số và giờ thì họ muốn ông McConnell sẽ làm những điều tuyệt vời cho họ", ông Trump chỉ trích đảng Dân chủ, đồng thời nhận định thêm ông sẽ để việc này cho Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell quyết định bất kỳ điều gì ông McConnell cho là tốt nhất.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng cho biết: "Ông ấy là một người thông minh, một người rất tốt và rất công bằng. Nhưng họ đang đối xử với chúng tôi rất không công bằng. Và giờ thì họ muốn sự công bằng ở Thượng viện".
Bà Pelosi cho biết bà đang chờ đợi việc chuyển các điều khoản luận tội đã được thông qua cho đến khi nhận được những thông tin rõ ràng từ ông McConnell về phiên tòa luận tội tại Thượng viện. Ông McConnell cho biết ông không loại trừ khả năng sẽ triệu tập các nhân chứng song cũng chỉ rõ rằng ông không vội trong việc tìm kiếm những nhân chứng mới.
Trong khi đó, Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer phản đối quyết định trên khi cho rằng bất kỳ phiên tòa nào không có nhân chứng đều là một "trò lừa đảo".
"Nếu không có bất kỳ tài liệu hay nhân chứng nào, việc đưa ra quyết định sẽ rất khó khăn", ông Schumer nhận định với AP ngày 23/12.
Ông Schumer đang yêu cầu các nhân chứng từ chối xuất hiện trong phiên tòa của ủy ban Hạ viện phải ra làm chứng tại phiên tòa Thượng viện, trong đó có quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney và cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
Ông McConnell đã từ chối đưa ra bất kỳ đảm bảo nào, đồng thời kêu gọi ông Trump nên cẩn trọng trong việc tìm thêm nhân chứng mới do lo ngại có thể kéo dài phiên tòa. Thay vào đó, ông McConnell dường như đang nỗ lực kêu gọi sự ủng hộ từ đảng Cộng hòa với kế hoạch của ông khi áp dụng khung làm việc từ phiên tòa luận tội Tổng thống Bill Clinton năm 1999.
"Chúng tôi không bác bỏ các nhân chứng. Hãy giải quyết vụ việc này giống như những gì chúng ta đã thực hiện với Tổng thống Clinton. Công bằng là công bằng", ông McConnell cho biết.
Dù vậy, trong một bức thư gửi tới đảng Cộng hòa ngày 23/12, ông Schumer đã đưa ra lý lẽ rằng tình thế trong phiên tòa luận tội Tổng thống Trump khác với những gì từng diễn ra với ông Clinton, người từng bị luận tội sau một cuộc điều tra kéo dài với các nhân chứng sẵn sàng ra làm chứng nhiều lần. Ông Schumer cũng yêu cầu Thượng viện, bên cạnh việc triệu tập các nhân chứng thì cũng cần thuyết phục chính quyền Tổng thống Trump giao nộp các tài liệu và email liên quan đến vụ việc này, trong đó có quyết định trì hoãn khoản hỗ trợ quân sự Ukraine.
Việc bà Pelosi trì hoãn nộp các điều khoản luận tội lên Thượng viện được cho là nhằm giúp ông Schumer có nhiều lợi thế hơn trong các cuộc trao đổi với ông McConnell. Tuy nhiên, Nhà Trắng khẳng định bà Pelosi sẽ không thể giữ các điều khoản này lâu hơn trong khi ông Trump gọi việc này là "không công bằng". Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng đảng Dân chủ đang vi phạm Hiến pháp và việc trì hoãn sẽ đe dọa kéo dài tiến trình luận tội cũng như sự không chắc chắn về thời gian bỏ phiếu để xóa tội cho ông tại Thượng viện.
"Bà Pelosi đã cho chúng ta phiên tòa không công bằng nhất trong lịch sử Quốc hội Mỹ và giờ thì bà ta đang mong chờ sự công bằng ở Thượng viện, cũng như phá vỡ mọi quy tắc khi làm như vậy", Tổng thống Trump viết trên Twitter ngày 23/12./.
Theo vov.vn
"Mọi việc cần phải minh bạch" Đó là lời nhấn mạnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hôm 8-11 (giờ địa phương) khi nói về cuộc điều tra luận tội do đảng Dân chủ phát động nhằm vào ông. Ông đồng thời chỉ trích các nghị sỹ Dân chủ tại Hạ viện về việc tiến hành điều tra ông bằng cách mở các phiên điều trần công...