Mỹ siết chặt các hạn chế sản xuất chip với SMIC
Chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc siết chặt hơn nữa các hạn chế đối với nhà máy sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất Trung Quốc, Semiconductor Manufacturing International Corporation (SMIC).
Theo Engadget, sau khi đưa ra các hạn chế dành cho SMIC trong việc nhập khẩu các thiết bị chế tạo để sản xuất chip 10nm vào năm 2020, Mỹ hiện cân nhắc nâng cấp lệnh cấm lên chip 14nm. SMIC là cơ sở sản xuất chip duy nhất được báo cáo ở Trung Quốc chịu trách nhiệm sản xuất chip 14nm kể từ cuối năm 2019. Nếu lệnh cấm mới được ban hành, điều này sẽ cản trở nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo ra nhiều chip hiện đại hơn sử dụng các công nghệ và thiết bị mới nhất.
SMIC lại gặp khó trước các hành động mới từ chính phủ Mỹ
Phát ngôn viên Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho biết: “Đối với các đơn xin giấy phép xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn nói riêng, DOC và các cơ quan khác cần xem xét nhiều yếu tố trong việc đưa ra quyết định cấp phép, bao gồm cả xuất khẩu quy trình công nghệ 14nm. Trong khi đó, xuất khẩu máy móc để sản xuất chất bán dẫn kém tiên tiến hơn vẫn hợp pháp mà không cần giấy phép xuất khẩu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự sẵn có dồi dào của những con chip như vậy, vốn đang bị thiếu hụt trên thị trường ô tô và điện tử tiêu dùng hằng ngày”.
Video đang HOT
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn liên hệ chặt chẽ với DOC và các đồng minh trong ngành để liên tục điều chỉnh chính sách liên quan đến việc Trung Quốc tiếp cận công nghệ tiên tiến. Động thái mới này sẽ cho phép chính phủ Mỹ thắt chặt kiểm soát xuất khẩu đối với các nhà máy tiên tiến nhất của SMIC, từ đó giúp bảo vệ lợi ích của Mỹ đối với khả năng cạnh tranh và an ninh quốc gia.
Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Liu Pengyu bày tỏ sự thất vọng trước động thái này và cho biết: “Bằng cách liên tục tìm cách chính trị hóa, vũ khí hóa và hệ tư tưởng hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, thực hiện phong tỏa công nghệ và tách biệt với các nước khác, Mỹ sẽ chỉ nhắc nhở các nước khác về nguy cơ phụ thuộc công nghệ Mỹ và thúc đẩy các nước này nhanh chóng độc lập, tự chủ về khoa học và công nghệ”.
Được biết, ngay sau khi SMIC bị đưa vào danh sách đen của DOC năm 2020 cũng như bị cấm tiếp cận thiết bị sản xuất của Mỹ và các công nghệ tiên tiến để sản xuất chip với quy trình 10nm, SMIC đã chuyển hướng tập trung vào việc phát triển các thiết kế đa chip tinh vi trên quy trình 14nm và dày hơn. Công ty sau đó cũng tiết lộ kế hoạch mở rộng với khoản đầu tư hàng tỉ USD để giải quyết các hạn chế xuất khẩu của Mỹ nhằm đạt được gấp 3 lần sản lượng chip cao cấp, tiên tiến trên các quy trình bản địa.
Cái tên Samsung có ý nghĩa gì
Samsung là một trong những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc. Do đó, tên thương hiệu của công ty cũng mang một ý nghĩa rất đặc biệt.
Samsung hiện tại khác nhiều so với lúc mới thành lập. Công ty được thành lập vào năm 1938 bởi cố chủ tịch Lee Byung-chul. Ban đầu, Samsung là một công ty thương mại nhỏ, chỉ sở hữu cửa hàng tạp hóa với khoảng 40 nhân viên.
Cái tên Samsung được nhà sáng lập Lee Byung-chul lựa chọn. Samsung là một từ tiếng Hàn Quốc được tạo thành từ 2 phần Sam và Sung.
Sam có nghĩa là "số 3" và Sung có nghĩa là "các ngôi sao". Khi kết hợp lại, Samsung được hiểu là 3 ngôi sao.
Khi mới thành lập, logo của Samsung là một biểu tượng 3 ngôi sao. Đến năm 1993, công ty mới đổi logo như hiện tại. Ảnh: Samsung.
Khi được viết bằng ký tự tiếng Hàn Quốc, cái tên Samsung mang ý nghĩa "lớn, nhiều và mạnh mẽ". Theo thông tin chính thức của Samsung, cố chủ tịch Lee Byung-chul luôn mong muốn tầm nhìn của công ty "hùng mạnh và trường tồn như những vì sao trên bầu trời".
Hình ảnh 3 ngôi sao đã xuất hiện trong các logo ban đầu của công ty. Tới năm 1993, Samsung mới thay đổi logo như hiện tại.
Đến những năm 1960, Samsung mới tham gia vào lĩnh vực công nghiệp điện tử. Trong khoảng thời gian này, công ty cũng thành lập một số bộ phận mới, nổi bật là Samsung Electronics.
Samsung trở thành nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới vào năm 1992. 10 năm sau, công ty là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất toàn cầu. Năm 2012, Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới, vượt qua Nokia.
Hiện tại, Samsung Electronics chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của Samsung. Tính đến năm 2019, Samsung là công ty công nghệ lớn thứ hai trên thế giới, tính theo doanh thu. Theo dữ liệu đến tháng 4/2022, điện thoại thông minh của Samsung chiếm 23% doanh số smartphone toàn cầu, đưa công ty lên vị trí dẫn đầu lĩnh vực.
Mỹ đầu tư mạnh vào ngành sản xuất chip Quốc hội Mỹ vừa thông qua một đạo luật trị giá hàng chục tỷ USD nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu và sản xuất phát triển chip tiên tiến. Samsung bắt đầu sản xuất hàng loạt chip 3 nm iPhone 15 sẽ không có chip 5G do Apple tự thiết kế?Chip cảnh báo nguy cơ đột quỵ, đau tim...