Mỹ sẽ xây đại sứ quán mới ở Hà Nội
Chiều 25-8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đã tham gia lễ ký thỏa thuận về địa điểm đại sứ quán mới giữa Mỹ và Việt Nam, diễn ra ở Hà Nội. Khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ nằm trên khu đất có tổng diện tích 3,2 hecta.
Bà Harris khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội Mỹ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập và thịnh vượng Truyền thông Mỹ: 1 triệu liều vắc xin Pfizer Mỹ tặng cho Việt Nam sẽ đến trong 24 giờ
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) tham gia lễ ký thỏa thuận về địa điểm xây dựng Đại sứ quán Mỹ mới ở Hà Nội ngày 25-8 – Ảnh: HÀ THẢO
Đây là một trong những sự kiện thuộc chương trình làm việc của Phó tổng thống Harris trong chuyến thăm ba ngày ở Việt Nam.
Phát biểu trước báo giới, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết sự kiện này sẽ giúp Mỹ và Việt Nam gắn kết hơn trong tương lai.
“Đại sứ quán Mỹ kỷ niệm 25 năm ngày bình thường hóa quan hệ năm 2020, và việc chính thức hóa hợp đồng cho thuê này sẽ cho phép chúng ta nhìn về phía trước, cho 25 năm và xa hơn nữa trong sự gắn kết của Mỹ tại Việt Nam”, quan chức trên nói.
Video đang HOT
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ dự kiến xây dựng tại Hà Nội có tổng ngân sách 1,2 tỉ USD, quy mô 39.000m 2 trên khu đất có tổng diện tích 3,2 hecta.
Khu phức hợp sẽ nằm giữa không gian thành phố và công viên Cầu Giấy, Hà Nội, với thiết kế tòa nhà được lấy cảm hứng từ vịnh Hạ Long. Theo Đại sứ quán Mỹ, kiến trúc này sẽ thể hiện “cách tiếp cận hướng về tương lai, năng động, thích ứng và minh bạch trong chính sách ngoại giao của Mỹ”.
Trong khi đó, thiết kế cảnh quan của khu phức hợp trên được lấy cảm hứng từ truyền thống nông nghiệp trồng trọt và sản xuất lúa gạo, như địa hình của đồng bằng sông Mekong và đồng bằng sông Hồng.
Đây sẽ là một không gian đô thị hiện đại thể hiện văn hóa và sức sống của thành phố. Trụ sở Đại sứ quán mới sẽ đảm bảo rằng cơ quan ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội có vị trí thuận lợi để hỗ trợ và trở thành “biểu tượng của sự hợp tác, tính hữu nghị và phát triển trong nhiều năm tới”.
Trong chiều 25-8, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng đã tham gia lễ ra mắt văn phòng CDC Đông Nam Á đặt tại Hà Nội. Bà Harris nhấn mạnh mục tiêu là hỗ trợ các nước trong khu vực ứng phó với các mối đe dọa sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai, cho rằng COVID-19 có thể không phải là đại dịch cuối cùng – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Theo Đại sứ quán Mỹ, sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1995, Chính phủ Việt Nam đã cam kết dành cho Mỹ một địa điểm xây dựng khu phức hợp Đại sứ quán tại Hà Nội.
Đến năm 2019, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận về địa điểm hiện tại cho trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ.
Hồi đầu năm nay, UBND TP Hà Nội đã chấp thuận cho phía Mỹ thuê địa điểm và ban hành quyết định cho thuê đất. Lễ ký hợp đồng thuê đất là kết quả của những cam kết trên.
Đại sứ quán Mỹ cho biết dự án đang trong quá trình thiết kế và lễ động thổ sẽ diễn ra vào thời gian phù hợp trong tương lai.
Các chuyên gia từ Vụ Điều hành các trụ sở ở nước ngoài (OBO) của Mỹ chịu trách nhiệm giám sát lựa chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng, di chuyển và quản lý cơ sở đối với Đại sứ quán.
Trong khi đó, Tập đoàn EYP Architecture & Engineering là đơn vị phụ trách kiến trúc.
Bà Harris sẽ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á tại Việt Nam
Phó tổng thống Harris sẽ khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á của Mỹ tại Hà Nội trong buổi lễ ngày 25/8.
Hoạt động khai trương Văn phòng Khu vực Đông Nam Á của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Phó tổng thống Kamala Harris, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm nay.
Văn phòng sẽ củng cố khả năng của CDC trong bảo vệ sức khỏe của công dân Mỹ và người dân khu vực, thông qua phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa y tế và xây dựng quan hệ then chốt để giải quyết những ưu tiên về sức khỏe.
Phó tổng thống Kamala Harris trong cuộc họp ở Singapore hôm nay. Ảnh: AFP .
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Xavier Becerra, Giám đốc CDC Mỹ Rochelle Walensky, cùng quan chức y tế nhiều nước trong khu vực cũng tham gia sự kiện.
Văn phòng CDC Đông Nam Á sẽ ưu tiên điều phối các hoạt động liên quan đến Covid-19 trong khu vực, cũng như các hoạt động khác như mở rộng đào tạo xét nghiệm y tế công cộng khu vực, xây dựng các chương trình đổi mới để cải thiện sức khỏe cho dân số lưu động và di cư, hướng tới xóa bỏ các bệnh như sởi, dại và sốt rét, đồng thời hỗ trợ các sáng kiến chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó có chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, theo thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Văn phòng này cũng phối hợp với các đối tác để củng cố hệ thống cảnh báo sớm nhằm phát hiện các bệnh lây từ động vật sang người và bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người, như các bệnh có triệu chứng giống cúm (ILI)/bệnh hô hấp cấp tính nặng (SARI), cúm gia cầm, cúm lợn, virus từ dơi, thông qua mạng lưới các địa điểm giám sát đa quốc gia. Văn phòng CDC Đông Nam Á cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với ASEAN để thực hiện những ưu tiên chung về y tế.
Phó tổng thống Harris thăm Việt Nam ngày 24-26/8, đánh dấu chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Phó tổng thống Mỹ đương nhiệm và nằm trong khuôn khổ chuyến công du đầu tiên tới Đông Nam Á, 7 tháng sau khi bà nhậm chức.
Trước khi tới Việt Nam, bà đã dừng chân ở Singapore, nơi bà khẳng định cam kết lâu dài của Mỹ với Đông Nam Á và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Trong hợp tác ứng phó Covid-19, tính đến cuối tháng 7, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam khoảng 5 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX. Việt Nam hiện thuộc top 10 quốc gia nhận nhiều vaccine nhất trong chương trình chia sẻ hàng trăm triệu liều do Mỹ tiến hành, nhằm mục tiêu gia tăng độ bao phủ tiêm chủng Covid-19 toàn cầu.
Chuyên gia dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà Harris Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales (Australia) đã dự đoán 4 chủ đề chính trong chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: USA Today). Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đặt chân tới Hà Nội vào tối ngày 24/8, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt...