Mỹ sẽ thách thức Trung Quốc “lâu dài” ở biển Đông
Một báo cáo mới công bố ở Trung Quốc khuyên Bắc Kinh phải làm nhiều hơn để kéo các nước láng giềng ra khỏi quỹ đạo của Mỹ.
Báo cáo này cũng dự báo Washington sẽ tiếp tục có những hành động thách thức Bắc Kinh ở biển Đông.
Theo tác giả báo cáo, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ tìm cách thể hiện sức mạnh và quyết tâm của Mỹ bởi mỗi khi Trung Quốc có hành động lấn tới về kinh tế, chính trị hoặc an ninh ở biển Đông, hành động này sẽ bị xem là thách thức đối với trật tự do Washington đứng đầu hiện nay.
Báo cáo ghi nhận Mỹ đang mở rộng hợp tác với các đồng minh tại khu vực, như Úc, Nhật Bản và dự báo về một “cuộc cạnh tranh lâu dài” giữa Washington và Bắc Kinh nhằm giành lấy sự ủng hộ của các nước Đông Nam Á. Trong cuộc đối đầu này, Mỹ đang tìm cách chiếm lợi thế bằng cách mô tả hành vi của Trung Quốc là “vô trách nhiệm”, làm tổn hại đến trật tự khu vực và luật pháp quốc tế.
Trong môi trường như thế, Bắc Kinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc kết bạn nhiều hơn với các nước Đông Nam Á – báo cáo kết luận.
Một tàu khu trục lớp Luyang của Trung Quốc và tàu khu trục USS Decatur của Mỹ có lúc chỉ cách nhau 41 mét ở biển Đông. Ảnh: Hải quân Mỹ
Tác giả báo cáo trên là ông He Xianqing, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu quốc gia về Biển Đông. Nó lần đầu tiên được xuất bản trong ấn phẩm hàng quý Các vấn đề ngoại giao Đông Nam Á của Trường ĐH Hạ Môn.
Nội dung báo cáo được dựa trên những phát biểu công khai của Tổng thống Donald Trump và những văn kiện của chính phủ Mỹ, như Chiến lược An ninh Quốc gia và Chiến lược Quốc phòng Quốc gia Mỹ.
“Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ trên biển Đông sẽ còn kéo dài. Hai quốc gia này cũng sẽ có sự cạnh tranh lâu dài để giành được sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á” – ông He Xianqing nhận định.
Nghiên cứu trên được đăng tải giữa lúc quan hệ Mỹ – Trung ngày một căng thẳng trên nhiều mặt trận, từ thương mại, an ninh mạng cho đến biển Đông, sở hữu trí tuệ…
Video đang HOT
Hồi tháng rồi, một tàu khu trục lớp Luyang của Trung Quốc đã áp sát tàu khu trục USS Decatur của Mỹ và 2 tàu có lúc chỉ cách nhau 41 mét ở biển Đông. Washington đã mô tả hành động này là “không an toàn và thiếu chuyên nghiệp”.
Tình hình biển Đông nhiều khả năng đứng đầu chương trình nghị sự của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng ở Singapore cuối tuần này với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.
Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ trên biển Đông được cho là sẽ còn kéo dài. Ảnh: Reuters
Ông Adam Ni, chuyên gia tại Trường ĐH Quốc gia Úc, cho rằng chính quyền ông Donald Trump đang cố gắng đẩy lùi sự hung hăng của Trung Quốc và chứng tỏ sức mạnh của Mỹ. “Quan hệ Mỹ – Trung đã chuyển sang thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong 12 tháng qua và sự cạnh tranh chiến lược giữa hai nước được dự báo sẽ tăng thêm trong những năm tới” – Adam Ni nhận định.
Trong khi đó, ông Benoit Hardy-Chartrand, chuyên gia về khoa học chính trị và các vấn đề quốc tế tại Trường ĐH Temple (Nhật Bản), cho rằng dù Mỹ đã đi đầu trong làn sóng phản đối Trung Quốc ở biển Đông, các nước bên ngoài khác như Nhật Bản đang tham gia nhiều hơn.
“Xu hướng này có thể không chậm lại nên sẽ có thêm căng thẳng với Trung Quốc thời gian tới” -ông cho biết.
P.Võ (Theo SCMP)
Theo nld.com.vn
Mở rộng ảnh hưởng quân sự, Tokyo đang muốn gửi tín hiệu này tới Bắc Kinh
Liên tiếp thực hiện các cuộc tâp trận, duyệt binh phô diễn khí tài, vũ khí cho thấy Nhật Bản đang muốn gửi thông điệp sắc lạnh tới người láng giềng Trung Quốc, theo CNN.
Khoảng 4.000 binh sỹ, hàng chục xe thiết giáp, các loại máy bay chiến đấu, bao gồm những tiêm kích tàng hình F-35 tối tân nhất hôm 14/10 kéo về căn cứ quân sự Asaka, phía bắc Tokyo tham gia lễ duyệt binh quy mô lớn. Theo các chuyên gia, đây là động thái mới nhất nhằm phô diễn năng lực của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).
Theo CNN, việc Tokyo tăng cường hiện diện quân sự ở nhiều khu vực kể từ đầu năm 2018 cho tới nay là một tín hiệu rõ ràng mà Nhật Bản đang muốn gửi tới Trung Quốc.
Tiêm kích F-35A lần đầu tiên tham gia vào lễ duyệt binh thường niên của JSDF. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản)
"Tham vọng chiếm thế thượng phong trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Trung Quốc sẽ mang lại những hậu quả to lớn cho Nhật Bản. Tokyo vì vậy muốn xây dựng một lực lượng chống lại các hành động hung hăng của Bắc Kinh cũng như giúp các quốc gia khác cân bằng quân đội và chính trị để chống lại quyền lực của Trung Quốc", ông Timothy Heath, chuyên gia nghiên cứu cao cấp về quốc phòng quốc tế của Rand Corporation nhận định.
Chỉ trong vòng 2 tháng qua, liên tiếp các tàu chiến của Nhật Bản tham gia vào các cuộc tập trận hoặc thực hiện các chuyến thăm cảng tại nhiều nước trong khu vực.
Đáng chú ý là tàu ngầm Kuroshio thuộc lực lượng phòng vệ Nhật Bản lần đầu tiên tham gia tập trận trên Biển Đông vào giữa tháng 9. Một số chiến hạm Nhật Bản khác mới đây cũng tham gia tập trận với khu trục hạm của Anh ở Ấn Độ Dương.
Hồi đầu tháng 10, Nhật Bản lần đầu điều các xe thiết giáp tới hoạt động ở phạm vi ngoài lãnh thổ kể từ Thế chiến II khi tham gia tập trận chung với quân đội Mỹ và Philippines.
Các xe thiết giáp Nhật Bản tham gia tập trận chung với Mỹ và Philippines, đánh dấu lần đầu tiên điều loại phương tiện này tới lãnh thổ nước ngoài kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. (Ảnh: CNN)
Corey Wallace, nhà phân tích an ninh tại Đại học Freie ở Berlin, Đức tin rằng JSDF đang không chỉ hướng tới Đông Bắc Á mà còn muốn mở rộng ảnh hưởng ra nhiều khu vực khác.
"Nhật Bản đang gửi tín hiệu tới Trung Quốc rằng Bắc Kinh sẽ không thể hất cẳng Nhật ra khỏi bất cứ khu vực nào dù Mỹ có liên quan hay không", ông Wallace nhận định.
Sách trắng Quốc phòng Nhật hồi tháng 8 đã nêu bật những lo ngại liên quan trực tiếp tới Trung Quốc trong môi trường an ninh đang thay đổi.
"Việc Trung Quốc đang hiện đại hóa nhanh chóng Quân đội Giải phóng Nhân dân, tăng cường năng lực quân đội và leo thang căng thẳng ở các khu vực gần Nhật Bản đang tạo ra mối quan ngại mạnh mẽ trong khu vực và cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nhật Bản", Sách trắng chỉ rõ.
Hôm 13/10, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, số lần máy bay của Lực lượng Phòng vệ trên không nước này xuất kích chặn máy bay Trung Quốc tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Peter Layton - một cựu sỹ quan quân đội và là nhà bình luận quân sự tin rằng Tokyo đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng quyền lực mềm toàn cầu khi điều quân tham gia tập trận chung cùng Anh, Australia, Ấn Độ.
Theo ông này, những mối quan hệ này không nhất thiết là phải mãi bền lâu hay đáng tin cậy mà mục đích của chúng là tạo ra những áp lực và lo lắng cần thiết với giới chức lãnh đạo Trung Quốc.
Một trong những mối lưu tâm mới nhất của Bắc Kinh có thể sẽ là cuộc tuần tra chung trên Biển Đông giữa Australia và Nhật Bản.
"Biển Đông rõ ràng là một khu vực tranh chấp. Chúng tôi sẽ xem xét những điều có thể làm cùng nhau", Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói trong cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Australia vào cuối tuần trước sau khi đề cập tới việc Tokyo và Canberra đang cân nhắc tham gia vào một cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.
Các nhà phân tích cho rằng các hoạt động tuần tra, tập trận chung ở các vùng biển quốc tế cho phép sẽ giúp Nhật Bản phô diễn các vũ khí tiên tiến mà Tokyo đang sở hữu.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Theo VTC
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo Trung Quốc trước chuyến công du châu Á Người đứng đầu Lầu Năm Góc đã bày tỏ quan ngại của Mỹ về các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như hành động mà Washington coi là "ngoại giao bẫy nợ" của Trung Quốc với các nước nhỏ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (Ảnh: Reuters) Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trên đường công...