Mỹ sẽ tăng hiện diện quân sự đối phó Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Mỹ đang xem xét các hoạt động triển khai quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đảm bảo chống lại mọi mối đe dọa từ Trung Quốc, theo các nhà phân tích.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville gần đây cho biết ông đang đặt “hỏa lực chính xác tầm xa” là ưu tiên hàng đầu và đang xem xét các lựa chọn để đặt các hệ thống vũ khí này ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, như một phần trong chiến lược răn đe của Mỹ.
Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận liên quan đến máy bay chiến đấu F-35B Lightning II trên tàu USS America.
Ông nói, những thay đổi “sẽ cho phép chúng tôi vượt qua” các đối thủ tiềm năng như Trung Quốc và Nga, đồng thời cho biết thêm động thái này cũng sẽ bao gồm “thành lập các lực lượng đặc nhiệm chung”.
Bình luận của ông McConville được đưa ra sau khi Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, tướng David Berger cho biết hồi tháng 3 rằng ông muốn giảm bớt vai trò của lính thủy đánh bộ trong chiến tranh mặt đất và giao phần lớn trách nhiệm đó cho quân đội chính quy.
Trong khi đó, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ thông tin họ sẽ di chuyển hầu hết các lữ đoàn để tăng cường sức mạnh chiến đấu cho bộ binh trong khu vực.
Video đang HOT
Song Zhongping, một chuyên gia quân sự tại Hong Kong, cho biết cuộc đại tu là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc.
Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ James McConville gần đây cho biết ông đang đặt “hỏa lực chính xác tầm xa” là ưu tiên hàng đầu.
Trong chuyến công du tới Tokyo vào tháng trước, ông Berger đã thảo luận với người đồng cấp Nhật Bản về khả năng triển khai các đơn vị thủy quân lục chiến cơ động của Mỹ ở Okinawa. Họ sẽ được trang bị tên lửa chống hạm và phòng không, đồng thời sẽ hợp tác chặt chẽ với các lực lượng Nhật Bản để ngăn chặn việc quân đội Trung Quốc dễ dàng tiếp cận Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của Stars and Stripes, quân đội Mỹ cũng đã tiến hành các cuộc tập trận liên quan đến việc triển khai khoảng một chục chiến đấu cơ F-35B Lightning II trên tàu tấn công đổ bộ USS America.
Chuyên gia hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cho biết cuộc tập trận là phản ứng đối với việc quân đội Trung Quốc mở rộng năng lực tác chiến không và hải quân. Ông nói: “Mỹ lo ngại các hạm đội của họ sẽ bị gạt khỏi Tây Thái Bình Dương.”
Theo ông Li, Trung Quốc có đủ hỏa lực để đối phó với các hạm đội Mỹ trong trường hợp xảy ra trận chiến ngoài khơi. “Hệ thống pháo phóng loạt Loại PCL191 của Trung Quốc, trong đó có phạm vi lên đến 400km, và các bệ phóng tên lửa khác là lựa chọn chi phí thấp hiệu quả nhất để đối phó với các cuộc xung đột. Quân đội Trung Quốc cũng đang phát triển một hệ thống radar sóng bề mặt tần số cao mới để phát hiện các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 và các loại vũ khí tác chiến điện tử tiên tiến khác”.
Chuyên gia Song Zhongping còn cho biết khó khăn lớn nhất Mỹ có thể phải đối mặt khi thực hiện chiến lược ngăn chặn của mình là duy trì hợp tác với các đồng minh. Và “biện pháp đối phó tốt nhất của Bắc Kinh là phá vỡ liên minh đó.”
Tướng Mỹ nêu lý do thiết giáp lội nước bị chìm
Đại tướng Berger nói cho biết xe thiết giáp gặp biển động, khiến nước tràn vào nhiều hơn mức có thể bơm ra, làm xe bị chìm hôm 30/7.
Ba thiết giáp đổ bộ của thủy quân lục chiến Mỹ rời bãi huấn luyện tại đảo San Clemente, ngoài khơi bang California vào chiều 30/7 sau khi kết thúc huấn luyện. Các binh sĩ và thủy thủ trên xe hoàn tất các bước chuẩn bị trước khi cho xe xuống biển, song nhóm thiết giáp đi vào vùng biển động khi trên đường trở về tàu vận tải USS Somerset.
Lượng nước tràn vào xe nhiều hơn mức có thể bơm ra khiến chiếc thiết giáp chìm xuống biển, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ, đại tướng David Berger nói ngày 3/8.
"Cuối cùng chiếc thiết giáp bị chìm. Hai xe còn lại kéo đến và vớt được một số binh sĩ thủy quân lục chiến. Họ cũng triển khai các xuồng cứu hộ để đưa các binh sĩ lên khỏi mặt nước", tướng Berger nói.
Trong quá trình được kéo ra ngoài, hạ sĩ Guillermo Perez bị chấn thương nặng ở đầu. "Họ đã cố gắng hết sức, song không thể cứu được binh sĩ này", tướng Berger nói.
Tổng cộng 8 binh sĩ, trong đó có Perez, đã được kéo ra ngoài trước khi chiếc thiết giáp chìm hoàn toàn xuống biển, với 8 binh sĩ vẫn mắc kẹt bên trong.
Thiết giáp AAV của thủy quân lục chiến Mỹ tham gia tập trận Baltops 2018 tại biển Baltic gần thủ đô Vilnius, Latvia, tháng 6/2018. Ảnh: AP.
Sau 40 giờ tìm kiếm, thủy quân lục chiến Mỹ tuyên bố kết thúc chiến dịch cứu nạn hôm 2/8, tuyên bố những người kẹt trong xe đã chết. Đến ngày 5/8, Bộ chỉ huy Cứu nạn Dưới nước của hải quân Mỹ thông báo đã tìm thấy chiếc thiết giáp bị chìm ở độ sâu khoảng 117 m, cách bờ biển gần 1,5 km, bên trong có thi thể binh sĩ. Toàn bộ binh sĩ thiệt mạng đều dưới 24 tuổi.
Tướng Berger cho biết vụ tai nạn đang được điều tra song chưa rõ điều gì gây ra sự cố tràn nước vào bên trong thiết giáp. Các điều tra viên sẽ phải dựa vào lời kể của những người sống sót cũng như việc kiểm tra chiếc xe bị chìm để kết luận nguyên nhân tai nạn.
Berger đã ra lệnh đình chỉ hoạt động dưới nước của các phương tiện đổ bộ tấn công (AAV), loại thiết giáp bị chìm trong sự cố tuần trước, cho tới khi thủy quân lục chiến hoàn tất xác định nguyên nhân vụ tai nạn. Thủy quân lục chiến Mỹ biên chế AAV từ những năm 1970 và từng có tai nạn chết người liên quan đến thiết giáp này.
AAV là phương tiện chuyên chở chủ lực của các tiểu đoàn tấn công đổ bộ thủy quân lục chiến Mỹ, có nhiệm vụ đưa binh sĩ và trang bị chiến đấu từ tàu đổ bộ vào bờ biển, cũng như tham gia các chiến dịch bộ binh cơ giới trên đất liền.
Xe có thể chở tối đa 24 người, gồm 3 thành viên tổ lái và 21 binh sĩ được trang bị đầy đủ. Mỗi chiếc có khối lượng tối đa 29 tấn, dài 7,9 m và rộng 3,2 m. Xe được trang bị vỏ giáp dày 45 mm, tháp pháo trang bị súng phóng lựu tự động Mark 19 cỡ nòng 40 mm và súng máy M2HB cỡ nòng 12,7 mm.
Trực thăng Mỹ dọa người biểu tình do 'nhầm lẫn' Vệ binh Quốc gia Mỹ nói những mệnh lệnh thiếu rõ ràng đã khiến trực thăng UH-72 Lakota treo trên đầu người biểu tình ở thủ đô Washington đêm 1/6. Vệ binh Quốc gia Mỹ vừa hoàn tất cuộc điều tra về vụ trực thăng quân sự Urocopter UH-72 Lakota bay tầm thấp đe dọa người biểu tình hồi đầu tháng. Báo cáo...