Mỹ sẽ ra mắt dịch vụ taxi bay đầu tiên tại Chicago vào năm 2025
Trong tương lai gần, Chicago sẽ trở thành thành phố đầu tiên có đường bay thương mại dành cho taxi điện.
Sân bay Quốc tế O’Hare ở thành phố Chicago, Mỹ. Ảnh: Sputnik
Theo đài Sputnik, với sự hợp tác của Archer Aviation, hãng hàng không United Airlines của Mỹ đang lên kế hoạch ra mắt dịch vụ taxi bay điện đầu tiên vào năm 2025. Các chuyến bay sẽ khởi hành từ Sân bay Quốc tế O’Hare đến Vertiport Chicago, cơ sở cất cánh và hạ cánh máy bay thẳng đứng lớn nhất Bắc Mỹ.
Bà Lori Lightfoot, Thị trưởng thành phố Chicago, chia sẻ: “Công nghệ mới thú vị này sẽ tiếp tục khử carbon cho các phương tiện giao thông, giúp chúng ta tiến thêm một bước mới trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.Tôi rất vui khi người dân Chicago sẽ là một trong những nơi đầu tiên trên toàn quốc trải nghiệm hình thức di chuyển tiện lợi, sáng tạo này”.
Theo đó, taxi bay điện của Archer Midnight có thể chở 4 hành khách, hành lý và một phi công với quãng đường tối đa 160 km. Taxi bay cũng được tối ưu hoá cho các chuyến bay 32 km, với một lần sạc 12 phút ở giữa mỗi chặng bay.
Taxi bay được trang bị 6 pin, có thể chạy với vận tốc 240km/h và sẽ hoạt động với mức giá cạnh tranh với các dịch vụ di chuyển mặt đất.
Để xây dựng cơ sở hạ tầng sạc cần thiết cho taxi bay trong và xung quanh Chicago, United Airlines và Archer sẽ hợp tác với nhà cung cấp điện ComEd có trụ sở tại bang Illinois.
Hồi năm 2020, United Airlines đã công bố kế hoạch trở thành hãng hàng không xanh 100% vào năm 2050, bằng cách giảm hoàn toàn lượng khí thải nhà kính và không phụ thuộc vào mô hình bù đắp carbon truyền thống.
Không tặc vụ khủng bố 11.9 từng nhắm tới chiếc máy bay thứ 5?
Cơ trưởng chuyến bay 23 của United Airlines dự kiến cất cánh vào sáng 11.9.2001 tin rằng chiếc máy bay của ông có thể là một phần của cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng khi đó.
"Có khả năng cao là ai đó đang âm mưu sử dụng máy bay của chúng tôi làm vũ khí hủy diệt hàng loạt", phi công Tom Mannello nói trong phim tài liệu của trang TMZ có tựa đề: "TMZ Investigates: 9/11: The Fifth Plane" (tạm dịch: TMZ điều tra: Vụ 11.9: Máy bay thứ 5", được chiếu vào 21 giờ ngày 20.3 (giờ Mỹ), theo báo New York Post.
TMZ cho hay họ đã dành 6 tháng để điều tra "các hoạt động đáng ngờ và đáng báo động" trên chiếc Boeing 767 thực hiện chuyến bay 23 của United Airlines, dự kiến rời sân bay JFK ở thành phố New York để đến Los Angeles vào lúc 9 giờ sáng 11.9.2001.
Ông Mannello cho hay hai con dao đa dụng đã được tìm thấy trong túi ghế khoang hạng nhất của chiếc máy bay đậu bên cạnh chiếc Boeing 767 và ông tin rằng hai con dao đó được dành cho máy bay của ông nhưng lại được đặt nhầm trên máy bay khác.
Chuyến bay 23 của United Airlines có thể là chiếc máy bay thứ năm bị sử dụng trong cuộc tấn công khủng bố ngày 11.9.2001, theo phim tài liệu của TMZ
Chụp màn hình New York Post
Trong chương trình đặc biệt kéo dài một giờ, các tiếp viên trên chiếc máy bay Boeing 767 ngày hôm đó chia sẻ những nghi ngờ của họ về 4 hành khách ở khoang hạng nhất, gồm hai người đàn ông, một đứa trẻ, một người đội khăn trùm đầu mà phi hành đoàn tin rằng đó là một người đàn ông giả làm phụ nữ, và một người đàn ông toát mồ hôi ở khoang hạng thương gia.
"Thật kỳ lạ vì lúc đó là 8 giờ sáng và dù sao thì máy bay cũng lạnh, nhưng đó là một buổi sáng mát mẻ", tiếp viên hàng không Sandy Thorngren của chuyến bay 23 nói về người đàn ông được cho là đổ mồ hôi.
Phi hành đoàn báo cáo rằng họ đã phải lấy đĩa trái cây cho 4 hành khách nói trên vì họ nói không ăn thịt, gây ra một cuộc tranh cãi giữa hành khách và tiếp viên khoang hạng nhất, một phụ nữ được xác định trong bộ phim tài liệu là "Deborah".
"Tôi có thể nghe thấy họ nói "Chúng tôi không muốn ăn, chúng tôi không cần thức ăn. Chúng tôi muốn cất cánh. Chúng tôi không cần thức ăn. Chúng tôi chỉ muốn đi thôi", bà Thorngren nói về 4 hành khách ở khoang hạng nhất.
Tiếp viên hàng không Sandy Thorngren trên chuyến bay 23 của United Airlines
Chụp màn hình New York Post
Ông Mannello cho hay ông lái máy bay về phía đường băng mà không biết chuyện gì đang diễn ra ở quận Manhattan vào thời điểm đó. Tuy nhiên, ông đã không được phép cho máy bay cất cánh vì đơn vị kiểm soát không lưu đã ra lệnh cho tất cả các chuyến bay quay trở lại cổng để sơ tán hàng loạt.
Vụ tấn công khủng bố ngày 11.9.2001 đã cướp đi sinh mạng của 2.996 người, trong đó có 19 tên không tặc trên 4 chuyến bay.
Chuyến bay 11 của American Airlines từ Boston đến Los Angeles đâm vào Tháp Bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 8 giờ 46 phút sáng 11.9.2001 và chuyến bay 175 của United Airlines, cũng từ Boston đến Los Angeles, đâm vào Tháp Nam của Trung tâm Thương mại Thế giới chưa đầy 20 phút sau đó.
Chuyến bay 77 của American Airlines, từ Washington D.C, đâm vào Lầu Năm Góc lúc 9 giờ 37 phút, trong khi chuyến bay 93 của United Airlines, từ Newark đến San Francisco, rơi xuống cánh đồng ở Pennsylvania, có khả năng đang trên đường đến Điện Capitol hoặc Nhà Trắng.
Các vụ khủng bố diễn ra vào ngày 11.9.2001 đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người và làm thay đổi cuộc chiến chống khủng bố của phương Tây. Ảnh Reuters
Phi hành đoàn của chuyến bay 23 tin rằng họ có thể đã phải chịu số phận tương tự. "Tôi chắc chắn rằng chuyến bay 23 từ JFK đến LAX 9 (sân bay quốc tế Los Angeles) là chuyến bay thứ năm. Và đó là điều khiến tôi sợ hãi, ám ảnh cho đến tận bây giờ", bà Thorngren nói trong phim tài liệu.
Cũng theo TMZ, 20 phút sau khi hành khách và các thành viên phi hành đoàn rời chuyến bay 23 và máy bay đã bị đóng cửa, những người ở dưới đất đã nhìn thấy hai người mặc đồng phục chạy trong khoang hành khách. Khi đến điều tra, giới chức phát hiện một cửa sập trên sàn đã mở. Cửa này dẫn từ cabin xuống thân máy bay.
Ông Mannello tin rằng hai người nói trên có thể đang tìm kiếm con dao đa dụng mà đã được tìm thấy trên chiếc máy bay bên cạnh.
Nữ phi công không quân Mỹ hồi tưởng "phi vụ tự sát" ngăn chặn máy bay bị không tặc ngày 11.9
FBI đã phỏng vấn các tiếp viên hàng không vào cuối ngày hôm đó và yêu cầu họ xem liệu có thể xác định được 4 hành khách khoang hạng nhất có hành vi khiến họ nghi ngờ hay không, theo TMZ. Không có vụ bắt giữ nào được báo cáo. FBI đã từ chối bình luận về vụ việc với New York Post.
Sau khi phỏng vấn 1.200 người và xem xét 2,5 triệu trang tài liệu, Ủy ban 11.9 đã công bố một báo cáo dài gần 600 trang về vụ tấn công 11.9.2001 vào năm 2004. Chuyến bay 23 không có trong tài liệu đó, theo New York Post.
Mỹ: COVID-19 làm tăng thêm nguy cơ bạo lực súng đạn đối với trẻ em Kết quả cho thấy tình trạng bạo lực súng đạn đã trở nên trầm trọng hơn kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Đáng chú ý, số trường hợp gây thương vong cho trẻ em đặc biệt tăng cao. Súng được bày bán tại cửa hàng ở Las Vegas, Nevada, Mỹ, ngày 4/10/2017. (Ảnh: AFP/TTXVN) Bạo lực súng đạn trong nhiều năm...