125 tỷ phú tạo ra lượng khí thải carbon bằng cả nước Pháp
Một nghiên cứu kết luận rằng 125 người giàu có nhất trên thế giới chính là nhân tố gây ra 393 triệu tấn khí carbon mỗi năm.
Tổ chức từ thiện chống đói nghèo Oxfam vừa tiết lộ rằng những người giàu nhất thế giới đang gây ra lượng khí thải carbon khổng lồ và không bền vững. Và không giống như những người bình thường, 50 – 70% nguồn ô nhiễm của họ là do các khoản đầu tư của chính họ.
Theo báo cáo được công bố hôm 7/11, trung bình mỗi người trong số 125 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra 3 triệu tấn khí carbon hàng năm, nhiều gấp trên một triệu lần mức trung bình đối với một người thuộc nhóm 90% ít giàu có hơn còn lại.
Các tỷ phú này có tổng cổ phần trị giá 2,4 nghìn tỷ USD trong 183 công ty.
Video đang HOT
Nghiên cứu trên lưu ý rằng con số ô nhiễm thực tế có thể còn cao hơn vì dữ liệu hiện có về lượng khí thải carbon của doanh nghiệp đã được chứng minh là thấp hơn tác động thực sự. Những tỷ phú và doanh nghiệp không công khai lượng khí thải của họ có khả năng là những người có “dấu chân carbon” cao.
Dấu chân carbon được định nghĩa là lượng khí nhà kính thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con ngườ, tổ chức, sự kiện, hoặc quá trình sản xuất, sử dụng và cuối vòng đời của một sản phẩm hoặc dịch vụ.
Bà Nafkote Dabi, Trưởng nhóm Biến đổi Khí hậu tại Oxfam cho biết: “Những tỷ phú này có lượng phát thải đầu tư bằng với dấu chân carbon của toàn bộ các quốc gia như Pháp, Ai Cập hoặc Argentina”.
Theo bà Dabi, lượng khí thải từ lối sống xa hoa của các tỷ phú, tính cả máy bay phản lực và du thuyền riêng của họ, nhiều gấp hàng nghìn lần so với người bình thường. Tuy nhiên, lượng khí thải carbon từ các khoản đầu tư của họ còn cao gấp một triệu lần.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 125 tỷ phú này trung bình đầu tư 14% vào các ngành gây ô nhiễm như năng lượng và vật liệu như xi măng. Con số này cao gấp đôi mức trung bình đối với các khoản đầu tư vào 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ (S&P 500). Oxfam cho biết chỉ có một tỷ phú trong số trên đã đầu tư vào một công ty năng lượng tái tạo.
Bà Nafkote Dabi tin rằng cần đánh thuế giới siêu giàu cần bị đánh thuế và kiểm soát các khoản đầu tư gây ô nhiễm.
LHQ: Nỗ lực khí hậu toàn cầu có tiến bộ nhưng chưa đủ để đạt mục tiêu đề ra
Ngày 26/10, Liên hợp quốc công bố báo cáo mới nhất cho thấy nếu các quốc gia trên thế giới hoàn thành cam kết khí hậu hiện nay, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vẫn tăng 10,6% vào năm 2030 so với các mức của năm 2010.
Dù vậy, việc kiềm chế được mức tăng khí thải ở 10,6% vào năm 2030 được coi là một tiến bộ nhỏ vì đã giảm so với mức 13,7% trong ước tính trước đây của LHQ.
Khói bốc lên từ khu đốt chất thải tại một khu công nghiệp ở Leverkusen, Đức ngày 27/7/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo được công bố trong bối cảnh Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết để hạn chế mức nhiệt tăng toàn cầu ở 1,5 độ C so với thời kỳ trước cách mạng công nghiệp thì lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phải giảm 43% vào năm 2030. Các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đến tham dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập từ ngày 6 - 18/11. Các chuyên gia kêu gọi tăng cường hành động ngay lập tức.
Trong tuyên bố mới, ông Simon Stiell, thư ký điều hành của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong hội nghị COP26 tại Glasgow năm 2021, tất cả các quốc gia đã nhất trí đánh giá lại và tăng cường các kế hoạch khí hậu. Tuy nhiên, ông Stiell cho biết đến nay mới chỉ có 24 trong tổng số 193 quốc gia tham gia COP đệ trình kế hoạch khí hậu mới hoặc cập nhật và gọi đây là một thực trạng đáng thất vọng.
Ông Stiell nhấn mạnh để mục tiêu nêu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu còn khả thi, các chính phủ cần tăng cường các kế hoạch hành động ngay từ bây giờ và triển khi mạnh mẽ trong 8 năm tiếp theo. Quyết định và hành động của các chính phủ phải phản ánh đúng cấp độ khẩn, tính nghiêm trọng của những mối đe dọa mà thế giới đang phải đương đầu và tính cấp bách về thời gian còn lại để có thể hành động kịp thời nhằm tránh những hậu quả tàn khốc do biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng.
Theo báo cáo, do thiếu những cam kết thích hợp trên toàn cầu nên thế giới đang trong lộ trình ấm lên 2,5 độ C vào năm 2100. Các cam kết khí hậu quốc tế vẫn còn quá yếu kém để có thể giúp thế giới đạt mục tiêu kiềm chế nhiệt tăng ở 1,5 độ. Giới chuyên gia nhận định thực trạng thế giới vẫn phải chật vật ứng phó với các đợt sóng nhiệt, bão và lũ lụt nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khi mức nhiệt tăng mới ở 1,2 độ C đã cho thấy chưa đủ hành động khẩn cấp để hạn chế khí thải gây hiệu ứng nhà kính.Trong báo cáo mang tính bước ngoặt nêu trên, IPCC cảnh báo thế giới gần như đã hết thời gian để có thể hành động đảm bảo một tương lai có thể sinh sống cho tất cả.
COP27 diễn ra trong bối cảnh thế giới cùng lúc chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng từ đói nghèo, giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng vọt, và tình hình trầm trọng hơn do ảnh hưởng của các hình thái thời tiết cực đoan. Giới khoa học cảnh báo mức nhiệt tăng toàn cầu trên 1,5 độ C sẽ khiến các hệ sinh thái sụp đổ, hệ thống khí hậu sẽ biến đổi theo cách không thể sửa chữa được. Chỉ riêng trong năm 2021, thế giới đã liên tục hứng chịu những trận lũ lụt lịch sử, sóng nhiệt thiêu đốt mùa màng và các vụ cháy rừng bùng lên ở cả 4 lục địa. Báo cáo của IPCC đã được các chính phủ chấp nhận và sẽ được đưa ra thảo luận tại Ai Cập.
Lượng khí thải của châu Âu tăng trở lại sau dịch COVID-19 Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) ngày 25/10 cảnh báo lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của châu Âu năm 2021 đã tăng trở lại vì sự phục hồi sau đại dịch COVID-19, đồng thời kêu gọi châu lục cần nỗ lực nhiều hơn nữa nếu muốn đạt các mục tiêu khí hậu của mình. Khói bốc lên từ một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025