Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu bị Nga bắn hạ vệ tinh?
Viên tướng hàng đầu Quân chủng Không gian Mỹ cho biết Washington sẽ đối phó trong trường hợp giả định về việc Nga bắn rơi các vệ tinh thương mại.
Tướng Mỹ nói Washington luôn theo triết lý bảo vệ mọi thứ cần thiết để thành công. Ảnh SPACE.COM
Trong một cuộc họp báo mới đây tại Hawaii, tướng Mỹ Chance Saltzman nói rằng năng lực không gian của nước này đang bị đe dọa bởi các bên như Trung Quốc và Nga, đồng thời cho biết sẽ ứng phó nếu bị Moscow tấn công vệ tinh trong hệ thống internet băng thông rộng Starlink của hãng SpaceX.
Theo trang Ars Technica, phát biểu được đưa ra bởi ông Saltzman, tham mưu trưởng chiến dịch không gian thuộc Quân chủng Không gian Mỹ, khi trả lời câu hỏi của báo giới liên quan những lời đe dọa của Nga hồi tháng 10.2022 về việc có thể bắn rơi nếu các vệ tinh thương mại của Mỹ hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Ông Saltzman, tham mưu trưởng chiến dịch không gian thuộc Quân chủng Không gian Mỹ. Ảnh AFP
Ông Saltzman nói rằng Mỹ sẽ có hành động bảo vệ nếu các vệ tinh thương mại của nước này bị tấn công vì trong một cuộc chiến hiện đại, “sẽ có các thực thể, tổ chức, năng lực thương mại và tài sản bị cuốn vào các cuộc xung đột”.
“Không gian không khác gì đường biển. Hiện tại nó không khác gì lưu thông hàng không dân dụng ở châu Âu. Mỹ có lịch sử lâu dài về việc bảo vệ những thứ cần thiết để thành công. Vì vậy, triết lý đó cũng mở rộng ra không gian”, theo tướng Saltzman.
Theo Newsweek, Bộ Ngoại giao Nga chưa phản hồi về đề nghị đưa ra bình luận liên quan phát biểu trên.
Sợ bị tỉ phú Musk can thiệp, Ukraine tìm cách giảm phụ thuộc vệ tinh Starlink
Nhưng trong những ngày đầu sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, hãng SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã triển khai các vệ tinh Starlink giúp cung cấp dịch vụ internet cho Kyiv.
Ông Musk từng nói rằng hệ thống internet vệ tinh Starlink của SpaceX mang lại cho Ukraine “lợi thế chiến trường lớn”. Quân đội Ukraine sử dụng Starlink để liên lạc trên chiến trường trong cuộc chiến với Nga.
Tuy nhiên, hồi tháng 2, chủ tịch SpaceX Gwynne Shotwell cho biết công ty đang ngăn Kyiv sử dụng hệ thống Starlink để điều khiển máy bay không người lái (UAV), đồng thời cho biết công ty “không bao giờ có ý định được vũ khí hóa” dịch vụ này.
Ông Musk cũng đã từ chối cho phép Ukraine sử dụng dịch vụ internet Starlink để tiến hành một cuộc tấn công vào Crimea, vùng do Nga sáp nhập từ Ukraine vào năm 2014, nhằm tránh tham gia “một hành động chiến tranh lớn”.
Mỹ muốn lập đường dây nóng vũ trụ với Trung Quốc
Lực lượng Không gian Mỹ đang cân nhắc việc thiết lập một đường dây nóng với Trung Quốc nhằm ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trong không gian.
Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ Chance Saltzman. Ảnh: Reuters
Tướng Chance Saltzman, Tư lệnh Lực lượng Không gian Mỹ, vừa tiết lộ về sáng kiến trên với các phóng viên. "Từ phía Mỹ, chúng tôi muốn mở ra một đường dây liên lạc để đảm bảo rằng nếu xảy ra khủng hoảng, chúng tôi sẽ biết liên hệ với ai", ông Slatzman nói.
Quan chức quân sự cấp cao này nói thêm rằng tính đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn chưa hợp tác với Bắc Kinh để thiết lập đường dây nóng như vậy. Theo hãng tin Reuters, các cuộc thảo luận như vậy sẽ do Tổng thống Joe Biden và Bộ Ngoại giao Mỹ chủ trì.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã trở nên căng thẳng sau hàng loạt cuộc khủng hoảng gần đây. Động thái thiết lập đường dây nóng nhằm ứng phó với khủng hoảng không gian là tín hiệu cho thấy hai nước có thể cởi mở hơn trong hợp tác trong tương lai.
Tướng Chance Saltzman cũng lưu ý rằng Lực lượng Không gian Mỹ có kế hoạch lập một trụ sở hoạt động tại Nhật Bản. Đơn vị Tác chiến Vũ trụ Đồn trú tại Nhật Bản sẽ trực thuộc Lực lượng Tác chiến Vũ trụ Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Hawaii, địa điểm đóng quân đang được xem xét là căn cứ Yokota tại thủ đô Tokyo.
Theo ông Alexander Yermakov, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Khoa học Nga, Washington đang tìm cách mời gọi Trung Quốc vào hệ thống "kiểm soát leo thang". Tuy nhiên, ông tin rằng Bắc Kinh sẽ từ chối thiết lập các kênh liên lạc như vậy với Washington vì họ không nhận thấy bất kỳ lợi ích chiến lược nào.
Sau vai trò ở Ukraine, vệ tinh Starlink muốn vươn đến Nhật Bản và Ấn Độ Tỉ phú Elon Musk đang muốn đưa dịch vụ internet vệ tinh Starlink đến Nhật Bản và Ấn Độ, trong khi tiếp tục củng cố hệ thống này trên quỹ đạo. Tên lửa Falcon 9 của SpaceX trong một cuộc phóng tại Trung tâm Không gian Kennedy (bang Florida, Mỹ) mang theo các vệ tinh internet Starlink lên quỹ đạo. Ảnh REUTERS Hãng...