Mỹ sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Trung Quốc
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, ngày 30.6 cho biết Mỹ sẽ phản ứng lại những chiến thuật hung hăng của Trung Quốc.
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Trả lời phỏng vấn đài NHK khi tham dự diễn đàn Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 30.6, ông Dempsey cho biết khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên bất ổn bởi vì những hành động khiêu khích và đe dọa của Trung Quốc, theo tờ Wall Street Journal (Mỹ).
Ông Dempsey cho biết Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để đe dọa và gây sức ảnh hưởng trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, thay vì dùng biện pháp ngoại giao.
Tướng Dempsey khẳng định Mỹ không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ, nhưng Washington sẽ phản ứng lại những chiến thuật ngày càng hung hăng của Trung Quốc.
Ngày càng nhiều quốc gia châu Á lên án hành động hung hăng của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này ở biển Đông và biển Hoa Đông, theo The Wall Street Journal.
Video đang HOT
Những hành động này bao gồm việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển của Việt Nam và tàu Trung Quốc còn hung hăng đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam tại khu vực giàn khoan.
Nhưng Bắc Kinh lại ngang ngược nói động thái này là một trong những hoạt động bình thường trong vùng lãnh thổ của Trung Quốc.
Trang tin chuyên về Trung Quốc China Topix của Mỹ dẫn lời các nguồn tin chính phủ Philippines cho hay Mỹ đang trong tiến trình xây dựng một khối đồng minh an ninh mới ở châu Á-Thái Bình Dương để đáp trả lại những hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông.
Khối đồng minh an ninh mới sẽ bao gồm Philippines, Việt Nam, Úc và Nhật Bản. Washington còn muốn Singapore và Thái Lan gia nhập khối đồng minh mới này.
Theo TNO
ASEAN sẽ đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông như thế nào?
Hôm 28/5, Tạp chí "Eurasia Review" (Nghiên cứu Á - Âu) vừa có bài phân tích về những biện pháp Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) có thể tiến hành để đối phó với sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo tạp chí Nghiên cứu Á - Âu, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là biểu hiện rõ ràng rằng Trung Quốc đang có một chính sách hiếu chiến và sẵn sàng lựa chọn phương án không hòa bình để giải quyết các vẫn đề trên Biển Đông.
Theo tạp chí này, chính sách hiếu chiến của ông Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không hề có sự mâu thuẫn hay sai lệch với chính sách đối ngoại trước đây của Trung Quốc. Đó là nỗ lực kiên quyết lật Mỹ nhằm giành lấy vị trí trung tâm trong trật tự tại châu Á, qua đó thực hiện &'giấc mơ Trung Hoa' của ông Tập Cận Bình.
ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình hình căng thẳng ở Biển Đông.
Hành động hiếu chiến và hung hăng hiện nay của Trung Quốc được cho là một phản ứng với chiến lược xoay trục sang châu Á của Mỹ và những cam kết gần đây của Mỹ về việc sẽ hỗ trợ Nhật Bản và các nước đồng minh khác trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Dĩ nhiên, vai trò của ASEAN trong những căng thẳng ở Biển Đông là vô cùng quan trọng.
Về phần mình, Trung Quốc đã khẳng định sẽ không bao giờ từ bỏ những tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông.
Còn ASEAN, liệu Hiệp hội này có sẵn sàng tiến hành một &'cuộc chiến'? Kinh tế của Lào và Campuchia hiện đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Cũng theo Tạp chí Nghiên cứu Á-Âu, ASEAN cần phải đoàn kết. Nếu Lào và Campuchia vì một lý do nào đó không thể cùng hành động, thì các nước khác có cùng quan điểm, cùng mối đe dọa chung là Trung Quốc, phải hợp tác cùng nhau và thành lập một diễn đàn mới.
Ngoài ra, tạp chí này còn cho rằng, quan trọng hơn, cần thiết lập lại các cơ chế của ASEAN. ASEAN hiện không phải là một tổ chức an ninh, quân sự như Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nó hoạt động trên một cơ sở không chính thức, chú trọng các mối quan hệ cùng có lợi, thông qua đối thoại và tham vấn. Mặc dù cách thức làm việc của ASEAN tạo điều kiện tốt cho mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên, nhưng lại thiếu sự thống nhất vì không có cơ chế thực thi. Chính vì vậy mà hồi năm 2012, Campuchia đã có thể ngăn cản Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia đưa ra Thông cáo chung về tình hình ở Biển Đông.
Ngoài ra ASEAN, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) cần tìm ra cách thức hợp tác và giải quyết tranh chấp có hiệu quả. Các biện pháp xây dựng lòng tin đơn thuần là không đủ. Quan trọng hơn, cấu trúc an ninh khu vực nên chú trọng đa phương giải quyết các vấn đề với Trung Quốc. Trong thực tế, chưa có biện pháp đối với những tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu là do Trung Quốc chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước. Theo tạp chí Nghiên cứu Á - Âu, nguyên nhân là vì, nếu giải quyết song phương, Trung Quốc có thể lấn lướt và có thể chia rẽ ASEAN.
Cũng theo tạp chí Nghiên cứu Á - Âu, tình hình căng thẳng hiện nay chủ yếu là do mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Mỹ, chứ không phải là ASEAN. Không có gì ngạc nhiên, khi Mỹ xoay trục sang châu Á thì Trung Quốc trở lên hiếu chiến hơn và hung hăng hơn với Việt Nam và Philippines ở Biển Đông.
Trong kịch bản này, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thể hiện rõ đặc trưng hiếu chiến và hung hăng, còn ASEAN có hai lựa chọn chính: đoàn kết ASEAN để chiến đấu với sự hung hăng của Trung Quốc, và tăng cường các quá trình đa phương để ngăn ngừa và giải quyết xung đột. Chỉ có điều, liệu ASEAN đã sẵn sàng hay chưa mà thôi?
Nội dung được thực hiện qua tham khảo từ nguồn tin Eurasia Review. Đây là một Tạp chí và Viện Nghiên cứu độc lập, chuyên cung cấp các bài phân tích của các chuyên gia về các vấn đề chính trị, kinh tế ở khu vực châu Á và châu Âu.
Theo Infonet
Mỹ dạy phiến quân Syria cách kết liễu thương binh? Phiến quân Syria được cho là đã được Mỹ huấn luyện tại một căn cứ ở Qatar. Ngày 27/5, một bộ phim tài liệu của hãng Frontline tiết lộ rằng quân đội Mỹ đang huấn luyện cho các chiến binh nổi dậy Syria tại một căn cứ bí mật ở Qatar về cách phục kích binh sĩ quân đội chính phủ cũng như...