Mỹ sẽ mất lợi thế cạnh tranh nếu các dự luật đầu tư lớn không được thông qua
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 5/10 cảnh báo nếu gói đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng và xã hội không được thông qua, vị thế của nước Mỹ có thể sa sút, trong khi các nghị sỹ đảng Dân chủ đang tranh cãi về quy mô của gói đầu tư này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC ngày 4/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nghị sỹ đảng Dân chủ ôn hòa và cấp tiến trong tuần trước đã đẩy lùi nỗ lực của ông Biden, khi thất bại trong việc thúc đẩy dự luật đầu tư 1.000 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và dự luật chi tiêu xã hội 3.500 tỷ USD, với quy mô của dự luật này có thể phải cắt giảm.
Ông Biden nói hai dự luật này không phân biệt cánh tả hay cánh hữu, ôn hòa hay cấp tiến mà là những dự luật làm cho nước Mỹ trở nên cạnh tranh hơn và giành lại vị thế đầu tàu thế giới. Theo ông, việc phản đối các khoản đầu tư đó sẽ khiến vị thế của nước Mỹ sa sút.
Xây dựng lại cơ sở hạ tầng là một trong những cam kết tranh cử chính của ông Biden. Dự luật chi tiêu xã hội mà ông Biden đề xuất bao gồm trợ cấp chăm sóc trẻ em, nhà ở và y tế, miễn học phí các trường cao đẳng cộng đồng và trợ cấp cho năng lượng sạch, những đề xuất mà Nhà Trắng cho là sẽ không làm tăng nợ công do sẽ được tài trợ bằng nguồn thu thuế người giàu và các doanh nghiệp.
Theo ông Biden, các khoản đầu tư trên mang tính cấp bách, khi Trung Quốc đã chi cho cơ sở hạ tầng gấp ba lần so với Mỹ.
Ông Biden đã có cuộc gặp với các nghị sỹ Dân chủ ôn hòa trong Hạ viện để trao đổi về dự luật đầu tư cho cơ sở hạ tầng và chương trình nghị sự chi tiêu xã hội.
Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, cuộc gặp mang tính xây dựng khi nhóm nghị sỹ nói trên đã nhắc lại cam kết thông qua các dự luật để có thể biến đầu tư cho các gia đình trở thành trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng của nước Mỹ.
Ông cũng đã có cuộc gặp tương tự với các nghị sỹ Dân chủ cấp tiến. Các nghị sỹ Dân chủ cấp tiến tại Hạ viện tuyên bố sẽ không bỏ phiếu cho dự luật đầu tư cho cơ sở hạ tầng cho đến khi họ ủng hộ dự luật chi tiêu xã hội với quy mô đang khiến một số nghị sỹ ôn hòa phản đối.
Theo một hạ nghị sỹ cấp tiến của đảng Dân chủ, tại cuộc gặp, ông Biden đưa ra con số 1.900-2.200 tỷ USD cho gói chi tiêu xã hội.
Hơn 10 tỉnh, thành miễn học phí cho học sinh
Đến nay, đã có hơn 10 tỉnh thành giảm và miễn học phí học kỳ 1 cho học sinh công lập. Trong đó, Hải Phòng, Quảng Ninh và Đà Nẵng miễn học phí toàn bộ năm học.
Ảnh minh họa
Quảng Ngãi miễn học phí kỳ 1 cho học sinh hệ công lập. Còn tại Quảng Nam, trong kỳ họp thứ 3 HĐND tỉnh khoá X chiều 29/9, các đại biểu thống nhất không thu học phí kỳ I năm học 2021- 2022 đối với học sinh ở TP Hội An và thị xã Điện Bàn thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ và học sinh ở các tỉnh thành có dịch COVID-19 về học tại cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Tổng số học sinh được miễn học phí lên tới hơn 40.000 em. Trong đó, tại thị xã Điện Bàn có 26.656 học sinh, TP Hội An có 13.923 học sinh và 722 học sinh ở các tỉnh thành phố khác. Tổng kinh phí để miễn học phí dự kiến là gần 14 tỷ đồng.
TP Hà Nội miễn 50% học phí năm học này. Vĩnh Long, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh miễn học phí kỳ 1.
Cà Mau: Không thu học phí học kỳ I năm học 2021-2022 Tỉnh Cà Mau đã có chủ trương không thu học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022, trừ các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Ngày 3/10, Tỉnh ủy Cà Mau đã có kết luận số 90-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chủ trương không thu học phí đối với trẻ em, học sinh, sinh viên đang học...