Mỹ sẽ làm gì sau khi tước ưu đãi của Hong Kong?
Mỹ có thể áp thuế với Hong Kong giống như với Trung Quốc đại lục, bất chấp Bắc Kinh cảnh báo điều này vi phạm quy định của WTO.
Trump ngày 14/7 ký sắc lệnh tước những ưu đãi thương mại của Hong Kong và thông qua Đạo luật Tự trị Hong Kong, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và cảnh sát Hong Kong được cho là xâm phạm quyền tự trị của thành phố, đồng thời trừng phạt cả những ngân hàng thực hiện những giao dịch quan trọng với họ. “Hong Kong giờ đây được đối xử giống như Trung Quốc đại lục, không đặc quyền, không ưu đãi kinh tế đặc biệt và không xuất khẩu công nghệ nhạy cảm”, Trump nói.
Trump tại Nhà Trắng ngày 14/7. Ảnh: AFP.
Sắc lệnh của Trump không đề cập đến thuế quan cũng như quyền truy cập của thành phố vào hệ thống thanh toán bằng USD. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định bằng cách tước đi ưu đãi thương mại, Mỹ đang để mở khả năng áp thuế với một số hàng hóa xuất từ Hong Kong sang Mỹ.
Hồi tháng 6, Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố một báo cáo nói rằng sau khi bị tước ưu đãi, Hong Kong có thể phải chịu những mức thuế Mỹ đang áp với Trung Quốc đại lục. Báo cáo này đặt câu hỏi liệu Mỹ có tiếp tục công nhận Hong Kong là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tách biệt với Trung Quốc đại lục hay không.
Thành viên của WTO là các quốc gia và các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương. Hong Kong là thành viên của WTO, riêng biệt với Trung Quốc đại lục. Quan chức ở Trung Quốc đại lục cảnh báo rằng các hành động của Mỹ có thể vi phạm quy tắc thương mại quốc tế.
Video đang HOT
“Nếu Mỹ phớt lờ các nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và thực hiện các biện pháp đơn phương dựa trên luật của nước mình, họ sẽ vi phạm các quy tắc của WTO và đi ngược lại lvới ợi ích của chính họ”, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng nói trong cuộc họp báo hồi tháng 6.
Tuy nhiên, chính quyền Trump đã phớt lờ các giao thức của WTO khi đơn phương đánh thuế với hàng tỷ USD hàng hóa Trung Quốc đại lục kể từ tháng 7/2018. Vì vậy, các nhà phân tích cho rằng lời cảnh báo trên không có tác dụng gì nhiều.
Nếu Mỹ quyết định không công nhận tư cách thành viên của Hong Kong tại WTO, họ cần sự ủng hộ từ 2/3 số các quốc gia thành viên của tổ chức. Bryan Mercurio, giáo sư thương mại tại Đại học Kong Kong, cho rằng thành phố có thể khiếu nại nếu Mỹ làm vậy.
Julien Chaisse, giáo sư luật thương mại tại Đại học Thành phố Hong Kong, cho rằng Mỹ sẽ từ từ điều chỉnh chính sách để đối xử với Hong Kong tương tự như Trung Quốc đại lục. “Toàn bộ hoặc một số thuế quan Mỹ đã áp đặt với hàng xuất khẩu của Trung Quốc đại lục trong hai năm qua sẽ được mở rộng sang Hong Kong. Biện pháp này có thể được thực hiện dần dần để đảm bảo tác động chính trị trong khi giữ cho hệ quả kinh tế ở mức thấp”, bà nói.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra tuyên bố rằng họ sẽ trả đũa tương đương. “Chúng tôi sẽ đưa ra phản ứng cần thiết để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và áp lệnh trừng phạt đối với các cá nhân và thực thể Mỹ có liên quan”, tuyên bố có đoạn viết.
“Đạo luật Tự trị Hong Kong là một cú giáng lớn đối với Hong Kong và Bắc Kinh, cho thấy mối quan hệ Mỹ – Trung đang rơi tự do”, Shi Yinhong, giáo sư Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh và là cố vấn Quốc vụ viện Trung Quốc, nói. Trung Quốc đang ở trong tình thế khó khăn – nền kinh tế trong nước cần phải được cải thiện và quốc tế đang có thái độ thù địch với Trung Quốc”.
“Tôi nghĩ Bắc Kinh đã có chuẩn bị khi họ soạn thảo luật an ninh quốc gia để giảm thiểu tác động có thể xảy ra, nhưng tôi không chắc họ có thể đối phó với những động thái mới nhất của Mỹ như thế nào”, Liu Weidong, chuyên gia từ Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
Liu cảnh báo rằng cuối cùng cả hai bên đều sẽ bị tổn thương và vấn đề cấp bách hiện giờ là giảm căng thẳng. “Giống như nhiều học giả Trung Quốc khác đã nói, Trung Quốc đang phải đối mặt với một tình huống cực kỳ khó khăn. Chúng ta hãy chờ xem chính phủ Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào”, ông nói.
EU sắp đáp trả Trung Quốc vì luật an ninh Hong Kong
EU chuẩn bị biện pháp chống lại Trung Quốc để đáp trả việc Bắc Kinh áp luật an ninh Hong Kong, song có thể không gồm trừng phạt kinh tế.
"Hôm nay chúng tôi đã thống nhất xây dựng phản ứng phối hợp của Liên minh châu Âu (EU) để cho thấy sự ủng hộ đối với xã hội dân sự và tự trị của Hong Kong", Đại diện Cấp cao EU về Chính sách An ninh và Các vấn đề Đối ngoại Josep Borrell phát biểu tại buổi họp báo sau cuộc họp của các ngoại trưởng EU tại Brussel, Bỉ hôm 13/7.
"Điều này sẽ bao gồm các biện pháp ở cấp độ EU và cũng là biện pháp dựa trên năng lực quốc gia của các nước thành viên theo cách tiếp cận thống nhất", Borrell nói thêm.
Theo Borrell, các chi tiết cụ thể chưa được quyết định, nhưng các ngoại trưởng EU đã thảo luận về việc mở rộng lệnh cấm xuất khẩu của EU đối với công nghệ nhạy cảm sang Hong Kong. Borrell cũng đề cập đến bất kỳ thiết bị hoặc phần mềm nào có thể được sử dụng để đối phó biểu tình Hong Kong.
Đại diện Cấp cao EU về Chính sách An ninh và Các vấn đề Đối ngoại Josep Borrell tại buổi họp báo sau cuộc họp của ngoại trưởng EU tại Brussel, Bỉ hôm 13/7. Ảnh: AFP.
Tại cuộc họp, các ngoại trưởng EU nói rằng đã có sự ủng hộ rộng rãi giữa các quốc gia thành viên đối với một số hành động đáp trả Trung Quốc, nhưng các biện pháp cứng rắn không được thảo luận chi tiết vì vấp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại gần gũi của Trung Quốc ở châu Âu, như Hungary và Hy Lạp.
Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ phản ứng chung của EU, nhưng cảnh báo không nên cắt đứt đối thoại với Trung Quốc. "Quan trọng là các quốc gia thành viên EU đang cố tìm ra chính sách chung cũng như phản ứng chung đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải lý do để không tiếp tục đối thoại với Trung Quốc", bà Merkel cho hay.
Như phần lớn các nước phương Tây, EU phản đối việc Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong bất chấp sự phản đối quốc tế. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tháng trước cảnh báo Trung Quốc sẽ phải gánh chịu "những hậu quả rất tiêu cực" vì luật an ninh mới.
Borrell cho biết các chính phủ EU cũng có thể xem xét thỏa thuận dẫn độ với chính quyền Hong Kong, khuyến cáo đi lại, tăng học bổng cho sinh viên Hong Kong và cấp thêm thị thực cho người Hong Kong. Các nước EU có thể công bố hành động đối phó riêng biệt, nhưng khối xem phản ứng của mình như một gói biện pháp đã được xác định và trở thành hiện thực trong những ngày tới, Borrell nói thêm.
Phần Lan cho biết nước này ủng hộ ý tưởng đình chỉ các hiệp ước dẫn độ với Hong Kong vì luật an ninh mới đồng nghĩa những người bị giam có thể được đưa sang Trung Quốc đại lục để xét xử.
Luật an ninh Hong Kong được ban hành ngày 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong khẳng định luật chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ và quyền lợi, tự do của người Hong Kong cũng như lợi ích các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, Mỹ và các nước châu Âu chỉ trích luật này, gọi đây là sự hủy hoại tự chủ, tự do của Hong Kong và làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/7 ký sắc lệnh tước những ưu đãi thương mại của Hong Kong và ký thành luật Đạo luật Tự trị Hong Kong, cho phép trừng phạt quan chức Trung Quốc và cảnh sát Hong Kong được cho là xâm phạm quyền tự trị của thành phố, đồng thời trừng phạt cả những ngân hàng thực hiện những giao dịch quan trọng với họ.
Nga không ngờ đến quan hệ Mỹ-Trung Quốc như hiện nay Một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc vài năm trước có thể được dự đoán, nhưng không phải ở mức độ hiện đang được quan sát, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói. Quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong những năm gần đây. "Chỉ 3 hoặc 4 năm trước, hình dung mức độ đối đầu giữa Mỹ và...