Mỹ sẽ giúp Ukraine khai thác dự trữ khí đốt khổng lồ, lớn thứ hai châu Âu
Thứ trưởng Năng lượng Mỹ nói rằng Washington đã triển khai các cuộc thảo luận song phương trong kế hoạch giúp Ukraine khai thác nguồn dự trữ khí đốt khổng lồ, lớn thứ hai ở châu Âu.
Ukraine sở hữu trữ lượng khí đốt lớn thứ hai ở châu Âu nhưng chưa được khai thác. Ảnh minh họa: Financial Times
Ukraine có trữ lượng khí đốt lớn, Mỹ có kế hoạch giúp phát triển nguồn tài nguyên này và đã tổ chức các cuộc thảo luận song phương với Kiev – Thứ trưởng Năng lượng Mỹ David Turk cho biết ngày 4/4.
“Ukraine chắc chắn có dự trữ khí đốt, có các kế hoạch, và chúng tôi đã có một số cuộc thảo luận song phương tốt đẹp về việc phát triển hơn nữa các nguồn tài nguyên đó, trước hết là vì lợi ích của người dân Ukraine và an ninh năng lượng của chính họ”, ông Turk nói trong một cuộc họp báo.
Thứ trưởng Turk cho biết thêm, Washington đã hợp tác với Kiev để tận dụng chuyên môn về năng lượng từ 17 phòng thí nghiệm quốc gia của Mỹ để giúp Ukraine lập kế hoạch và thực hiện các mục tiêu về năng lượng.
Video đang HOT
Ukraine là một trong những quốc gia có dự trữ khí đốt lớn nhất ở châu Âu với trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được nghiên cứu ước tính là 38,5 nghìn tỷ feet khối vào cuối năm 2020, theo một báo cáo thống kê do tập đoàn dầu khí BP (Anh) tổng hợp.
Cuối năm ngoái tờ Telegraph từng tiết lộ, Ukraine hiện đang đàm phán với các công ty khoan của Mỹ để bơm khí đốt từ nguồn dự trữ khổng lồ chưa được khai thác của nước này sang châu Âu và giảm nhẹ bớt cuộc khủng hoảng năng lượng trong khu vực vào cuối thập kỷ này.
Theo tờ báo, Naftogaz, công ty dầu khí quốc doanh khổng lồ của Ukraine, đang chuẩn bị “mở cửa” trữ lượng khí đốt quốc gia lớn thứ hai ở châu Âu cho các công ty khoan quốc tế và đã thảo luận với các công ty Mỹ.
Động thái “mở cửa” nguồn dự trữ của Ukraine có thể giúp châu Âu tìm được nguồn khí đốt mới sau khi xung đột ở nước này kết thúc và giúp các quốc gia tránh được việc nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ. Naftogas đã xác định được trữ lượng khí khổng lồ đang chờ được khai thác, bao gồm cả ở lưu vực sông Dnipro ở Donetsk.
Tổng thống Ukraine Zelensky tiếp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen khi bà thăm Kiev vào tháng 9/2022. Ảnh: AFP
Myron Wasylyk, cố vấn cho giám đốc điều hành của Naftogaz, nói với Telegraph khi đó rằng họ đã tổ chức các cuộc thảo luận với các công ty Mỹ về các thỏa thuận chung để khai thác nguồn dự trữ.
Ông Wasylyk cho biết: “Chúng tôi có một số nguồn tài nguyên và trữ lượng khí đốt ở đó về cơ bản là lớn thứ hai ở châu Âu. Có tiềm năng thăm dò ở đó và cũng có tiềm năng xuất khẩu. Chúng tôi ước tính có thể có tới 40 tỷ mét khối”.
Ông cho biết việc khai thác trữ lượng khí đốt của Ukraine sẽ “chắc chắn” giúp đáp ứng nhu cầu khí đốt trong tương lai của châu Âu.
Tuy nhiên, việc khai thác các nguồn dự trữ ở Ukraine sẽ phụ thuộc vào hướng đi của cuộc xung đột hiện nay. Phần lớn lực lượng sản xuất và dự trữ khí đốt của Ukraine nằm ở phía đông sông Dnipro, con sông chảy ngang qua trung tâm Ukraine.
Nga đã cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu trước xung đột nhưng Điện Kremlin đã cắt giảm mạnh nguồn cung vào cuối năm ngoái.
Châu Âu đã phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ với mức giá đắt hơn đáng kể so với khí đốt giá rẻ của Nga mà họ quen sử dụng.
Mỹ, Nhật Bản hợp tác phát triển lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới
Trong các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng về vấn đề năng lượng ngày 9/1, Mỹ và Nhật Bản đã nhất trí tăng cường hợp tác phát triển các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo.
Bộ trưởng Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura (thứ 2 từ phải sang) và Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm (thứ 3 từ phải sang) hội đàm tại Washington vào ngày 9/1/2023. Ảnh: Kyodo
Theo hãng tin Kyodo, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura và Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm ở thủ đô Washington, hai bên nhất trí sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng như các vấn đề an ninh năng lượng khác. Tuyên bố chung sau cuộc gặp nêu rõ Nhật Bản và Mỹ sẽ tăng cường hợp tác phát triển và xây các lò phản ứng tiên tiến thế hệ mới, bao gồm các lò phản ứng module nhỏ tại mỗi nước và các quốc gia thứ ba. Trước đó, vào tháng 10/2022, chính phủ hai nước đã công bố kế hoạch phối hợp giúp Ghana phát triển công nghệ lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp, ông Nishimura cho biết phía Mỹ đã phản hồi tích cực đối với sự thay đổi trong chính sách năng lượng hạt nhân của Nhật Bản nhằm thúc đẩy quá trình giảm carbon. Ông nhấn mạnh phía Nhật Bản sẽ tìm kiếm các cơ hội hợp tác với Mỹ để tận dụng các lò phản ứng hiện nay và thiết lập chuỗi cung ứng mạnh hơn.
Tháng trước, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố có thể sẽ tận dụng các lò phản ứng hạt nhân cũ nếu cần thiết. Nước này cũng sẽ kéo dài thời gian hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân cũ lên hơn 60 năm.
Công ty Pháp lên kế hoạch khai thác khí đốt tại Liban Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, Công ty năng lượng Pháp TotalEnergies ngày 12/12 thông báo cam kết đến năm 2023 sẽ khai thác khí đốt từ khu vực 9 của Liban. Chính phủ Pháp phối hợp với Tập đoàn năng lượng TotalEnergies lắp đặt một kho dự trữ để nhận khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại cảng...