Mỹ sẽ giúp Anh “Brexit” với một thỏa thuận tự do thương mại
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton ngày 12-8 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Anh rời khỏi EU thành công và Washington sẽ hỗ trợ với hiệp định tự do thương mại Mỹ-Anh.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Ảnh Reuters.
Trong bối c ảnh Anh chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31-10 tới đây, một sự thay đổi chính trị lớn nhất của EU kể từ Thế chiến thứ hai, nhiều nhà ngoại giao bày tỏ lo ngại rằng Anh sẽ ngày một lệ thuộc hơn vào Mỹ.
Ông Bolton, người đang có chuyến thăm kéo dài 2 ngày đến London để hội đàm với các quan chức Anh, đang tìm kiếm biện pháp cải thiện mối quan hệ giữa hai nước với Thủ tướng Anh Boris Johnson sau khoảng thời gian quan hệ song phương có phần căng thẳng dưới thời bà Theresa May.
Thông điệp trọng tâm mà ông Bolton đã đưa ra là Mỹ sẽ giúp Anh “ly hôn” với EU bằng một thỏa thuận thương mại tự do đang được đàm phán bởi Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và người đồng cấp Anh, Liz Truss.
Một quan chức cao cấp của chính quyền Trump cho biết ông Trump muốn thấy một “sự ra đi” thành công của Anh khỏi EU và một thỏa thuận thương mại sẽ giúp ích cho Anh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng muốn hợp tác với cựu Thủ tướng Anh Theresa May về vấn đề thỏa thuận thương mại tuy nhiên, chính phủ của bà May lại “không muốn làm điều đó”.
Trong 2 ngày này, ông Bolton có các cuộc gặp với những quan chức hàng đầu trong chính quyền ông Johnson.
Ông Bolton được cho là sẽ thúc giục các quan chức của chính phủ mới thành lập của ông Johnson lề sắp xếp chính sách của mình đối với Iran phù hợp với đường lối của Mỹ, thúc đẩy một đường lối cứng rắn hơn nhiều chống lại Tehran.
Cho đến nay, Anh vẫn luôn ủng hộ EU gắn bó với hiệp ước hạt nhân Iran, được gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), nhưng vụ việc một tàu chở dầu của Anh bị bắt giữ ở eo biển Hormuz đã gây áp lực lên London trong việc xem xét lập trường mạnh mẽ hơn.
Thủy quân lục chiến Anh đã bắt giữ một tàu Iran, bị nghi là buôn lậu dầu đến Syria, ngoài khơi Gibraltar vào ngày 4-7. Tháng này, Anh đã cùng Mỹ tham gia một nhiệm vụ an ninh hàng hải ở Vùng Vịnh để bảo vệ các tàu buôn.
Ông Trump cũng muốn Anh giúp đỡ trong việc tạo sức ép với công ty viễn thông Trung Quốc Huawei vì lo ngại rằng công nghệ 5G của công ty này là một mối đe dọa về an ninh quốc gia. Washington muốn các đồng minh của mình, bao gồm cả Anh, tránh sử dụng thiết bị của Huawei.
Hội đồng An ninh Quốc gia Anh, trước đây do bà May chủ trì, đã họp để thảo luận về vấn đề Huawei vào tháng 4 và đưa ra một quyết định ngăn chặn Huawei khỏi tất cả các phần quan trọng của mạng 5G nhưng cho phép truy cập một cách hạn chế vào các phần kém nhạy cảm hơn.
Duy Tiến (Theo Reuters)
Theo vietnamnet
Cố vấn Nhà Trắng 'dụ Anh vào bẫy nguy hiểm để trừng trị Iran'
Nhân vật diều hâu khét tiếng John Bolton được cho là người đứng sau vụ bắt giữ siêu tàu chở dầu ở lãnh hải Gibraltal, qua đó lôi kéo Anh vào cuộc đối đầu giữa Mỹ và Iran.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng và nhân vật diều hâu khét tiếng thời chiến tranh Iraq, là người theo đuổi đến cùng mục tiêu của mình. Với tầm ảnh hưởng chính sách rộng được ông Donald Trumptrao cho, ông đang quyết tâm thúc đẩy cuộc đối đầu của Mỹ với Iran.
Theo Guardian, trong nỗ lực chế ngự Tehran, ông Bolton hầu như không quan tâm đến những người bị tổn thương - ngay cả khi thiệt hại đi kèm bao gồm đồng minh thân cận như Anh.
Vì vậy, khi Bolton nghe tin Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh đã chiếm giữ một tàu chở dầu của Iran ngoài khơi Gibraltar vào ngày quốc khánh Mỹ, ông rất hài lòng.
"Tin tức tuyệt vời: Vương quốc Anh đã bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace I mà Iran dùng để vận chuyển dầu tới Syria, vi phạm các lệnh trừng phạt của EU", ông thông báo trên Twitter.
Bị gài bẫy giữa thời điểm khó khăn
Phản ứng vui mừng của Bolton cho thấy vụ bắt giữ là bất ngờ. Tuy nhiên, các bằng chứng lại cho thấy điều ngược lại. Đội an ninh quốc gia của ông Bolton đã trực tiếp tham gia dàn xếp vụ Gibraltar. Người ta nghi ngờ rằng các chính trị gia bảo thủ, bị phân tâm trong cuộc đua quyền lực để chọn thủ tướng mới và Brexit, đã rơi vào bẫy của Mỹ.
Hậu quả của vụ Gibraltar giờ mới trở nên rõ ràng. Việc bắt giữ Grace I đã dẫn trực tiếp đến việc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ tàu chở dầu Anh Stena Impero ở eo biển Hormuz hôm 19/7.
Kết quả là Anh đã rơi vào tâm điểm cuộc khủng hoảng quốc tế mà nước này không sẵn sàng để đối phó. Thời điểm khó có thể tồi tệ hơn. Một thủ tướng chưa được thử thách, có lẽ là ông Boris Johnson, sẽ bước vào Phố Downing tuần này.
Anh đang trên bờ vực của một cuộc rời bỏ EU (Brexit) trong hỗn loạn, xa lánh các đối tác châu Âu thân cận nhất và quan hệ với nước Mỹ của ông Trump đang đặc biệt căng thẳng.
Tàu Stena Impero gắn cờ Anh bị Iran bắt giữ để đáp trả việc Anh bắt giữ siêu tàu chở dầu của Iran, vụ việc được cho là có sự dàn xếp của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton (phải). Ảnh: AP.
Phần lớn sự lộn xộn này có thể tránh được. Anh từng phản đối quyết định của ông Trump về việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran, tác nhân gây ra cuộc khủng hoảng ngày hôm nay.
Nước này theo dõi với sự cảnh giác khi chính sách "áp lực tối đa" của Trump-Bolton, liên quan đến các biện pháp trừng phạt và cấm vận dầu mỏ, đã cực đoan hóa những người Iran ôn hòa nhất.
Ngay cả khi Anh ủng hộ các nỗ lực của EU để giải cứu thỏa thuận hạt nhân, bà Theresa May và ông Jeremy Hunt, bộ trưởng ngoại giao, đã cố gắng để lấy lòng ông Trump.
Họ công khai ủng hộ các khiếu nại của Washington về các hoạt động gây bất ổn khu vực của Iran và chương trình tên lửa, lên án Iran khi nước này bỏ qua các biện pháp kiềm chế hạt nhân.
Điều quan trọng, chính phủ đã thất bại trong việc tăng cường bảo vệ đáng kể cho các tàu mang cờ Anh đi qua vùng Vịnh sau các cuộc tấn công vào tháng 5 và tháng 6. Điều này một phần là do Hải quân Hoàng gia thiếu khả năng trang bị cho các cuộc tuần tra đầy đủ.
Hơn nữa, các quan chức sợ rằng bằng cách nâng cao hồ sơ quân sự, Anh có thể bị hút vào cuộc xung đột vũ trang với Iran.
Lộ thêm sự cô lập và tổn thương
Tuy nhiên, đối với Bolton, việc lôi kéo Anh vào phe Mỹ là một kết quả đáng mong đợi. Vì vậy, khi các vệ tinh gián điệp của Mỹ, được giao nhiệm vụ giúp ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran theo lệnh cấm vận toàn cầu của ông Trump, bắt đầu theo dõi đường đi của Grace I, ông Bolton đã nhìn thấy cơ hội.
Tờ báo El Pais của Tây Ban Nha, trích dẫn các nguồn tin chính thức, thuật lại câu chuyện: "Grace 1, treo cờ Panama, đã bị các vệ tinh Mỹ giám sát từ tháng 4 khi nó rời khỏi Iran. Siêu tàu chở dầu chứa đầy dầu thô quá lớn so với Kênh đào Suez, vì vậy nó đi qua Mũi Hảo Vọng trước khi đến Địa Trung Hải".
"Theo các cơ quan tình báo Mỹ, nó đang hướng tới nhà máy lọc dầu Banias của Syria. Washington đã báo cho Madrid về sự xuất hiện của siêu tàu chở dầu trước 48 giờ và hải quân Tây Ban Nha đi theo nó qua eo biển Gibraltar. Nó được dự kiến đi qua vùng biển quốc tế, như nhiều tàu Iran đã làm mà không bị chặn lại", tờ báo cho biết.
Một tàu tuần tra của Hải quân Hoàng gia Anh canh giữ siêu tàu chở dầu Grace 1 bị nghi ngờ mang dầu thô từ Iran đến Syria khi nó đang neo đậu tại vùng biển thuộc lãnh thổ Gibraltar của Anh, ngày 4/7. Ảnh: Reuters.
Phát biểu sau sự kiện, các quan chức Tây Ban Nha cho biết họ sẽ chặn tàu tàu nếu có thông tin và cơ hội nhưng họ đã không hành động gì vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, Bolton không dựa vào Madrid. Mỹ đã bắn tin cho Anh. Ngày 4/7, sau khi Grace I tiến vào lãnh hải Gibraltar thuộc Anh, mệnh lệnh đã được ban ra từ London và 30 lính thủy đánh bộ đã đổ lên tàu.
Iran phản ứng ngay lập tức. Họ tuyên bố Anh đã hành động bất hợp pháp vì lệnh cấm vận của EU đối với nguồn cung cấp dầu cho Syria chỉ áp dụng cho các quốc gia EU chứ không áp dụng cho các nước thứ ba như Iran. Trong mọi trường hợp, Tehran cho biết điểm đến của tàu không phải là Syria.
Sự trả đũa của Iran trong việc bắt giữ Stena Impero đã làm lộ thêm sự cô lập ngoại giao cùng sự tổn thương về quân sự và kinh tế của Anh. Chính phủ đã khuyên các tàu của Anh tránh eo biển Hormuz, qua đó thừa nhận họ không thể bảo vệ các tàu.
Tuy nhiên, từ 15 đến 30 tàu chở dầu mang cờ Anh đi qua eo biển mỗi ngày. Nếu thương mại bị dừng lại, tác động đến giá năng lượng có thể nghiêm trọng.
Lời kêu gọi của Ngoại trưởng Hunt về hỗ trợ quốc tế cho Anh cho đến nay đã bị các nước bỏ ngoài tai, ngoại trừ Pháp và Đức. Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác dựa vào dầu từ vùng Vịnh không có dấu hiệu giúp đỡ.
Kế hoạch của Mỹ cho một liên minh đa quốc gia để bảo vệ vận tải vùng Vịnh có rất ít người tham gia. Trong khi đó, lời hứa của ông Trump để ủng hộ nước Anh có giá trị thực tiễn rất khiêm tốn.
Ván bài của Bolton đã thành công. Bất chấp những nghi ngờ, Anh vẫn được chọn tham gia vào tuyến đầu của cuộc đối đầu giữa Washington với Iran. Quá trình phân cực, ở cả hai phía, đang tăng tốc. Thỏa thuận hạt nhân gần đi đến sự sụp đổ hoàn toàn.
"Bằng cách đe dọa Iran với "những hậu quả nghiêm trọng", mà không biết sẽ phải đánh đổi như thế nào, Anh đã 'khiêu vũ' một cách mù quáng theo nhịp trống chiến tranh của Bolton", cây bút Simon Tisdall của Guardian bình luận.
Lính Iran đeo mặt nạ đổ bộ xuống tàu treo cờ Anh ở eo biển Hormuz
Vệ binh Cách mạng Iran công bố video cho thấy cảnh xuồng cao tốc bao vây tàu chở dầu treo cờ Anh ở eo biển Hormuz trong khi lính Iran từ trực thăng đổ bộ xuống tàu.
Theo Guardian
Sứ mệnh hoà giải Nhật Hàn và Vùng Vịnh trên vai ông Bolton Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 20-7 đã khởi hành tới Nhật Bản và Hàn Quốc với kế hoạch thành lập liên minh đa quốc gia ở Trung Đông có thể nằm trong chương trình nghị sự. Mỹ đang kêu gọi thành lập liên minh đa quốc gia mang tên "Sáng kiến An ninh Hàng hải" để bảo vệ...