Mỹ sẽ giáng trả nếu TQ đánh chiếm Senkaku
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án Trung Quốc sử dụng vũ lực trong tranh chấp trên biển và tuyên bố sẵn sàng giáng trả nếu Senkaku bị xâm lược.
Ngày 29/7, tờ Kyodo của Nhật đưa tin Thượng viện Mỹ vừa thông qua một nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực ở Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này.
Theo đó Thượng viện Mỹ lên án việc sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực bằng hải quân, an ninh hàng hải hoặc tàu các và máy bay quân sự lẫn dân sự ở Biển Đông và biển Hoa Đông để tranh chấp và khẳng định chủ quyền lãnh thổ hay thay đổi hiện trạng trên biển.
Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên Biển Đông
Philippines, một quốc gia hiện đang tranh chấp quyết liệt chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông đang tìm cách ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Philippines đã đưa vấn đề này lên Tòa án Quốc tế về Luật biển sau một loạt những nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bằng các biện pháp hòa bình.
Trước đó Philippines cho biết Trung Quốc đang tăng cường sự hiện diện ở đảo Vành Khăn nhằm gây sức ép với Philippines kéo chiếc tàu chiến đang bị mắc cạn ra khỏi Bãi Cỏ Mây mà thủy quân lục chiến Philippines đang sử dụng như một công sự nổi.
Ông Rommel Banlaoi thuộc Hiệp hội Philippines Nghiên cứu Trung Quốc cho biết Trung Quốc đã biến đảo Vành Khăn thành một căn cứ đồn trú với một phân đội hải quân hoạt động.
Gần đây, chính phủ Philippines đã đưa ra kế hoạch di chuyển các đơn vị không quân và hải quân tới căn cứ ở vịnh Subic nằm gần với khu vực tranh chấp hơn.
Video đang HOT
Thủy quân lục chiến Philippines tại căn cứ Subic
Báo chí Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích động thái này của Philippines và cáo buộc nước này đang nhắm vào Trung Quốc. Li Guoqiang, Phó giám đốc Trung tâm Lịch sử Biên giới và Địa lý thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng kế hoạch này “làm tăng nguy cơ nổ ra xung đột trong khu vực.”
Nghị quyết của Thượng viện Mỹ kêu gọi các bên tranh chấp chủ quyền biển đảo trong khu vực tìm kiếm một giải pháp hòa bình.
Về nhóm đảo Senkaku, nghị quyết này nêu rõ chính phủ Mỹ “thừa nhận sự quản lý hành chính của Nhật Bản và phản đối bất cứ hành động đơn phương nào tìm cách hủy hoại sự quản lý đó.” Nghị quyết cho biết bất cứ hành động đơn phương của bên thứ ba nào “cũng không ảnh hưởng đến” sự thừa nhận này.
Nghị quyết này cho biết theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật, Mỹ vẫn tiếp tục cam kết “đáp trả bất cứ cuộc tấn công vũ trang nào vào lãnh thổ nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật Bản.”
Cảnh sát biển Nhật Bản ngăn cản tàu hải giám Trung Quốc ở Senkaku
Nghị quyết này cũng nhắc đến vụ việc tàu chiến Trung Quốc khóa radar điều khiển vũ khí vào tàu chiến Nhật gần nhóm đảo Senkaku hồi tháng 1 và 8 tàu hải giám Trung Quốc tiến vào vùng lãnh hải xung quanh nhóm đảo này vào hồi tháng 4 và coi những hành động này “làm gia tăng căng thẳng trong khu vực”.
Theo Khampha
Nhật bơm tiền cho Philippines đối đầu TQ
Thủ tướng Nhật cam kết sẽ cho Philippines vay ưu đãi để đóng mới 10 tàu tuần tra chống lại âm mưu chiếm đảo của Trung Quốc.
Ngày 27/7, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết sẽ hậu thuẫn các lực lượng hàng hải của Philippines trong bối cảnh cả hai nước đầu đang phải đối đầu với Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Sau khi gặp gỡ Tổng thống Philippines Benigno Aquino tại thủ đô Manila trong khuôn khổ chuyến công du tới Philippines, ông Abe thông báo rằng Nhật Bản sẽ cấp cho Philippines khoản vay ưu đãi để đóng mới 10 tàu tuần tra cảnh sát biển.
Thủ tướng Nhật Bản (trái) gặp gỡ Tổng thống Philippines tại Manila
Philippines vừa nhận 2 tàu tuần duyên của Mỹ trong quá trình xây dựng lực lượng phòng ngừa của hải quân sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough ở ngoài khơi bờ biển tây bắc Philippines hồi năm ngoái và cử tàu công vụ tiến sâu hơn xuống phía nam Biển Đông trong thời gian gần đây.
Tuyên bố chủ quyền phi lý và ngang ngược của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông đã khiến Manila đề cao cảnh giác và quyết định nhờ đến sự can thiệp của Liên Hợp Quốc thông qua Tòa án quốc tế về Luật biển. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chịu hợp tác với tòa án này.
Trong bản tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Philippines và Nhật Bản, ông Aquino nói rằng hai vị nguyên thủ đã xem xét những thách thức an ninh mà hai nước đang đối mặt và cam kết sẽ phối hợp cùng nhau tăng cường "hành động có trách nhiệm từ cộng đồng quốc tế" khi đề cập đến Trung Quốc.
Tàu tuần duyên Hamilton mà Philiipines vừa mua của Mỹ
Ông Aquino cho rằng hợp tác hàng hải với Nhật Bản là một trụ cột trong quan hệ chiến lược giữa hai nước. Trong khi đó, Thủ tướng Abe nói rằng một yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản phục hồi kinh tế và tăng cường hòa bình và an ninh khu vực nằm ở quan hệ gắn bó hơn với ASEAN, tổ chức có nhiều thành viên đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.
Ông Abe có chuyến công du 3 ngày tới các quốc gia Đông Nam Á trong bối cảnh máy bay chiến đấu của Nhật vừa xua đuổi một máy bay quân sự cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc trên vùng trời giữa đảo Okinawa và một hòn đảo gần khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã ra thông báo bảo vệ quyền được hoạt động tại khu vực này của máy bay quân sự Trung Quốc.
Cũng trong thời gian đó, lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản báo cáo có 4 tàu tuần tra Trung Quốc tiến vào vùng biển tranh chấp quanh nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát.
Tàu tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc mới thành lập
Hôm 26/7, Trung Quốc cho biết tàu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển mới thành lập của nước này đã đối đầu với tàu tuần tra của cảnh sát biển Nhật Bản và "tuyên bố cứng rắn" về cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc đối với nhóm đảo này.
Philippines cũng thông báo về sự xuất hiện của tàu cảnh sát biển Trung Quốc tại đảo Vành Khăn ngoài khơi bờ biển phía tây nước này. Trung Quốc đã chiếm đóng đảo Vành Khăn từ năm 1995 và làm dấy lên làn sóng phản đối ở Manila vào thời gian đó.
Theo khampha
Trung Quốc khiến Mỹ giật mình về chương trình tên lửa Trung Quốc có "chương trình tên lửa đạn đạo đa dạng và phát triển nhanh nhất thế giới", với kho đầu đạn hạt nhân ngày càng nhiều và có thể vươn tới Mỹ, theo báo cáo tình báo mới nhất của Lầu Năm Góc. Trong kho tên lửa của Trung Quốc có tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2, cho phép...