Mỹ sẽ dùng UNCLOS để “đấu” với Trung Quốc
Ngày 2.6, Tổng thống Mỹ Obama đã hối thúc Quốc hội nước này phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về luật biển ( UNCLOS), với hy vọng gia tăng sức mạnh trong cuộc tranh cãi với Trung Quốc liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông.
Phát biểu tại Học viện Không quân Mỹ tại bang Colorado, Tổng thống Obama nói rằng Quốc hội nên phê chuẩn UNCLOS, vốn được đưa ra để giải quyết hòa bình các tranh chấp về biển. Tổng thống Obama nêu rõ: “Nếu chúng ta thực sự lo ngại về những hành động của Trung Quốc, ví dụ như tại Biển Đông, Thượng viện nên giúp củng cố lập luận của chúng tôi bằng cách phê chuẩn UNCLOS”.
Công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ra đời từ năm 1982 và có hiệu lực từ năm 1994, được hơn 160 quốc gia phê chuẩn. Tuy nhiên, Thượng viện Mỹ phản đối nước này ký Công ước vì lo ngại làm ảnh hưởng đến chủ quyền của Mỹ và cản trở hoạt động của Hải quân Mỹ trên các vùng biển thế giới.
Tổng thống Mỹ cho rằng, việc Quốc hội Mỹ không phê chuẩn UNCLOS đã làm suy yếu lập luận của Mỹ rằng những tranh chấp này phải được giải quyết một cách hòa bình. Lời kêu gọi của ông Obama được đưa ra trong bối cảnh Tòa trọng tài thường trực (PCA) tại La Hay chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến chủ quyền tại Biển Đông.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Video đang HOT
Báo The Interpreter của Viện nghiên cứu chính sách quốc tế Lowy ở Australia phân tích, hiện đang có dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh chuẩn bị để bác bỏ phán quyết (được cho là bất lợi đối với Trung Quốc) mà PCA sẽ đưa ra liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông. Philippines cho rằng Trung Quốc đang hành động bất hợp pháp trong việc khai thác các nguồn tài nguyên trong khu vực, vượt ra ngoài những giới hạn của UNCLOS 1982 nhưng vẫn dùng vũ lực ngăn cản các quốc gia lân cận (như Philippines) khai thác các nguồn tài nguyên trong cùng khu vực. Nếu PCA yêu cầu Trung Quốc phải từ bỏ tuyên bố về “Đường 9 đoạn” và Bắc Kinh bác bỏ phán quyết này, thì cộng đồng quốc tế sẽ có những lựa chọn nào?
Theo The Interpreter, PCA là một tòa án có quyền lực ít hơn Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ). PCA không có quy định nào như Điều 94 trong Hiến chương Liên hợp quốc với nội dung: “Nếu bất kỳ bên nào trong một vụ kiện không tuân thủ nghĩa vụ của mình theo một phán quyết của tòa án thì bên kia có thể nhờ đến Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nơi có thể, nếu xét thấy cần thiết, đưa ra kiến nghị hoặc quyết định về các biện pháp thực hiện để thi hành bản án”. Tuy nhiên, phớt lờ một phán quyết của PCA đồng nghĩa là phớt lờ luật pháp quốc tế và như vậy, các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) có thể tổ chức một cuộc thảo luận và ra nghị quyết với diễn giải rằng: việc phớt lờ phán quyết của PCA làm suy yếu UNCLOS cũng như nỗ lực ngoại giao kéo dài hàng thập kỷ để đàm phán thành công văn bản này.
Theo Danviet
Trung Quốc dọa 'bật lại' chỉ trích về Biển Đông
Một nhà ngoại giao Trung Quốc cấp cao nói chỉ trích từ cộng đồng quốc tế nhằm vào nước này liên quan đến Biển Đông sẽ bị bật lại giống như ấn vào lò xo.
Ouyang Yujing, Tống giám đốc Sở Ranh giới và Các vấn đề Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu trong cuộc họp báo về lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông tổ chức tại Bắc Kinh ngày 6/5. Ảnh: Reuters.
Ouyang Yujing, lãnh đạo cơ quan Ranh giới và Các vấn đề Đại dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết ông nhận thấy có sự chỉ trích Trung Quốc đến từ ngoài khu vực trong thời gian gần đây.
"Tất nhiên, chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận những bình luận có tính xây dựng và chỉ trích từ các quốc gia liên quan", Reuters dẫn lời ông Ouyang cho biết trong một cuộc họp báo. "Nếu họ muốn gây áp lực lên Trung Quốc hoặc làm tổn hại thanh danh Trung Quốc, vậy thì hãy coi đó là một lò xo, có cả lực tác dụng và phản lực. Càng ép mạnh thì lò xo bật lại càng mạnh".
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng như Philippines, Việt Nam. Trung Quốc còn hành động ngày càng quyết đoán, xây phi pháp các đảo nhân tạo, sân bay, trong khu vực khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.
Ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) tháng trước ra tuyên bố chung phản đối có hành động khiêu khích ở Biển Đông. Các lãnh đạo G7 sẽ tới Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào cuối tháng này.
Trung Quốc gần đây tăng cường đưa ra cảnh báo, trước khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, ra phán quyết liên quan đến vụ kiện của Manila với "đường 9 đoạn" phi lý mà Bắc Kinh vẽ ra để đòi chủ quyền ở Biển Đông, dự kiến trong vài tuần tới.
Ouyang nói Trung Quốc đã nghiên cứu vụ kiện của Philippines và xác định nó có liên quan để chủ quyền và phân định trên biển. Trung Quốc có quyền không tham gia vụ kiện.
Ba hiệp ước quốc tế trước đó, ký các năm 1898, 1900 và 1930, đã cố định các đường ranh giới của Philippines, Ouyang cho biết. Ouyang ngang nhiên cho rằng dựa vào ba hiệp ước này, các thực thể như bãi cạn Scarborough "rõ ràng là của Trung Quốc".
Giới chức Mỹ bày tỏ quan ngại phán quyết từ PCA sẽ khiến Trung Quốc đơn phương thiết lập một vùng nhận dạng phòng không như Bắc Kinh từng làm ở biển Hoa Đông năm 2013. Trung Quốc không bác bỏ hay xác nhận điều này.
Phán quyết được cho là có lợi cho Philippines và có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực do Trung Quốc cho rằng PCA không có thẩm quyền xét xử, dù Bắc Kinh cũng là bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Như Tâm
Theo VNE
An ninh kinh tế của EU phụ thuộc tình hình Biển Đông Các quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ quan ngại về an ninh kinh tế của khối này ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển. Sự ổn định ở Biển Đông sẽ bảo đảm an ninh kinh tế của EU - Ảnh minh họa: Reuters Trong một diễn...