Mỹ sẽ đưa thêm máy bay áp sát Biển Đông
Việc triển khai sẽ được thực hiện trong năm nay tới một căn cứ của lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ ở miền bắc nước Úc – theo Reuters.
Mỹ sẽ đưa ít nhất 4 máy bay MV-22 Osprey như thế này tới miền bắc nước Úc – Ảnh: AFP
Người phát ngôn thủy quân lục chiến Mỹ Chris Logan ngày 25-1 xác nhận, sẽ có ít nhất 4 máy bay trực thăng cỡ lớn MV-22 Osprey và 5 máy bay trực thăng AH-1W Super Cobra trong đợt triển khai năm 2017 tới căn cứ Darwin, miền bắc nước Úc.
Trước đó, cũng có thông tin Darwin sẽ được nâng cấp để có thể tiếp nhận được máy bay ném bom tầm xa tàng hình B-1. Thông tin này khi đó đã thu hút được sự chú ý của Trung Quốc bởi tầm tác chiến của B-1 xuất phát từ Darwin bao trùm cả khu vực Biển Đông.
Căn cứ Darwin hiện là nơi đồn trú của khoảng 1.250 binh sĩ Mỹ và được triển khai luân phiên theo từng đợt.
Đây là thỏa thuận đạt được giữa Washington và Canberra năm 2011 dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, là một phần trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đúng ra theo kế hoạch, số binh sĩ Mỹ thường trực tại Darwin sẽ được nâng lên gấp đôi so với hiện nay vào năm 2020 nhưng đã bị trì hoãn tới hết năm 2017 bởi những bất đồng giữa Mỹ và Úc xung quanh chuyện chia sẻ kinh phí duy trì căn cứ.
Video đang HOT
Điều này cơ bản đã được giải quyết hồi tháng 10 năm rồi khi hai bên đạt được thỏa thuận hơn 1,5 tỷ USD. Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất tại căn cứ trong thời gian 25 năm.
Bộ Quốc phòng Úc từ chối đưa ra bình luận về kế hoạch lần này. Canberra là đồng minh quan trọng của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Sự xuất hiện của các máy bay MV-22 Osprey sẽ củng cố thêm sự hiện diện, tăng cường năng lực của các lực lượng Mỹ tại khu vực.
Tuy nhiên, tương lai của nỗ lực của chính quyền cũ đang bị đặt dấu chấm hỏi dưới chính quyền mới của tổng thống Donald Trump, người đã không dưới hai lần đòi các đồng minh phải “trả tiền” để được Mỹ “bảo vệ”.
Khu vực này vốn tập trung nhiều đồng minh quan trọng và đồng minh có lợi ích liên quan của Mỹ như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc,…
Cũng cần phải nói thêm về chiến lược tái cân bằng của Mỹ dưới thời Obama. Nó bao gồm hai trụ cột quan trọng là kinh tế và quân sự.
Tuy nhiên, chiến lược đó giờ đã mất đi trụ cột kinh tế khi tổng thống Trump ký quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Chính quyền mới ở Washington trong những ngày vừa qua đang cố tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông bằng các tuyên bố kiểu sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
Mặc dù vậy, theo giới quan sát, chính quyền mới của ông Trump vẫn đang loay hoay và chưa có một chính sách rõ ràng đối với vùng biển chưa bao giờ hạ nhiệt căng thẳng này.
MV-22 Osprey là máy bay trực thăng “lai” cánh bằng của quân đội Mỹ. Máy bay có thể chở tới 24 binh sĩ đầy đủ trang bị vũ khí, tải trọng cất cánh tối đa hơn 27 tấn và có tầm bay hơn 1.600km với tốc độ nhanh nhất ở mức 565km/h
(Theo Tuổi Trẻ)
Nhiều lãnh đạo chỉ trích Trung Quốc triển khai vũ khí quân sự ở Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 17.1 nói việc Trung Quốc triển khai vũ khí trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông là điều "rất đáng lo ngại", sau khi chính phủ Philippines âm thầm phản đối động thái này của Trung Quốc.
Các tổ hợp pháo hạm, pháo phòng không mọc lên ở các vị trí tại tòa nhà Trung Quốc xây dựng trái phép ở đá Gạc Ma, ảnh chụp đầu tháng 6.2016
Bộ Ngoại giao Philippines trước đó đã âm thầm gửi một công hàm thường cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines hồi tháng 12.2016, sau khi xác nhận báo cáo của chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) về việc Trung Quốc triển khai vũ khí trên các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters.
"Hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo là điều rất đáng lo ngại. Những động thái này không đúng với các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc nói là vì mục đích hòa bình và thân thiện", Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Delfin Lorenzana khẳng định trong một tuyên bố ngày 17.1.
Hình ảnh vệ tinh do CSIS công bố vào ngày 15.12.2016 cho thấy các khẩu pháo phòng không được bố trí trên đá Gạc Ma bị Trung Quốc xây thành đảo nhân tạo phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Theo Reuters, Bộ trưởng Lorenzana đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn Ngoại trưởng Perfecto Yasay khi công khai chỉ trích Trung Quốc. Cũng trong ngày 17.1, ông Yasay nói vấn đề này nên được xử lý một cách thận trọng và mọi người nên biết rằng "chúng tôi không ngủ trong lúc làm việc". Phát biểu trên đài ANC, ông Yasay khẳng định: "Khi có điều gì xảy ra có thể đe dọa đến quyền chủ quyền, chúng tôi gửi công hàm ngoại giao để trao đổi và đảm bảo vấn đề được giải quyết".
Ông Lorenzana cho biết phản đối thông qua kênh ngoại giao là thủ tục phù hợp và dù mối quan hệ với Trung Quốc trở nên nồng ấm hơn, nhưng chính phủ Philippines vẫn có nhiệm vụ phải bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tại thủ đô Bắc Kinh, khi phóng viên hỏi về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngang ngược bảo rằng Trung Quốc có quyền triển khai vũ khí ở quần đảo Trường Sa.
Vấn đề đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Biển Đông đã nóng lên hồi tuần rồi khi ông Rex Tillerson - Ngoại trưởng tương lai của Mỹ - đề xuất việc nên ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo này trong phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ.
Bình luận về đề xuất của ông Tillerson, ông Yasay cho hay Philippines sẽ không can dự vào và "hãy để Mỹ làm điều đó".
(Theo Thanh Niên)
Hợp tác biển và nghề cá với Indonesia Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Indonesia về hợp tác biển và nghề cá. Cụ thể, Chính phủ đồng ý phê duyệt nội dung Bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt...