Mỹ sẽ đối phó TQ như với Liên Xô?
Nước Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Liệu Washington có tái thực hiện chính sách ngăn chặn như đã làm với Liên Xô?
Tranh chấp biển Đông không phải chỉ đơn giản là sự tương tác giữa Trung Quốc, Việt Nam và các bên tranh chấp khác. Cũng không đơn giản là câu chuyện của ASEAN hay của Myanmar năm 2014. Tranh chấp biển Đông chính là một phần trong mối quan hệ lợi ích phức tạp giữa Mỹ – cường quốc truyền thống tại Châu Á – Thái Bình Dương, và Trung Quốc – một cường quốc đang nổi.
Mỹ Trung và trật tự khu vực mới
Suốt từ Chiến tranh Lạnh cho tới nay, tại châu Á – Thái Bình Dương, nước Mỹ đã thiết lập tại khu vực một hệ thống đồng minh dàn trải từ Bắc chí Nam và hàng loạt quốc gia có quan hệ thân thiện. Mục đích là bao vây, cô lập Liên Xô và các nước XHCN khác trong một hệ thống liên hoàn các liên minh quân sự thân Mỹ.
Lịch sử của nước Mỹ từ khi tiến ra khỏi Tân Lục địa và “làm chủ” thế giới gắn liền với quá trình tìm cho mình một đối thủ, thông qua “cạnh tranh chiến lược” mà tiến lên. Trong suốt 10 năm, sau khi Liên Xô sụp đổ, còn Trung Quốc khôn khéo “ẩn mình chờ thời”, Washington đã bối rối không phát hiện được bất cứ đối thủ xứng tầm nào.
Sự kiện 11/9 đã khiến nước Mỹ hồ hởi chuyển sự tập trung chiến lược của mình tới một đối thủ “không hình hài, thoắt ẩn thoắt hiện” là chủ nghĩa khủng bố. Các cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan và Iraq đã khiến cường quốc hàng đầu thế giới này hao người tốn của, nội lực suy yếu.
Các đồng minh chiến lược của Washington tại Châu Á dần dần nhận thấy Mỹ không còn coi trọng Châu Á – Thái Bình Dương như trước đây. Khoảng trống quyền lực lớn đã dọn đường cho sự trỗi dậy mạnh mẽ, không giấu giếm của Trung Quốc.
Theo nhiều chuyên gia, một khi Washington nhận ra sự phát triển quá nhanh của Bắc Kinh – cả về kinh tế và quân sự – là mối đe dọa thật sự đến vị thế cường quốc số 1 của mình tại Châu Á – Thái Bình Dương, xung đột nóng là điều không thể tránh khỏi.
Tranh chấp biển Đông chính là một phần trong mối quan hệ lợi ích phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Thế cờ nhỏ trong một bàn cờ lớn
Một xu hướng rõ rệt là từ khủng hoảng tài chính năm 2008 tới nay, Bắc Kinh đang dần dần khỏa lấp ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Washington đã đổ không biết bao nhiêu nguồn lực tài chính, và cả con người vào các cuộc chiến hao người tốn của tại Trung Đông mà không mang lại nhiều kết quả khả quan.
Khủng hoảng tài chính vẫn còn phủ bóng đen lên nền kinh tế Mỹ. Cùng với đó, những bất đồng nghiêm trọng giữa hai đảng chính trị lớn nhất nước Mỹ về ngân sách và trần nợ khiến uy tín và vị thế của nước Mỹ giảm sút nghiêm trọng tại châu Á – Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, nước Mỹ dưới chính quyền Tổng thống Barrack Obama đã tìm được mục tiêu mới, và cả đối thủ mới. Chính sách tái cân bằng, hay còn được gọi là xoay trục, hướng về châu Á – Thái Bình Dương cho thấy rõ hai điểm trong nhận thức của giới lãnh đạo Mỹ. Thứ nhất, Washington cần một khu vực châu Á – Thái Bình Dương năng động để phục hồi và phát triển nền kinh tế sau khủng hoảng. Và thứ hai là đối đầu với một Trung Quốc đang lên, đối thủ thực sự mà Mỹ vẫn tìm kiếm bấy lâu nay.
Nước Mỹ sẽ đối phó với Trung Quốc thế nào vẫn là một câu hỏi lớn. Liệu Washington có tái thực hiện chính sách ngăn chặn như đã làm với Liên Xô? Nhiều nhà quan sát gần đây cho rằng cốt lõi của chiến lược xoay trục chính là xây dựng một trục liên minh nhằm bao vây Trung Quốc, với việc một loạt các nước ASEAN trong tranh chấp biển Đông dần dần tìm kiếm sự cân bằng chiến lược trong mối quan hệ với nước Mỹ.
Hiện tại, giới quan sát đã nhận biết được một số mặt trận chính trong đối đấu Trung – Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương. Thứ nhất là các tranh chấp lãnh hải tại khu vực, mà nổi bật là tranh chấp tại Hoa Đông và tại biển Đông. Thứ hai là mặt trận kinh tế, khi cả Mỹ – thông qua TPP và Trung Quốc, thông qua các hiệp định thương mại và nguồn lực kinh tế khổng lồ, đều muốn thiết lập ảnh hưởng lớn nhất có thể.
Thế nhưng, mối quan hệ Trung – Mỹ không chỉ đơn giản như quan hệ Xô – Mỹ thời Chiến tranh Lạnh. Toàn cầu hóa đã khiến lợi ích của cả hai cường quốc đan xen vào nhau rất chặt chẽ. Xung đột nổ ra sẽ gây tổn hại không chỉ cho Trung Quốc với tư cách là cường quốc đang lên, mà còn cho cả Mỹ.
Mơ hồ chiến lược?
Đặt tranh chấp biển Đông vào bàn cờ lớn hơn để hiểu được rằng, lợi ích của Mỹ không chỉ gói gọn trong một khu vực biển Đông nhỏ hẹp. Tình hình tranh chấp năm 2014 sẽ vẫn tiếp tục căng thẳng như trong 5 năm trở lại đây, với việc có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Đông.
Cho dù là “đòn gió” hay là gì chăng nữa, đây cũng là một bước đi đầy tính toán của Bắc Kinh trong bối cảnh TPP đang gặp một số khó khăn tại cửa ải Thượng viện Mỹ. Sự chần chừ và có phần “phòng thủ” hay còn gọi là sự “mơ hồ chiến lược” của Washington trong suốt những năm vừa qua đã giúp cho Bắc Kinh tự tin hơn trong các hành động tại biển Đông.
Nói một cách thẳng thắn, Mỹ sẽ không bao giờ can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp tại biển Đông, trừ phi lợi ích của bản thân cường quốc này bị đe dọa. Các chiến lược mà Trung Quốc thực hiện trong suốt thời gian vừa qua như “cải bắp”, phô trương lực lượng hay tấn công tàu cá của các nước khác vẫn sẽ được tận dụng nhằm liên tục khẳng định chủ quyền của nước này tại các khu vực tranh chấp. Lý do để Trung Quốc không dám mạo hiểm quá nhiều tại biển Đông, như đã đề cập, là do nước này cần phải tính toán ở những nước cờ nhỏ khác trên khắp bàn cờ Châu Á – Thái Bình Dương.
ADIZ tại biển Đông chắc chắn sẽ là một trong những “nước cờ” quyết định tới tranh chấp nhưng là bước đi rất mạo hiểm của Trung Quốc, khi mà căng thẳng ADIZ tại Hoa Đông chưa được giải quyết thấu đáo. Tuy nhiên, trong bối cảnh ASEAN vẫn chưa thống nhất, và Mỹ vẫn còn ngập ngừng lưỡng lự, không ai biết chắc điều gì sẽ xảy ra.
Lúc này thì ưu tiên quốc nội của các cường quốc nhiều khả năng sẽ đóng vai trò then chốt.
Nguyễn Thế Phương
(Còn nữa)
Theo_VietNamNet
Ấn Độ sắp hoàn tất giấc mơ Top 6 cường quốc tàu ngầm hạt nhân
Ngày 21, "Thời báo Ấn Độ" (The Times of India) cho hay, chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của hải quân Ấn Độ "INS Arihant S-73" sắp bước vào giai đoạn chạy thử cuối cùng trên biển.
Một quan chức cao cấp hải quân Ấn Độ tiết lộ, trong giai đoạn chạy thử cuối cùng của tàu ngầm "INS Arihant S-73" chủ yếu là thử nghiệm tình hình hoạt động của lò phản ứng hạt nhân trên tàu trong các tình huống chiến thuật và đây cũng là lần đầu tiên phóng thử dưới nước tên lửa đạn đạo K-15 phóng từ tàu ngầm của Ấn Độ sản xuất.
Theo một quan chức hải quân Ấn độ cho biết, họ rất lạc quan với giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trên biển của tàu ngầm hạt nhân "INS Arihant S-73", trước mắt tất cả các kỹ thuật phức tạp của tàu đều đã được giải quyết thỏa đáng, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng có thể sẽ vượt qua một cách nhanh chóng. Sau khi hoàn thành đợt chạy thử trên biển này, chiếc tàu ngầm này sẽ chính thức biên chế cho hải quân Ấn Độ để làm nhiệm vụ trực ban tác chiến.
Từ trước đến nay, hỗ trợ cho trong lực lượng hạt nhân của Ấn Độ chỉ có hai phương thức tác chiến là tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất thế hệ "Agni" và máy bay ném bom, một khi đưa vào sử dụng tàu ngầm "INS Arihant S-73", nước này sẽ có phương thức răn đe hạt nhân thứ 3 với độ tin cậy, sức mạnh và khả năng răn đe hạt nhân mạnh hơn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công INS Arihant lớp Arihant
Đây chính là tiêu chí để đưa Ấn Độ trở thành cường quốc quân sự thứ 6 có khả năng tấn công hạt nhân tổng hợp sau Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Trung Quốc. Hiện nay Ấn Độ mới chỉ có 1 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Akula thuê của Nga và đang dự định tiếp tục thuê thêm chiếc thứ 2.
Theo tin từ các phương tiện truyền thông Ấn Độ, tàu ngầm INS Arihant được hạ thủy hồi tháng 7-2009 và bắt đầu giai đoạn chạy thử từ tháng 2-2010. Tàu ngầm thứ 2 thuộc lớp này là INS Arhidaiman bắt đầu đóng mới từ năm 2011 với nhiều cải tiến so tàu ngầm đầu tiên cùng lớp. Dự kiến, Arhidaiman sẽ được chuyển giao cho hải quân Ấn Độ vào năm 2015.
Tàu ngầm INS Arihant có chiều dài dài 110m, lượng giãn nước 6.000 tấn, tối đa là 7.000 tấn. Lò phản ứng hạt nhân với công suất 85MW giúp tàu đạt tới vận tốc 24 hải lý/h (44km), biên chế chính thức là 95 thủy thủ. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 12 ống phóng thẳng đứng tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Ấn Độ sẽ trang bị tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân K-15 cho "Arihant"
Hiện tại, vũ khí trang bị cho lớp tàu ngầm này vẫn còn đang phát triển, nhưng nhiều khả năng tàu sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo K-15 Sagarika (sau này có thể là K-5), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. 6 ống phóng ngư lôi có thể phóng 30 đơn nguyên vũ khí bao gồm ngư lôi, thủy lôi và tên lửa hành trình chống hạm BrahMos, phiên bản phóng từ tàu ngầm.
Tên lửa đạn đạo K-15 có chiều dài 6,5m, trọng lượng 7 tấn, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn, đạt tầm bắn 700km, độ sai lệch mục tiêu chỉ có 25m. Theo số liệu kỹ thuật, trong giai đoạn đầu K-15 sẽ bay trên độ cao khoảng 7km, đến giai đoạn thứ 2 nó vượt hẳn lên độ cao 20km và bay với vận tốc khủng khiếp là Mach7 (tương đương khoảng 9.000 km/h).
Ngoài ra, ngày 27-01-2013, Ấn Độ cũng đã thử nghiệm lần đầu thành công tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ tàu ngầm. Loại tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân này được đặt tên là K-5 có tầm bắn 1.500km. K-5 sẽ được phóng thử khoảng trên dưới 10 lần nữa, nếu thành công tốt đẹp, sang năm 2015 nó sẽ được biên chế trên các tàu ngầm hạt nhân Ấn Độ.
Theo ANTĐ
Anh dễ dàng đánh bại Trung Quốc trong cuộc chiến ngoài lãnh thổ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc bao gồm 2,3 triệu người, trong khi đó quân đội Anh chỉ có quân số 225 nghìn nhưng Anh sẽ thắng Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh diễn ra ngoài lãnh thổ 2 nước. Giáo sư Malcolm Chalmers thuộc Viện Các quân, binh chủng hợp thành của quân đội Hoàng gia Anh đưa ra nhận...