“Mỹ sẽ đánh Syria nếu nỗ lực ngoại giao thất bại”
Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa có bài phát biểu được truyền hình trực tiếp để giải thích về chính sách của Mỹ với cáo buộc Syria dùng vũ khí hóa học.
Người đứng đầu nước Mỹ tuyên bố, chính phủ Syria rõ ràng là phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ khí hóa học làm hơn 1.000 người thiệt mạng vào tháng trước.
Ông Obama tuyên bố Mỹ sẽ phối hợp với Nga về đề xuất thuyết phục Syria phá hủy kho vũ khí hóa học. Tuy nhiên, Mỹ vẫn duy trì đe doa sử dụng vũ lực nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại.
Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống Obama nói, ông đã chống lại những lời kêu gọi tấn công quân sự Syria từ rất lâu vì cho rằng vũ lực không thể giải quyết nội chiến. Tuy nhiên, ông đã thay đổi suy nghĩ sau khi vụ tấn công được cho là có sử dụng vũ khí hóa học nhằm vào một khu ngoại ô của Damascus được tiến hành vào ngày 21/8.
Người đứng đầu nước Mỹ tuyên bố, ông hoan nghênh đề xuất của Nga như một giải pháp thay thế cho hành động quân sự nhưng nói thêm: “Hiện còn quá sớm để nói liệu đề nghị đó có thành công không”.
Video đang HOT
Bất cứ một thỏa thuận nào cũng phải làm rõ rằng chính quyền của Tổng thống Assad phải giữ cam kết. Tuy nhiên, sáng kiến của Nga phải có khả năng xóa bỏ mối đe dọa về vũ khí hóa học mà không cần dùng vũ lực.
Tổng thống Obama nói, ông đã yêu cầu các nhà lãnh đạo Quốc hội trì hoãn cuộc bỏ phiếu phê chuẩn việc sử dụng vũ lực trong khi “chúng ta đang theo đuổi nỗ lực ngoại giao”.
Ông xác nhận, Ngoại trưởng John Kerry sẽ gặp gỡ người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov tại Geneva vào ngày mai (12/9) và cho biết thêm “Tôi sẽ tiếp tục thảo luận với Tổng thống Putin”.
Bài phát biểu trên được coi là nỗ lực cuối cùng của Tổng thống Mỹ trong việc giành sự ủng hộ của công chúng (đang hoài nghi) và Quốc hội cho kế hoạch dự kiến tấm công Syria.
Bài diễn văn toàn quốc kéo dài 15 phút của Tổng thống Obama (sáng 11/9 giờ VN, tối 10/9 giờ Mỹ) diễn ra một ngày sau khi một loạt cuộc tranh luận ngoại giao diễn ra ở Liên Hợp Quốc về đề xuất của Nga. Theo kế hoạch của Nga, vũ khí hóa học của Syria sẽ được đặt dưới sự kiểm soát của quốc tế.
Tổng thống Nga Putin nói, việc chuyển giao vũ khí hóa học của Syria chỉ có hiệu lực nếu Mỹ và các đồng minh từ bỏ việc sử dụng vũ lực chống Damascus. “Các vị không thể yêu cầu Syria hay bất cứ một quốc gia nào khác đơn phương giải trừ vũ khí trong khi hành động quân sự chống lại họ vẫn đang được thực thi”, Putin nói trong buổi trả lời phỏng vấn một mạng truyền hình Nga.
Theo khampha
Mỹ phản đối dùng vũ lực ở Senkaku/Điếu Ngư
Hoa Kỳ hôm nay đã đưa ra phản đối mạnh mẽ về việc sử dụng vũ lực trong vấn đề đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, động thái thể hiện rõ sự ủng hộ của Mỹ dành cho Nhật Bản trước các hành động điều máy bay ném bom và tàu tuần duyên của Trung Quốc.
Việc Trung Quốc liên tiếp đưa máy bay và tàu tuần duyên đến Điếu Ngư/Senkaku đã buộc Mỹ phải lên tiếng.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ James Miller cho biết ông đã nói với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung rằng Washington phản đối việc dùng vũ lực để giải quyết những căng thẳng liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.
"Tôi một lần nữa khẳng định rằng điều quan trọng là không nên giải quyết vấn đề này bằng đe dọa hoặc vũ lực", ông Miller nói với các phóng viên tại Bắc Kinh một ngày sau cuộc gặp với ông Vương Quán Trung.
Trước đó, trong cuộc gặp với ông Vương, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ Washington "có các nghĩa vụ quy định trong Hiệp ước với Nhật Bản" nếu chính quyền Nhật Bản bị tấn công. Vị quan chức quốc phòng này còn cho hay ông cũng đã thảo luận hàng loạt vấn đề quan trọng như khủng hoảng Syria, căng thẳng ở Biển Đông và an ninh mạng trong cuộc gặp với ông Vương.
Trong hai ngày qua, lực lượng phòng vệ bờ biển và trên không của Nhật Bản liên tục phát hiện máy bay do thám lạ và 7 tàu tuần duyên lai vãng gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản cho biết đây là đội tàu tuần duyên lớn nhất của Trung Quốc được nhìn thấy gần quần đảo tranh chấp kể từ tháng 4.
Trước đó một ngày, Nhật Bản đã phải điều máy bay chiến đấu chặn các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc trong không phận quốc tế giữa hai đảo thuộc quần đảo Okinawa.
Trong khi đó, có tin Trung Quốc từng đưa các máy bay không người lái đến quần đảo tranh chấp. Theo các nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, các thủy thủ trên tàu tuần tra của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã phát hiện các máy bay "có thể là máy bay không người lái của Trung Quốc" gần quần đảo Senkaku hồi giữa tháng 12/2012, cuối tháng 6/2013 và gần đây nhất là ngày hôm qua.
Trong hai lần trước, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã không công khai thông tin này do thiếu bằng chứng xác thực, Tuy nhiên đến lần này, Tokyo đã chính thức thông báo với Bắc Kinh về "mối quan ngại" liên quan đến các máy bay không người lái, đồng thời kêu gọi Trung Quốc không tái diễn những hành động tương tự. Bộ trên bày tỏ quan ngại trước vụ việc này với Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Onodera tuyên bố Lực lượng phòng vệ nước này đang tăng cường theo dõi hàng ngày và sẽ duy trì sứ mệnh này tới ngày 11/9, thời điểm kỷ niệm một năm ngày chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa 3 trong số 5 hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku.
Vũ Anh
Theo Kyodo
Cuộc chiến Syria trước thời điểm quyết định Ngày 9/9, Quốc hội Mỹ sẽ bắt đầu thảo luận đề xuất can thiệp quân sự của Tổng thống Obama đối với Syria. Quốc hội Mỹ sẽ làm việc trở lại sau kỳ nghỉ hè và bắt đầu thảo luận đề xuất can thiệp quân sự của Tổng thống Obama đối với Syria. Theo dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ tiến hành bỏ...