Mỹ sẽ đánh chặn tên lửa Triều Tiên nếu các đồng minh bị đe dọa
Một quan chức quân đội hàng đầu của Mỹ tuyên bố ủng hộ việc bắn hạ tên lửa của Triều Tiên nếu nó đe dọa Mỹ hoặc các đồng minh trong khu vực.
Đô đốc Samuel Locklear trong cuộc điều trần tại Thượng viện ngày 10/3.
Đô đốc Samuel Locklear, tư lệnh bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đưa ra tuyên bố trên trong cuộc điều trần trước Thượng viện Mỹ hôm qua.
Khi được hỏi rằng liệu ông có ủng hộ việc bắn hạ bất kỳ tên lửa nào được Triều Tiên phóng đi hay không, Đô đốc Locklear nói: “Tôi không ủng hộ điều đó”.
Tuy nhiên, vị đô đốc 4 sau nói với Ủy ban quân lực thuộc của Thượng viện Mỹ rằng “chắc chắn sẽ đề xuất đánh chặn một tên lửa của Triều Tiên đang lại gần nếu nó đi vào vùng phòng thủ của Mỹ hoặc các đồng minh”.
Trong bối cảnh có những đồn đoán rằng Triều Tiên đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa, ông Locklear cho biết ông tin tưởng rằng quân đội Mỹ có thể phát hiện nhanh chóng nơi bất kỳ tên lửa nào đang hướng đến.
“Sẽ không mất nhiều thời gian để chúng tôi xác định nó sẽ bay tới đâu và rơi xuống đâu”, ông Locklear, người phụ trách các lực lượng Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khẳng định.
Video đang HOT
Bản đồ mô phỏng các địa điểm quan trọng tại Triều Tiên.
Quân đội Mỹ có một đài radar hiện đại tại Nhật Bản để theo dõi các vụ phóng tên lửa tiềm tàng, và các tàu hải quân trong khu vực được trang bị vũ khí chống tên lửa. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có các hệ thống phòng thủ tên lửa của riêng mình.
Ông Locklear cho biết thêm, nhằm cố gắng kiềm chế những căng thẳng, một kế hoạch quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đã được phác thảo nhằm đáp trả một cách thận trọng các hành động khiêu khích của Triều Tiên “mà không gây ra sự leo thang không cần thiết”.
Với việc Bình Nhưỡng đưa ra những lời đe dọa chống lại Washington và các đồng minh với tần suất gần như hàng ngày, ông Locklear nói Mỹ đang cố gắng tìm hiểu động cơ và hành động của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Trong phiên điều trần hôm qua, các nghị sĩ Mỹ cũng bày tỏ sự giận dữ về vai trò của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh cần dùng sự ảnh hưởng với Bình Nhưỡng để tháo ngòi nổ cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên.
Theo 24h
Mỹ không mở căn cứ mới ở châu Á
Chuyển trọng tâm quân sự sang châu Á không có nghĩa là Mỹ sẽ tăng các căn cứ quân sự ở khu vực này, mà là củng cố và hiện đại hóa cho quân đội các nước đồng minh.
Các tàu sân bay và tàu khu trục của Mỹ và Nhật Bản trong cuộc tập trận chung năm 2010 ở Thái Bình dương. Ảnh: AFP
"Mỹ không có ý định thành lập thêm các căn cứ ở châu Á", chuẩn đô đốc Samuel Locklear cho biết trong cuộc họp báo qua điện thoại từ trụ sở Bộ tư lệnh Thái Bình dương ở Hawaii.
"Những gì chúng tôi hy vọng là duy trì hoạt động chặt chẽ với các đồng minh", ông nói, và cho biết thêm rằng "khu vực này của thế giới khá an toàn trong 60 năm qua".
Những phát biểu trên được đưa ra khi Washington đang tăng cường tập trận với các nước đồng minh và dần dần đưa các tàu, vũ khí và máy bay tối tân đến châu Á như một phần trong chiến lược dài hạn trên.
Bước chuyển biến này diễn ra khi các nước châu Á đang xảy ra căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và Biển Đông.
"Có một sự hoài nghi về việc Mỹ tái cân bằng lực lượng ở châu Á-Thái Bình dương. Tôi xin nói rằng, sự tái cân bằng này là chiến lược của sự cộng tác và hợp tác", ông nói. "Trọng tâm của việc tái cân bằng sẽ là hiện đại hóa và tăng cường cho 5 đồng minh Thái Bình dương của chúng tôi".
Ông cũng nói rằng Australia là "một trụ cột quan trọng" trong việc tái cân bằng sức mạnh của Mỹ và khu vực châu Á- Thái Bình dương không nên cô lập khỏi Ấn Độ dương, khi vai trò của New Delhi trong việc xây dựng mạng lưới an ninh ngày càng được hoan nghênh.
"Không có một tổ chức an ninh hoạt động như NATO ở châu Âu, vì khu vực này quá đa dạng", ông nói. "Mọi người hay hỏi tôi tại sao không có một NATO ở Ấn Độ-Thái Bình dương. Tôi từng làm việc trong NATO, tôi thấy tổ chức này không phù hợp ở đây".
Khi được hỏi về căng thẳng đang tiếp diễn giữa Trung Quốc và Nhật Bản quanh vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ông Locklear lặp lại rằng Mỹ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp.
Ông cho rằng đối với khu vực châu Á-Thái Bình dương nói chung, việc xây dựng một "bộ luật ứng xử" trên biển là rất quan trọng, trong đó mỗi quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, phải có nhiệm vụ thực thi.
Ông nhấn mạnh Mỹ khuyến khích các nước có tranh chấp chủ quyền "không nên đề cập đến khía cạnh quân sự, dẫn đến các tính toán sai lầm".
Nhật Bản và Trung Quốc đối đấu nhau tại quần đảo mà Tokyo quản lý và gọi là Senkaku, trong khi Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc cũng có tranh chấp với các nước khác bao gồm Philippines và Việt Nam trên Biển Đông.
Theo VNE
Chiến lược triển khai quân của Mỹ tại châu Á-TBD THX đưa tin, truyền thông Mỹ ngày 21/5 dẫn lời Đô đốc Hải quân Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ, cho biết quân đội nước này đang tìm cách mở rộng sự hiện diện tại châu Á-Thái Bình Dương thông qua việc tăng cường triển khai quân luân phiên. Ông Samuel Locklear. (Nguồn: thecable.foreignpolicy.com)Trả lời phỏng vấn hãng...