Mỹ sẽ có đội đặc nhiệm SWAT không gian mạng
Trong tương lai không xa, cảnh tượng những kỹ sư trẻ với quần jean, áo và mũ chùm đầu đi lại trong những phòng làm việc nghiêm túc của Lầu Năm Góc sẽ là những cảnh tượng không xa lạ. Những kỹ sư IT “nghiền máy tính” sẽ hình thành đội quân tác chiến không gian mạng của lực lượng Không quân Mỹ.
Phòng tác chiến không gian mạng Bộ quốc phòng Mỹ ở Fort Gordon, bang Georgia
Đó là một phần sáng kiến của quan chức dân sự cao cấp nhất trong lực lượng không quân Mỹ nhằm tổ chức một đội kỹ sư IT tài năng, hoạt động như một đội tác chiến khẩn cấp trong không gian ảo.
Ngày 06.01.2016, Bộ trưởng bộ không quân Mỹ, bà Deborah Lee James tuyên bố trong bữa sáng của hiệp hội không quân Mỹ : “Chúng tôi đang tổ chức một đội kỹ sư IT tài năng “nghiền máy tính” SWAT tác chiến không gian mạng”.
Nhóm kỹ sư IT tài năng này cũng sẽ được biết đến như một nhóm dịch vụ kỹ thuật số Không quân. Nhóm kỹ sư IT sẽ “hỗ trợ thiết kế những phần mềm hoàn hảo, khắc phục sự cố của những chương trình hiện có đang hoạt động nhưng gặp khó khăn với phần mềm điều hành”, bà Bộ trưởng cho biết.
“Nhóm dịch vụ khẩn cấp kỹ thuật số không quân sẽ là một thành phần cấu thành của đội dịch vụ kỹ thuật số Bộ quốc phòng”, Bộ trưởng Không quân James cho biết, “đó là một nhóm kỹ sư siêu tài năng với những kỹ năng được rèn giũa kỹ lưỡng trong khu vực kinh tế công nghệ kỹ thuật số tư nhân. Trong thời gian tới họ sẽ làm việc cho chính phủ trong một khoảng thời gian nhất định … phục vụ cho đất nước mình giải quyết một số vấn đề lớn”.
Video đang HOT
Bà James cho biết, bà đã tận mắt thấy những kỹ năng tuyệt vời của nhóm kỹ sư tài năng này khi họ làm việc với các hệ thống kiểm soát hoạt động thế hệ tiếp theo của các vệ tinh GPS, còn gọi là các chương trình OCX.
Bộ trưởng cho biết, chương trình OCX do tập đoàn Raytheon phát triển.
OCX là chương trình trạm kiểm soát mặt đất cho các vệ tinh GPS III, những vệ tinh này được tập đoàn Lockheed Martin thiết kế và chế tạo.
Bộ trưởng James nhận xét: “Là những kỹ sư IT tài năng từ Thung lũng Silicon, “các chuyên gia đã giúp chúng ta hiểu một số vấn đề rất mới của những phần mềm tiên tiến … về kỹ thuật và thực hành, cho chúng tôi một số lời khuyên trong những phần gặp khó khăn, giúp cho tập thể chúng tôi đưa các chương trình trở lại hoạt động đúng hướng”.
Các thành viên trong nhóm được gọi là các “HQE” hoặc các chuyên gia có trình độ cao, sẽ “làm việc từ 6 đến 12 tháng, sau đó sẽ quay lại khu vực kinh tế – công nghệ kỹ thuật số tư nhân”.
Bộ trưởng James không cho biết một đội hình kỹ sư IT tài năng “nghiền máy tính” sẽ đòi hỏi chi phí là bao nhiêu, nhưng bà khẳng định đây là ý tưởng nhằm tránh xảy ra những trục trặc không lường trước được, có thể sẽ làm trì hoãn các chương trình đang phát triển, hoặc làm gia tăng chi phí lớn trong thời gian dài. Nhưng bà tuyên bố đây có thể là ” một khoản đầu tư mang lại nhiều lợi ích”.
(Theo Viettimes)
FBI có thể đã trả hơn 1,3 triệu USD để hack iPhone vật chứng
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey tuyên bố vào thứ năm (22/12) rằng họ đã treo số thưởng khổng lồ để thâm nhập vào chiếc iPhone vật chứng vụ án San Bernardino.
Theo Reuters, số tiền 1,34 triệu USD mà FBI trả cho đơn vị hack thành công chiếc iPhone là lớn chưa từng có trong lịch sử. Để so sánh, lương hàng năm của Comey (tính ở thời điểm 1/2015) chỉ là 183.300 USD.
Để nhận được số tiền tương đương tiền thưởng, Comey phải làm việc trong hơn 7 năm và 4 tháng, nhiệm kỳ hiện tại của ông.
Con số trên vượt mọi kỷ lục được công bố trước đây của FBI dành cho nghề hacker, vượt qua con số 1 triệu USD trả cho công ty bảo mật dữ liệu Zerodium trước đây.
Đây là lần đầu tiên một con số cụ thể được nhắc đến trong hợp đồng thâm nhập điện thoại của FBI. Ảnh: Reuters.
Phát biểu tại Diễn đàn Bảo mật Aspen tại London, Comey đã trả lời thắc mắc lâu nay xoay quanh số tiền FBI phải trả cho công ty.
"Rất nhiều. Nhiều hơn số tiền tôi có thể làm ra trong nhiệm kỳ còn lại của mình, tức hơn 7 năm 4 tháng", Comey nói, "nhưng theo cá nhân tôi, con số đó là xứng đáng".
Sở Tư pháp Mỹ nói vào tháng 3 rằng họ đã mở khóa iPhone của thủ phạm nổ súng tại San Bernardino, nhờ vào một tổ chức bên thứ ba chưa được công bố danh tính.
Sau thành công này, FBI đã hủy bỏ vụ kiện Apple, kết thúc phen sóng gió về tài chính, nhưng bỏ ngỏ nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề bảo mật.
Comey cho biết FBI đã dùng một phần mềm trên điện thoại vật chứng, thông qua một chiếc iPhone 5C khác chạy iOS 9.
Có hơn 10 triệu chiếc iPhone 5C vẫn được dùng tại Mỹ hiện tại, theo ước tính từ công ty nghiên cứu IHS. 84% thiết bị iOS ở Mỹ đang chạy phần mềm iOS 9, theo Apple.
Chiếc iPhone bị hack thuộc về Rizwan Farook, một trong các tay súng chịu trách nhiệm cho cái chết của 14 người ở San Bernardino, California, Mỹ vào ngày 2/12.
Vụ việc đã dấy lên tranh luận lớn về việc liệu công nghệ bảo mật của các công ty công nghệ đang bảo vệ người dùng, hay gây nguy hiểm cho cộng đồng bằng cách ngăn chặn việc tiếp cận thông tin của các lực lượng hành pháp.
(Theo Zing News)
1 tỷ người dùng Yahoo bị hack: Yahoo lơ là bảo mật vì...'nghèo' Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh là một phần lý do khiến Yahoo lơ là bảo mật dẫn tới vụ 1 tỷ tài khoản người dùng bị hacker tấn công. Vào mùa hè năm 2013, Yahoo giới thiệu một dự án nhằm giúp đảm bảo an toàn hơn cho mật khẩu người dùng bằng việc loại bỏ công nghệ mã hóa...