Mỹ sẽ chặn giao dịch của Huawei và động cơ máy bay
Mỹ có thể ngăn công ty Mỹ bán chip cho Huawei, chặn đường giao dịch qua Đài Loan hay ngăn bán động cơ máy bay cho Trung Quốc.
Nhà Trắng đang thảo luận về cách thức sẽ được áp dụng để hạn chế tối đa lợi ích và bành trường hoạt động của gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc.
Theo đó, các cơ quan của Chính phủ Mỹ đã tổ chức cuộc họp vào tuần trước, kéo dài sang tuần này, nhằm đề xuất các giải pháp hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc.
Richard Yu, CEO của Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei
Cụ thể, Mỹ có thể hạn chế việc bán chip cho các sản phẩm của Huawei, Tập đoàn General Electric sẽ không bán thiết bị cho nhà sản xuất hàng không vũ trụ COMAC nhằm chế tạo máy bay C919 của Trung Quốc.
Giới chức Mỹ cũng đang xem xét thay đổi các quy định của mình để cho phép họ chặn các đơn hàng chipset mà các công ty Đài Loan như TSMC cung cấp cho Huawei. TSMC là nhà sản xuất chip lớn cho HiSilicon của Huawei và là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại di động của Apple và Qualcomm.
Giới chức Mỹ cố gắng đảm bảo rằng, không có con chip nào đến Huawei mà họ không thể kiểm soát được.
Để chặn nguồn cung cấp chip cho Huawei, các nhà chức trách Mỹ sẽ thay đổi “Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài”, trong đó áp dụng một số hàng hóa sản xuất ở nước ngoài dựa trên công nghệ hoặc phần mềm của Mỹ phải tuân theo quy định của Mỹ.
Video đang HOT
Mỹ đang mâu thuẫn vì muốn cản bước Huawei. Ảnh minh họa
Cụ thể đề xuất cho rằng, Chính phủ Mỹ sẽ buộc các công ty nước ngoài sử dụng thiết bị sản xuất chip của Mỹ phải được cấp giấy phép của Mỹ trước khi cung cấp cho Huawei, điều này có thể chọc giận các đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới.
Bộ Thương mại từ chối bình luận về đề xuất này song một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Mỹ mới đây cho biết, các cáo buộc gần đây của Mỹ đối với Huawei, bao gồm cả âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, đã khẳng định lại sự cần thiết phải xem xét các giấy phép cho ứng dụng của Huawei.
Dự kiến những thay đổi có thể được đưa ra vào tháng 11 tới.
Dữ liệu của công ty phân tích thị trường China’s Everbright Security cho thấy, hầu hết các nhà sản xuất chip hiện nay phụ thuộc vào thiết bị của các công ty Mỹ như KLA, Lam Research, Applied Materials.
“Tại Trung Quốc, không có dây chuyền sản xuất nào sử dụng toàn bộ thiết bị lắp ráp trong nước. Do đó, việc sản xuất chip mà không có thiết bị của Mỹ là điều rất khó” – báo cáo của Everbright viết.
Nếu vậy, đây có thể là một cú đánh khá mạnh vào công ty viễn thông Trung Quốc.
Reuters cho biết, dù là người ủng hộ ngăn bước đi của Huawei nhưng không phải mọi đề xuất đưa ra đều được Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Ông Trump nhận xét rằng, không nên kéo các nhà sản xuất chip của nước ngoài và những nhà sản xuất nào đã sử dụng các sản phẩm của Mỹ vào cái cớ “đe dọa an ninh quốc gia Mỹ”. Điều này có phần sẽ trấn an các đồng minh vốn đã có nhiều quan ngại về cách hành xử “nước Mỹ trước tiên” của chính quyền ông Trump.
Dẫu vậy, ông Trump cũng không nói rõ về việc liệu Huawei có được phép mua sản phẩm của Mỹ nếu các sản phẩm đó không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Mỹ hay không.
Mỹ từ lâu coi Huawei là hiểm họa an ninh quốc gia và đưa công ty trụ sở ở Thâm Quyến vào danh sách đen thương mại hồi tháng 5/2019. Quyết định này khiến một số công ty Mỹ và nước ngoài phải được cấp phép đặc biệt để giao dịch với nhà sản xuất smartphone Trung Quốc.
Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ e ngại những quy định khắt khe tại quốc gia này sẽ thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo ở các quốc gia khác, qua đó mang lại lợi ích cho chính đối thủ của Mỹ.
Điều đó là lý do vì sao Mỹ cũng muốn kiểm soát mọi đối tác của Huawei để chặn mọi “đường sống” của công ty Trung Quốc.
Bất chấp các ngăn cản của Mỹ, cũng như sự kiện ra mắt thiết bị 5G bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, Huawei ngày 25/2 đã thực hiện buổi ra mắt trực tuyến hàng loạt sản phẩm sử dụng 5G gồm thiết bị đeo, máy tính xách tay, điện thoại và máy tính bảng và nền tảng dịch vụ di động của Huawei.
Richard Yu, CEO của Nhóm Kinh doanh Tiêu dùng Huawei cho biết, dù có nhiều khó khăn nhưng báo cáo thu nhập của công ty là 850 tỷ nhân dân tệ (93,4 tỷ bảng) vào năm 2019, với doanh thu tăng 18% so với năm trước.
Điện thoại thông minh Huawei đã vượt qua 240 triệu lượng sản xuất, bảo toàn vị trí của Huawei khi là nhà sản xuất điện thoại lớn thứ hai thế giới. Cả PC và các sản phẩm âm thanh không dây đều tăng trưởng hơn 200% và thiết bị đeo tăng trưởng lên tới 170%. Tính đến tháng 1 năm 2020, Huawei đã xuất xưởng hơn 10 triệu chiếc điện thoại thông minh 5G.
Theo đất việt
Mỹ lần thứ 3 gia hạn giao dịch với Huawei
Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Huawei đã đánh cắp nhiều tài sản trí tuệ của quốc gia này để phát triển hoạt động kinh doanh riêng.
Trang SCMP đưa tin Mỹ vừa gia hạn thêm 45 ngày để các công ty Mỹ có thể tiếp tục giao dịch với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei.
Thông tin trên được đưa ra sau khi Bộ Tư Pháp Mỹ cáo buộc Huawei và bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính của công ty đã đánh cắp các bí mật thương mại của Mỹ. Trong thông cáo, Bộ Tư pháp cho biết trong 20 năm qua, bà Mạnh và Huawei đã đánh cắp nhiều tài sản trí tuệ của Mỹ bao gồm "mã nguồn và hướng dẫn sử dụng bộ định tuyến Internet, công nghệ ăng-ten và công nghệ kiểm tra robot" để phát triển hoạt động kinh doanh riêng.
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Huawei đã đánh cắp nhiều tài sản trí tuệ và công nghệ của Mỹ.
Theo The Verge, Huawei cũng bị cáo buộc có quan hệ hợp tác với Triều Tiên và Iran, các quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt từ phía Mỹ và châu Âu.
"Những nỗ lực của Huawei nhằm đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ của Mỹ đã được thực hiện thành công. Điều này cho phép hãng có thể cắt giảm chi phí nghiên cứu, phát triển, đồng thời mang đến cho công ty này lợi thế cạnh tranh đáng kể và không công bằng", Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Trước đó, một nguồn tin từ quan chức Mỹ từng đưa ra cáo buộc rằng Huawei có thể đã truy cập trái phép vào hạ tầng của các nhà mạng mà họ cung cấp linh kiện phần cứng thông qua cửa hậu trong thiết bị.
"Chúng tôi nắm được bằng chứng Huawei có khả năng bí mật truy cập thông tin nhạy cảm trong các hệ thống mà hãng vận hành và bán trên toàn thế giới", Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, cho biết.
Đáp lại thông tin trên, Huawei khẳng định cáo buộc từ Mỹ là phi logic và mang tính kỳ thị. "Cáo buộc của Mỹ về việc Huawei đánh cắp trái phép thông tin từ các nhà mạng là phi logic. Chúng tôi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ truy cập vào các hạ tầng viễn thông, chưa kể chúng tôi cũng không có khả năng làm điều đó", Huawei cho biết trong một tuyên bố.
Theo Zing
Mỹ rút quy định mới trong lệnh cấm Huawei Bộ Thương mại Mỹ đã rút lại quy định nếu được áp dụng sẽ khiến các công ty Mỹ khó khăn hơn trong làm ăn với Huawei. Theo đó, các công ty Mỹ giờ có thể bán chip hoặc sản phẩm điện tử của họ cho Huawei từ các chi nhánh nước ngoài mà không cần giấy phép xuất khẩu, kèm điều kiện...