Mỹ sẽ cắt sản lượng dầu, chịu trói cùng Nga-Saudi?
Tổng thống Mỹ nói Nga và Saudi Arabia không đề cập đến việc Mỹ cắt giảm sản lượng, nhưng Washington sẽ làm thế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/4 (giờ Việt Nam) cho biết, ông không loại trừ khả năng Mỹ sẽ quyết định giảm sản lượng khai thác dầu theo nhóm OPEC trong trường hợp cần thiết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ giảm sản lượng dầu đá phiến nếu cần thiết.
Người đứng đầu Nhà Trắng lưu ý rằng cho đến nay ông vẫn chưa nhận được đề nghị như vậy và ông cho rằng việc này sẽ tự động diễn ra, bởi lẽ đơn giản là thị trường không có nhu cầu.
“Vì vậy ta hãy cứ xem điều gì sẽ đến” – ông Trump nói thêm.
Tuyên bố được đưa ra chỉ một ngày sau khi ông dậm dọa Nga- Saudi Arabia không có thỏa thuận cắt giảm sản lượng khiến giá dầu giữ nguyên ở mức hiện tại, thì Washington sẽ đánh mức thuế “rất đáng kể” đối với các sản phẩm năng lượng nhập khẩu.
Đáng tiếc là giá dầu đã không giữ nguyên như ông Trump đặt giả thiết mà giảm nhẹ theo tín hiệu OPEC hoãn họp khẩn.
Dù OPEC trì hoãn họp khẩn với các thành viên bên ngoài tổ chức, phía Nga cho biết, họ dường như chắc chắn cam kết với phía Saudi Arabia.
Video đang HOT
RT hôm 6/4 dẫn lời ông Kirill Dmitriev, Giám đốc điều hành của Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) gửi đi thông tin cho thấy phía Nga và Saudi Arabia đã “rất gần” với việc đạt được một thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
“Tôi nghĩ rằng toàn bộ thị trường hiểu rằng thỏa thuận này là quan trọng và nó sẽ mang lại nhiều sự ổn định, rất nhiều sự ổn định quan trọng cho thị trường, và chúng tôi đã đến rất gần” – ông Kirill Dmitriev cho hay.
Bất chấp việc tổ chức OPEC và các đối tác bên ngoài trì hoãn cuộc họp khẩn về cắt giảm sản lượng, ông Dmitriev vẫn cho rằng, thỏa thuận gần như đã đạt được. Một trong những lý do là theo như chỉ đạo của Tổng thống Vladimir Putin, phía Nga dường như chắc chắn sẽ cắt giảm sản lượng.
“Thực sự thì, một thông tin rất tích cực là, tôi nghĩ họ đã đến rất, rất gần nhau… Tổng thống đã nói về tầm quan trọng của thỏa thuận giảm sản lượng dầu mỏ này. Vì vậy, phía Nga sẽ cam kết” – ông Dmitriev nói.
RT cho rằng, một khả năng khá chắc chắn về thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được thiết lập vào ngày 9/4 là việc ông Donald Trump đã cảnh báo sẽ áp thuế nhập khẩu tăng trong vài ngày tới.
Nhưng tình hình hiện tại đã tích cực hơn. Việc ông Trump lấp ló ý tưởng giảm sản lượng dầu cho thấy sự hiệu quả của chính sách gây sức ép của Nga- Saudi Arabia.
Theo như vị Giám đốc Quỹ RDIF, phía Nga dường như chắc chắn sẽ giảm sản lượng, Saudi Arabia cũng đã ngỏ lời trước về khả năng họp OPEC để “ổn định thị trường” – một dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng đã giương cờ trắng với Nga. Nhưng yếu tố quan trọng không kém trên thị trường hiện nay là sự tham gia của dầu đá phiến Mỹ.
Tuyên bố của ông Dmitriev cho thấy Nga và Saudi Arabia đã sẵn sàng và Mỹ sẽ không thể đứng ngoài thỏa thuận này.
Ông Trump đã liên tục liên hệ với hai nước này về sự cần thiết ngồi lại với nhau và cử một quan chức về vấn đề năng lượng tham gia hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng của OPWC sắp tới. Nhưng một khi chưa đề cập đến việc giảm sản lượng ở Mỹ thì Nga-Saudi Arabia sẽ càng gây sức ép.
Nếu Mỹ càng trì hoãn, thị trường sẽ càng siết chặt các nhà khai thác dầu đá phiến nhanh hơn.
Thực tế cho thấy, thông tin OPEC hoãn họp khẩn đã khiến giá dầu giảm vào thứ Hai. Giá chuẩn quốc tế Brent giảm 0,9% vào lúc đầu giờ sáng, xuống còn 33,79 USD/thùng. Dầu WTI đã giảm 1,4% xuống chỉ còn dưới 28 USD/thùng.
Theo hãng phân tích thị trường Fitch Solutions, nếu OPEC họp khẩn vẫn không có được một thỏa thuận, trong trường hợp này là thiếu vắng các cam kết cắt giảm sản lượng của Mỹ, thì giá dầu có thể giảm xuống dưới 10 USD.
Kết quả đang diễn ra theo đúng dự đoán của Nga- Saudi Arabia. Moscow và Riyadh đã không cần phải đề cập đến việc Mỹ cũng phải cắt giảm sản lượng dầu của mình. Tự bản thân ông chủ Nhà Trắng cuối cùng cũng phải thừa nhận kịch bản bị trói vào một thỏa thuận với các ông lớn toàn cầu.
Hải Lâm
Trump khen Nga điều máy bay hỗ trợ y tế Mỹ
Trump cho biết nhiều nước đã gửi hàng hóa hỗ trợ Mỹ chống Covid-19, trong đó Nga điều một máy bay "rất lớn" chở thiết bị y tế.
"Tôi phải nói rằng chúng ta có quan hệ tuyệt vời với rất nhiều nước. Trung Quốc đã gửi nhiều hàng hóa. Nga đã điều một máy bay rất, rất lớn mang theo nhiều hàng hóa và thiết bị y tế. Rất tốt", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 30/3.
Tuy nhiên, ông không cho biết thêm chi tiết về chuyến bay này. "Nhiều nước khác cũng gửi hàng hóa hỗ trợ, khiến tôi rất ngạc nhiên và vui mừng", ông chủ Nhà Trắng nói thêm.
Tổng thống Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 30/3. Ảnh: AFP.
Mỹ đang rất cần các loại vật tư, thiết bị y tế để đối phó Covid-19, trong bối cảnh nhiều bang đang khẩn thiết yêu cầu chính phủ liên bang hỗ trợ khẩu trang, máy thở, đồ bảo hộ để ứng phó với làn sóng bệnh nhân đổ xô đến bệnh viện.
Chính phủ Mỹ đang lập cầu hàng không với Trung Quốc để tăng tốc độ vận chuyển thiết bị y tế được mua bởi các công ty tư nhân bằng cách sử dụng máy bay, thay vì tàu biển như thông thường.
Máy bay vận tải thương mại đầu tiên chở 130.000 khẩu trang N95, gần 1,8 triệu khẩu trang y tế và quần áo bảo hộ, hơn 10,3 triệu găng tay cùng 70.000 nhiệt kế từ Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay John F. Kennedy tối 29/3. Số vật tư này sẽ được phân phát cho New York, New Jersey và Connecticut, ba bang đang chịu ảnh hưởng nặng nhất vì Covid-19.
Cầu hàng không với 20 chuyến bay sẽ được duy trì trong 30 ngày tới. Một số chuyến bay bổ sung có thể mang những thiết bị tương tự từ Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam đến Mỹ.
Theo thống kê của Đại học Johns Hoskin, Mỹ hiện ghi nhận 161.580 ca nhiễm nCoV và 2.995 ca tử vong. New York báo cáo 66.497 ca nhiễm, trong đó 1.218 người đã chết, là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do Covid-19 tại Mỹ.
Vũ Anh
COVID-19: Mỹ cân nhắc phong toả ba tiểu bang gần 32 triệu dân Nhiều chuyên gia gọi đây là ý tưởng "điên rồ" và không có tác dụng khi COVID-19 nay đã lan ra toàn bộ 50 bang của Mỹ. Nhân viên y tế tại một khu cách ly ở TP New York, Mỹ ngày 26-3. Ảnh: REUTERS Tờ South China Morning Post đưa tin Tổng thống Donald Trump ngày 28-3 khẳng định đang cân nhắc...