Mỹ sẽ cấp 220 tên lửa hành trình Tomahawk cho Australia
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán các hệ thống vũ khí Tomahawk trị giá tới 895 triệu USD cho Australia.
Trung Quốc phản ứng về kế hoạch hạt nhân của Australia New Zealand có tiềm năng tham gia AUKUS
Tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng phóng từ tàu chiến, tàu ngầm. Ảnh: AFP
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố ngày 16/3, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết động thái cung cấp tới 220 tên lửa Tomahawk cho Australia sẽ hỗ trợ các mục tiêu chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, cũng như thắt chặt hơn nữa mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia theo Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường ba bên Australia – Anh – Mỹ (AUKUS).
“Điều quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Mỹ là hỗ trợ đồng minh phát triển và duy trì khả năng tự vệ mạnh mẽ và sẵn sàng”, cơ quan trên nêu rõ, đồng thời cho biết thêm Australia sẽ sử dụng tên lửa này để phòng thủ trong nước và ngăn chặn các mối đe dọa trong khu vực.
Tomahawk là tên lửa hành trình có khả năng phóng từ tàu chiến và tàu ngầm, giúp tấn công tầm xa.
Việc bán các hệ thống vũ khí Tomahawk ban đầu được đề xuất trong khuôn khổ quan hệ đối tác an ninh AUKUS được ký kết vào tháng 9/2021. Thủ tướng khi đó là Scott Morrison cho biết các tên lửa sẽ được trang bị trên các tàu khu trục lớp Hobart của Australia.
Video đang HOT
“Chúng ta phải đối mặt với tình hình bất ổn chiến lược lớn nhất kể từ năm 1945. Chúng ta phải đối mặt với một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và cách tốt nhất để đối phó với điều đó là đầu tư vào năng lực một cách tốt nhất. Đây là cách chúng ta thúc đẩy hòa bình và ổn định”, Bộ trưởng Công nghiệp Quốc phòng Australia Pat Conroy trả lời phỏng vấn đài Australian Broadcasting ngày 17/3.
Thông tin này được đưa ra ngay sau khi các đối tác của AUKUS công bố lộ trình cho việc Australia mua một hạm đội gồm 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Trong đó, Australia sẽ mua tới 5 tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ. Chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ được giao vào đầu những năm 2030. Thỏa thuận với Australia cũng đánh dấu lần đầu tiên trong 60 năm qua Mỹ chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân của nước này. Trước đó, Mỹ mới chỉ chia sẻ công nghệ với Anh.
Trong khi đó, các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân tự chế đầu tiên của Australia dự kiến đưa vào biên chế đầu những năm 2040. Ước tính, chi phí chế tạo và vận hành các tàu này đến giữa những năm 2050 có thể tiêu tốn của Australia từ 268 tỷ USD đến 368 tỷ USD.
Australia nhấn mạnh rằng mặc dù tàu ngầm mới sử dụng năng lượng hạt nhân nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng sẽ mang theo đầu đạn hạt nhân.
Việc mua tàu ngầm năng lượng hạt nhân được Thủ tướng Australia miêu tả là “bước nhảy vọt lớn nhất” trong lịch sử năng lực phòng vệ của đất nước. Với động thái này, Australia sẽ lọt vào nhóm 7 quốc gia sở hữu tàu ngầm hạt nhân là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Ấn Độ.
Về phần mình, Trung Quốc đã phản đối AUKUS và cáo buộc Mỹ, Anh cùng Australia mang “tâm lý Chiến tranh Lạnh” với rủi ro leo thang căng thẳng trong khu vực.
Tháo gỡ nút thắt
Ngày 6/3, Chính phủ Hàn Quốc đã công bố phương án giải quyết vấn đề đền bù cho các công dân nước này bị ép buộc phải làm việc cho các công ty Nhật Bản trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ bán đảo Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945.
Ngay lập tức, phía Nhật Bản đã đánh giá cao động thái này của Hàn Quốc và có những phản hồi tích cực. Dư luận hy vọng phương án này sẽ giúp tháo gỡ một nút thắt lớn trong quan hệ Nhật-Hàn nhiều năm qua, đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai nước và củng cố quan hệ đối tác an ninh ba bên Hàn - Mỹ - Nhật.
Sản xuất thép cuộn tại nhà máy của Tập đoàn sản xuất thép Nhật Bản Nippon Steel ở tỉnh Chiba. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuối năm 2018, Tòa án Tối cao Hàn Quốc đã ra phán quyết yêu cầu Tập đoàn Thép Nippon và Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) của Nhật Bản phải bồi thường cho những người Hàn Quốc bị ép buộc làm việc cho các công ty này trong trong thời kỳ Nhật Bản cai trị bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố rằng bất cứ quyền yêu cầu đền bù nào đã được giải quyết dứt khoát và đầy đủ vào năm 1965 khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trong khi các bị đơn phía Nhật Bản cũng từ chối tuân theo phán quyết của tòa án Hàn Quốc. Đầu năm 2019, tòa án Hàn Quốc đã ra lệnh tịch thu tài sản của hai công ty tại nước này.
Nhằm gây sức ép buộc phía Hàn Quốc đảo ngược phán quyết trên, tháng 7/2019, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định siết chặt quản lý xuất khẩu 3 nguyên liệu công nghệ chiến lược sang Hàn Quốc. Một tháng sau đó, Tokyo tiếp tục loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách đối tác thương mại tin cậy (danh sách trắng). Đáp lại, Seoul cũng loại Tokyo ra khỏi danh sách trắng của mình, siết chặt nhập khẩu tro than và một số rác nguyên liệu dùng để tái chế, đồng thời rút khỏi thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo với Nhật Bản (GSOMIA). Những hành động "ăn miếng, trả miếng" giữa hai nước đã đẩy quan hệ Nhật-Hàn rơi vào tình trạng căng thẳng.
Trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào tháng 3/2022, hai bên đã nhất trí cải thiện quan hệ giữa hai nước. Và ngay sau khi nhậm chức vào tháng 5, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cử một phái đoàn tới Tokyo để trao đổi với phía Nhật Bản về các giải pháp giải quyết các vấn đề lao động cưỡng bức và phụ nữ mua vui thời chiến, hợp tác Hàn-Nhật và sự phối hợp của hai nước với Mỹ.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 6/3/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tới đầu tháng 3 năm nay, sau nhiều nỗ lực của cả hai phía, Tokyo và Seoul đã đạt được thỏa thuận "trọn gói" để giải quyết vấn đề này. Theo phương án do Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin công bố ngày 6/3, Chính phủ Hàn Quốc sẽ sử dụng một quỹ do Bộ Nội vụ Hàn Quốc trực tiếp quản lý để chi trả tiền đền bù cho các nguyên đơn thay vì yêu cầu hai công ty Nhật Bản phải trả tiền theo các phán quyết của tòa án. Quỹ này sẽ nhận các khoản đóng góp "tự nguyện" từ khu vực tư nhân. Seoul cũng dự định sử dụng một quỹ được thành lập hồi năm 2014 để bồi thường cho các nguyên đơn khác đã thắng trong các bản án sơ thẩm.
Ngay lập tức, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi đánh giá cao kế hoạch của Hàn Quốc nhằm giải quyết những khúc mắc giữa hai nước trong vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến. Ông cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ cho phép các công ty của nước này đóng góp tiền cho quỹ trên, đồng thời khẳng định Tokyo sẽ tiếp tục "liên lạc chặt chẽ" với Seoul để cải thiện quan hệ song phương.
Trong khi đó, phát biểu tại một phiên họp của Quốc hội, Thủ tướng Kishida cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ giữ nguyên lời xin lỗi trước đây đối với Hàn Quốc về các hành động xâm lược trong quá khứ. Ông nói: "Chúng tôi giữ nguyên quan điểm mà các nội các trước đó đã nêu về vấn đề lịch sử và sẽ tiếp tục làm như vậy". trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng việc đạt được thỏa thuận ngày 6/3 giữa Hàn Quốc và Nhật Bản "đánh dấu một chương mới đột phá về hợp tác và đối tác giữa hai đồng minh thân cận nhất của Mỹ".
Cùng với việc công bố phương án bồi thường nhằm tháo gỡ nút thắt trong quan hệ giữa hai nước, Seoul cũng quyết định dừng khiếu nại lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về các biện pháp hạn chế xuất khẩu 3 mặt hàng nguyên liệu công nghệ của Nhật Bản. Đáp lại, Tokyo cũng thông báo sớm tổ chức đối thoại với Hàn Quốc nhằm hướng tới dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ.
Giới chuyên gia đánh giá Hàn Quốc dường như đã chọn được một giải pháp khả thi cho vấn đề tranh cãi lâu nay với Nhật Bản như một phần trong nỗ lực bình thường hóa hợp tác hai nước về kinh tế-thương mại và ngoại giao, khi cả hai đều đang nỗ lực phục hồi kinh tế sau đại dịch. Bên cạnh đó, trong bối cảnh môi trường quốc tế đang có những biến động khó lường, đặc biệt tình hình bán đảo Triều Tiên tiếp tục căng thẳng liên quan tới các vụ thử tên lửa liên tiếp của Bình Nhưỡng và các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, việc tăng cường hợp tác an ninh song phương cũng như quan hệ an ninh ba bên Hàn - Mỹ - Nhật có vẻ là ưu tiên của Seoul và cả Tokyo. Hai bên đang tìm cách dàn xếp để ngăn chặn những vướng mắc về vấn đề này cản trở tiềm năng hợp tác song phương.
Hiện chưa rõ liệu các nỗ lực này có giúp giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến hay không trong bối cảnh phe đối lập và những người ủng hộ các nguyên đơn Hàn Quốc vẫn yêu cầu phía Nhật Bản phải đưa ra lời xin lỗi mới và đền bù cho các nguyên đơn. Điều quan trọng là cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều cần duy trì thiện chí hợp tác để gỡ bỏ nút thắt này.
Ngược ý Tổng thống, Thủ tướng Moldova tuyên bố đất nước trung lập Ngày 1/3, đang có chuyến thăm Romania và trả lời phỏng vấn đài truyền hình nước này TVR, Thủ tướng Moldova Dorin Recean tuyên bố, nước này không có kế hoạch từ bỏ vị thế trung lập . Thủ tướng Moldova Dorin Recean cho rằng, việc từ bỏ vị thế trung lập của đất nước là điều không khả thi. (Nguồn: Radio Moldova)...