Mỹ sẽ can dự sâu hơn vào Biển Đông qua diễn đàn ARF
Lập trường mạnh mẽ một cách bất thường của Mỹ sẽ tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết các mối quan tâm của khu vực và có thể khuyến khích một số nước.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Reuters ngày 8/8 đưa tin, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lớn hơn trước những hành động hung hăng của họ ở Biển Đông khi Hoa Kỳ sử dụng một diễn đàn an ninh khu vực cuối tuần này để ủng hộ cho một sáng kiến đóng băng các hành động khiêu khích.
Sự thúc đẩy của Ngoại trưởng Mỹ tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) đánh dấu một bước tiến mới trong sự tham dự của Washington vào vấn đề Biển Đông vốn đã căng thẳng trong khu vực thời gian qua sau những hành động của Trung Quốc thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý và phi pháp) của họ.
John Kerry đến thủ đô Naypyidaw của Myanamar vào ngày Thứ Bảy cùng các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Liên minh châu Âu và ASEAN tham dự một trong những cuộc họp quan trọng nhất của khu vực trong năm nay. Ngoại trưởng ASEAN bắt đầu các phiên họp của mình từ hôm nay, 8/8.
Bắc Kinh từ chối sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông và bác bỏ đề xuất của Washington và Manila về việc đóng băng các hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông như cải tạo đất và xây dựng đảo nhân tạo trên các bãi đá, rặng san hô.
Video đang HOT
“Ngoại trưởng Mỹ không tìm kiếm một cuộc thách thức. Đây không phải là một trận chiến giữa các siêu cường”, một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, nhấn mạnh rằng ông Kerry sẽ kêu gọi tất cả các bên tranh chấp kiềm chế chứ không riêng gì Trung Quốc.
Tuy nhiên Washington trước đó đã chỉ rõ Trung Quốc mới là kẻ khiêu khích, thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương cho biết trong một bài phát biểu hôm 28/7 rằng có bằng chứng cho thấy việc nâng cấp các tiền đồn trên các bãi đá Trung Quốc (đánh chiếm, chốt giữ bất hợp pháp của Việt Nam ở) Trường Sa đã “vượt xa” hoạt động tương tự của các bên yêu sách khác.
Hôm Thứ Năm, truyền thông Trung Quốc cho biết nước này đang lên kế hoạch xây dựng 5 ngọn hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), một động thái mới làm leo thang căng thẳng.
Lập trường mạnh mẽ một cách bất thường của Mỹ sẽ tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh để giải quyết các mối quan tâm của khu vực và có thể khuyến khích một số nước ASEAN thúc đẩy tiến độ đàm phán, ký kết COC.
“Người Mỹ đã quyết định rằng phải xem xét những gì Trung Quốc làm chứ không phải những gì Trung Quốc nói, họ đã phải nâng cao phản ứng của mình. Kêu gọi đóng băng các hành động khiêu khích nên được xem như cấp độ mới về sự tham gia của Mỹ vào vấn đề Biển Đông trên mặt ngoại giao”, Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế tại Washington cho biết.
Căng thẳng trên Biển Đông đã tăng vọt trong tháng 5 khi Trung Quốc ngang nhiên kéo giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ASEAN cũng ủng hộ các đề xuất đóng băng những hành động khiêu khích trên Biển Đông và sẽ yêu cầu các nước khác xác định họ sẽ chấm dứt các hành động tương tự, Ngoại trưởng Marty Nattalegawa cho biết.
“Những gì tôi sẽ tìm kiếm tại cuộc họp ASEAN ở Myanmar là để chúng ta có thể giải thích rõ ràng những gì thực sự có ý nghĩa khi chúng ta nói về sự kiềm chế”, ông Natalegawa nói với các phóng viên hôm Thứ Ba.
Dự thảo tuyên bố chung của hội nghị Ngoại trưởng ASEAN được nhìn thấy bởi Reuters bao gồm cả kêu gọi đóng băng cách hành động gây mất ổn định trên Biển Đông, nhưng điều này cũng có thể bị gỡ bỏ hoặc hạ thấp nếu các nước nhỏ hơn như Campuchia, Lào, Myanmar vốn có quan hệ chính trị, kinh tế sâu sắc với Bắc Kinh chịu sức ép từ Trung Quốc phản đối đưa nội dung này vào tuyên bố chung.
Theo Giáo Dục
Triều Tiên sử dụng diễn đàn ARF nghe ngóng, Trung-Nhật có thể tiếp xúc
Rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị.
Tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong lần đầu tiên tham dự diễn đàn ARF.
Bưu điện Hoa Nam ngày 8/8 dẫn lời giới phân tích nhận định, rất có thể những tiến bộ đạt được tại diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF) năm nay sẽ đạt được từ các cuộc tiếp xúc hậu trường và bên lề hội nghị. Các hoạt động ngoại giao trong khuôn khổ diễn đàn có thể cung cấp gợi ý về cách giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực.
Trong khi Biển Đông sẽ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong diễn đàn này, các nhà phân tích cũng đang tìm hiểu về sự xuất hiện lần đầu tiên của tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong và khả năng tiếp xúc song phương giữa Ngoại trưởng 2 nước Nhật Bản, Trung Quốc.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự kiến sẽ kêu gọi đóng băng tự nguyện tất cả các hành động leo thang khiêu khích ở Biển Đông, động thái mà một số nhà phân tích cho rằng sẽ gây ra phản ứng kịch liệt từ Trung Quốc.
Tuy nhiên theo giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc, diễn đàn ARF hàng năm giữa ASEAN và các đối tác quan trọng khác sẽ rất ít khả ăng để giải quyết các tranh chấp. Các Ngoại trưởng ASEAN vẫn có thể ra một tuyên bố nhấn mạnh mối quan tâm, kêu gọi giải quyết với sự nồng nhiệt lặp đi lặp lại mỗi kỳ họp và không có hiệu lực ràng buộc.
Nhưng với Myanmar đảm nhiệm Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay có thể gặp phải vấn đề, theo Rodolfo Severino, cựu Tổng thư ký ASEAN và đang là một nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Trung Quốc là nước láng giềng sát nách của họ và tiếp tục là một nguồn đầu tư lớn. Myanmar đang phải tự cân bằng trước sự canh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ trong khu vực.
Oh Ei Sun, một nhà phân tích từ trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajartnam cho biết, nỗ lực để kiềm chế Trung Quốc cũng sẽ bị cắt xén do thiếu ảnh hưởng của Myanmar. Các nhà ngoại giao khác sẽ sử dụng cuộc đối thoại kéo dài 2 ngày để thúc đẩy các lợi ích của đất nước họ.
Phái đoàn Bắc Triều Tiên được dự kiến là sẽ thu thập thông tin và "có được cảm giác về những gì đang xảy ra" vì Bình Nhưỡng tiếp tục xem xét việc giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, theo Adam Cathcart, một nhà phân tích đại học Leeds cho biết.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida được cho là cũng đã lên kế hoạch tìm kiếm một cuộc tiếp xúc vói người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị trong ngày mai, theo Kyodo News. Bắc Kinh đã tỏ ra miễn cưỡng để sắp xếp một cuộc gặp với phía Nhật Bản vì 2 bên vẫn chưa tạo ra môi trường đối thoại.
Theo Giáo Dục
"Malaysia có thể một mình đàm phán tay đôi với Trung Quốc ở Biển Đông" Malaysia nhẹ nhàng tiếp cận với việc phát triển các giếng dầu ở bãi cạn Jame Shoal trong khi vẫn "sống khép kín" với ASEAN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Bưu điện Phnom Penh ngày 19/7 đăng bài phân tích của Luke Hunt, một nhà báo sống tại Phnom Penh, Campuchia bình luận, kể từ...