Mỹ sẽ buộc Trung Quốc trả giá vì đe dọa ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Trao đổi với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Mỹ sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những hành vi gây mất ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Thủy thủ đoàn trên tàu khu trục USS John S. McCain trong một chiến dịch tuần tra hàng hải ở Biển Đông. Ảnh: US Navy
Trong thông báo đưa ra tối muộn ngày 5/2 (giờ địa phương), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, trong cuộc điện đàm với ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định lập trường Mỹ sẽ hợp tác với đồng minh và đối tác để bảo về những lợi ích và giá trị chung nhằm buộc Trung Quốc phải chịu hệ quả cho những nỗ lực de dọa ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có eo biển Đài Loan, cũng như hành vi hủy hoại trật tự quốc tế.
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ sau một ngày Tổng thống Joe Biden có bài phát biểu đầu tiên về chính sách đối ngoại mà ở đó ông mô tả Trung Quốc là đối thủ nguy hiểm nhất của Mỹ, nhưng đồng thời cam kết hợp tác với Bắc Kinh nếu việc làm này phù hợp với lợi ích của Mỹ.
Cùng ngày, Hạm đội 7 của Mỹ ra thông cáo chính thức, khẳng định tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S. McCain đã vào Biển Đông trong một chiến dịch tuần tra tự do hàng hải. “Việc tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan là minh chứng cho cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Mở. Máy bay, tàu chiến của quân đội Mỹ sẽ hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”, phát ngôn viên Hạm đội 7 Mỹ cho biết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông và đã tiến hành hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép ở vùng biển này. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Thách thức với tham vọng 'đưa Mỹ trở lại' của Biden
Biden muốn đưa Mỹ trở lại sân khấu quốc tế, nhưng ông trước hết phải thuyết phục được các nhân viên ngoại giao hiệp lực thực hiện tham vọng này.
Cam kết xây dựng lại các liên minh và củng cố vị thế của Mỹ trên vũ đài quốc tế, Tổng thống Joe Biden đã vạch ra các kế hoạch nhằm đưa quốc gia này trở lại với thế giới trong bài phát biểu về đối ngoại đầu tiên hôm 4/2.
Biden cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong vai trò lãnh đạo của mình, đến từ tham vọng cạnh tranh ngày càng tăng của Trung Quốc và cũng như sức ép từ Nga.
"Chúng ta phải đáp ứng thời điểm mới này, với các thách thức toàn cầu ngày càng tăng từ đại dịch, khủng hoảng khí hậu đến phổ biến vũ khí hạt nhân", Biden nói.
Tuy nhiên, để làm được điều này, Tổng thống Biden hiểu nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng trước tiên của ông là giành được sự hậu thuẫn từ đội ngũ nhân viên ngoại giao ở cả trong và ngoài nước.
Ông chủ Nhà Trắng cam kết "sẽ ủng hộ" các nhân viên Bộ Ngoại giao đang làm việc ở Mỹ cũng như nước ngoài, những người từng vật lộn để thúc đẩy các giá trị Mỹ dưới thời cựu tổng thống Donald Trump.
Tổng thống Biden thừa nhận thực tế đó. "Đó là những năm đầy khó khăn", ông nói trước khoảng 50 nhân viên đeo khẩu trang tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở Washington.
"Các bạn là đại diện của nước Mỹ và điều đó rất quan trọng", Biden nói thêm. "Các bạn là trung tâm của tất cả những gì tôi dự định làm. Các bạn là trái tim của nó".
Tổng thống Joe Biden phát biểu tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington hôm 4/2. Ảnh: AP.
Nhiều nhà ngoại giao đánh giá cao bài phát biểu của Biden và cho rằng lời cam kết của ông đã đi đúng hướng. Nhưng khi các vị trí hàng đầu trong Bộ Ngoại giao bắt đầu được lấp đầy, không ít nhà ngoại giao từng làm việc dưới thời Trump tỏ ra thất vọng khi chúng lần lượt được giao cho các thân tín của Biden.
Brett Bruen, cựu nhân viên ngoại giao và là thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời cựu tổng thống Barack Obama, cho biết ông đã nói chuyện với nhiều nhân viên ngoại giao và đồng nghiệp cũ vẫn đang làm trong Bộ Ngoại giao. Những người này tỏ ra thất vọng với bài phát biểu của Biden, khi không đề cập tới việc đề bạt và thăng chức cho họ.
"Dù Tổng thống Biden đã có bài phát biểu đầy khích lệ, ông ấy không đưa ra bất kỳ kế hoạch mới nào", Bruen nói.
Đối với một số người, bài phát biểu của Biden là "liều thuốc giải" rất cần thiết cho sự ngờ vực và làn sóng sa thải các nhà ngoại giao tràn lan dưới thời Rex Tillerson và Mike Pompeo, hai ngoại trưởng thời Trump.
Tillerson đã giám sát một cuộc "thanh lọc" khoảng 1.000 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi rời nhiệm sở. Cựu ngoại trưởng Pompeo thì trọng dụng những người chịu tuân phục và từ chối hỗ trợ các nhân viên phải hứng "cơn thịnh nộ" từ cựu tổng thống Trump.
Kể từ khi Ngoại trưởng Antony Blinken tuyên thệ nhậm chức hôm 26/1, Bộ Ngoại giao Mỹ chưa công bố danh sách nhân viên phụ trách các vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, các nhân viên ngoại giao cũ và hiện tại đã tổng hợp một danh sách các nhân sự được Biden bổ nhiệm, gồm ít nhất 9 phó trợ lý ngoại trưởng và 4 cố vấn cấp cao trong số hàng chục chức vụ hiện có. Một số trong đó từng làm việc tại Bộ Ngoại giao nhưng đã rời đi dưới thời Trump, rồi trở lại với các vị trí quyền lực hơn.
"Bạn sẽ thấy một số nhà ngoại giao chuyên nghiệp đáng kính trọng đảm nhận một số vị trí cấp cao nhất trong cơ quan này", Ned Price, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, hôm 2/2 nói. "Không có gì phải nghi ngờ về điều đó".
Trong bài phát biểu hôm 4/2, Biden nói rằng ông yêu cầu sự liêm chính, minh bạch và trách nhiệm giải trình từ đội ngũ ngoại giao của mình để "xây dựng niềm tin ở Mỹ và trên toàn thế giới".
Ông cũng đảm bảo rằng đội ngũ nhân viên của Bộ Ngoại giao sẽ phản ánh "sự đa dạng, công bằng, hòa nhập", như mục tiêu mà Blinken từng tuyên bố. Trong bài phát biểu trước các nhân viên tuần trước, Ngoại trưởng Blinken cam kết sẽ xây dựng lại Bộ Ngoại giao như "đại diện thực sự của người dân Mỹ".
Việc Blinken bắt đầu công việc tại Bộ Ngoại giao được các nhân viên rất quan tâm và thông điệp của ông cũng gây được tiếng vang đối với nhiều nhà ngoại giao, những người cảm thấy bị coi thường hoặc gạt ra rìa trong nhiệm kỳ tổng thống trước.
"Những người đàn ông và phụ nữ này đại diện cho tài năng phi thường và sự đa dạng của nước Mỹ. Họ là tương lai của Bộ Ngoại giao. Chúng tôi thật sự vui mừng khi họ đã tham giao vào nhóm của mình", Blinken nói về đội ngũ 165 nhân viên ngoại giao của cơ quan này trong bài phát biểu hôm 4/2.
Quân đội Trung Quốc tố Mỹ 'gây căng thẳng' ở eo biển Đài Loan Quân đội Trung Quốc cho rằng Mỹ cố tình "gây căng thẳng" khi điều tàu chiến lần đầu qua eo biển Đài Loan dưới thời Tổng thống Biden. "Động thái của Mỹ lặp lại thủ đoạn cũ là 'thao túng kép' tình hình trên eo biển Đài Loan, vừa cố tình gây căng thẳng vừa phá vỡ hòa bình, ổn định khu vực....