Mỹ sắp triển khai vũ khí tầm xa tới khu vực Đông Âu, biến không gian thành mặt trận mới?
Một tướng Nga cho rằng quân đội Mỹ đang thực hiện kế hoạch triển khai vũ khí tầm xa mới tới khu vực Đông Âu, đồng thời biến không gian trở thành một mặt trận.
Hệ thống Aegis Ashore tại Romania. Ảnh: Navy.mil
Phát biểu trước Hạ viện Nga hôm 11/7, Thiếu tướng Andrei Sterlin, người đứng đầu tổng cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên bang Nga tuyên bố:
“Có khả năng là Lầu Năm Góc quyết định sẽ tăng cường hoạt động chuẩn bị cơ sở (vũ khí) mà không chờ đợi các thủ tục pháp lý liên quan tới hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) hoàn tất”.
Quan chức này lo ngại rằng Mỹ có thể sẽ triển khai tên lửa tầm xa tới Romania và và sẽ đặt thêm một hệ thống khác ở Ba Lan. Đây là điều mà Nga lo ngại vì theo đó có thể gây nguy hiểm cho Moscow nhất là Romania có vị trí địa lý khá gần với Nga.
INF là hiệp ước được Liên Xô và Mỹ ký hồi năm 1987, trong đó cấm hai nước phát triển một loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500-5.500 km. Hiệp ước này được ký kết vào thời điểm đó nhằm làm xuống thang căng thẳng ở châu Âu, nơi 2 bên cùng triển khai nhiều tên lửa, động thái có thể làm nảy sinh rủi ro chiến tranh hạt nhân.
Hồi tháng 2, Mỹ đã công khai đơn phương rút khỏi INF với cáo buộc rằng Nga đã phát triển và thử nghiệm tên lửa 9M729 vi phạm hiệp ước vì có tầm bay vượt trên 5.000 km. Nga bác bỏ mọi cáo buộc, đồng thời “tố” Mỹ vi phạm INF vì triển khai Mk-41 tới Ba Lan và Romania.
Ngày 3/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký thành luật, quyết định việc Nga dừng tuân thủ nghĩa vụ có trong INF.
Video đang HOT
Một tên lửa Mỹ mang theo vệ tinh. Ảnh: Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ.
Bên cạnh đó, ông Andrei Sterlin cũng phát đi một thông báo cáo buộc Mỹ đang tìm cách sử dụng không gian như là mặt trận chiến tranh mới.
“Lầu Năm Góc đang cân nhắc biến không gian thành chiến trường thực hiện hoạt động quân sự và yêu cầu duy trì quyền tự do hoạt động hoàn toàn tại khu vực này”, ông Sterlin nói.
Tổng thống Donald Trump hồi tháng 2 đã ký lệnh thành lập lực lượng không gian Mỹ với các mục tiêu giám sát toàn cầu, định hướng tên lửa, và đối phó với mối đe dọa từ vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc.
Nga đã lên án động thái này, kêu gọi Mỹ ngừng việc tạo nên một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Trung Quốc đồng tình với quan điểm của Nga, nhấn mạnh rằng Washington muốn duy trì vị trí dẫn đầu trong không gian bằng việc thực hiện động thái trên.
Moscow cũng đã nhiều lần kêu gọi các bên không biến vũ trụ trở thành một mặt trận đối đầu vũ trang mới.
Mộc Miên (Theo newsweek.com)
Theo doisongphapluat
Quân đội Nga "sốt sắng" loạt động tĩnh tên lửa Mỹ
Một tướng lĩnh cao cấp của Nga đã cáo buộc quân đội Mỹ lừa dối Moscow về ý định triển khai các tên lửa tại khu vực biên giới căng thẳng ở Đông Âu và việc Washington có thể có kế hoạch triển khai vũ khí tầm xa mới trong khu vực.
Thiếu tướng Andrei Sterlin phát biểu với Hạ viện Nga tại Moscow hôm thứ Năm rằng, Hoa Kỳ có thể tăng tốc chuẩn bị lắp đặt tên lửa tầm vừa hoặc tầm trung bình ở Roumani sau khi cả hai nước đình chỉ cam kết theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) 1987. Trước đó, INF cấm 2 nước này triển khai các loại tên lửa có tầm bắn từ 310 -3.420 dặm trên đất liền tại châu Âu.
"Có thể Lầu Năm Góc đã quyết định đẩy mạnh công tác chuẩn bị về mặt cơ sở mà không cần chờ hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan đến Hiệp ước INF", ông Sterlin nói. Tướng lĩnh này cũng cho rằng Washington đã từ chối các nỗ lực của Moscow để giải quyết bất đồng giữa họ, hãng thông tấn Tass của Nga đưa tin.
Tên lửa 9M729 của Nga bị phương Tây cho rằng đã vi phạm INF. (Nguồn: AFP/Getty)
Hoa Kỳ đã triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến được gọi là Aegis Ashore ở Romania và đang lên kế hoạch cho một hệ thống khác ở Ba Lan. Tướng Sterlin cũng cho biết hôm thứ Năm rằng, "liên quan đến các vũ khí này, Mỹ đã cố gắng trong nhiều thập kỷ để thuyết phục chúng tôi rằng các kế hoạch phòng thủ tên lửa của họ là nhằm chống lại các mối đe dọa tên lửa hạn chế từ Triều Tiên và Iran, đồng thời sẽ không ảnh hưởng đến khả năng răn đe của Nga. Hôm nay, Washington không còn phủ nhận rằng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu này là chống lại Nga".
Nga không đợi được phản hồi Mỹ
Tổng thống Donald Trump đã đình chỉ các nghĩa vụ của Hoa Kỳ đối với INF vào tháng 2, sau khi nhấn mạnh cáo buộc rằng tên lửa hành trình Novator 9M729 của Nga đã vi phạm thỏa thuận này. Moscow đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc và phản bác rằng Aegis Ashore có thể được Mỹ sử dụng để tấn công nếu cần, do đó đã phá vỡ các điều khoản của thỏa thuận. Đồng thời, việc triển khai máy bay không người lái quân sự của Hoa Kỳ cũng có thể bị coi là một động thái vi phạm.
Theo sau quyết định đình chỉ thực thi INF của Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đề xuất rút khỏi hiệp ước này và các nhà lập pháp ở Moscow đã bỏ phiếu để tiến hành động thái này vào tuần trước.
"Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để bảo tồn Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói với Hạ viện hôm thứ Năm, cũng theo hãng tin Tass. "Tuy nhiên, các sáng kiến của chúng tôi để giải quyết các mối quan ngại của cả hai bên dựa trên sự minh bạch lẫn nhau đã bị từ chối."
"Bây giờ, chúng tôi đang bắt đầu chuẩn bị cho khả năng Mỹ triển khai các tên lửa tầm trung trên mặt đất," ông nói thêm. "Các quyết định về các biện pháp đáp trả đang được thực hiện."
Nhà ngoại giao Nga này cũng đã gặp David Hale, Thứ trưởng về các vấn đề chính trị của Hoa Kỳ, nhưng các bài thông tin từ cả hai bên dường như cho thấy có rất ít tiến bộ trong việc giảm căng thẳng giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Nga, Trung không cùng đường với Mỹ
Ông Putin trong nhiều năm đã phản đối điều ông và các quan chức của ông tin là Lầu Năm Góc đang phát triển lá chắn phòng thủ tên lửa với sự hỗ trợ của các đồng minh như Ba Lan và Romania. Điều này cũng được cho là một phần hoạt động của NATO - một liên minh quân sự phương Tây do Mỹ đứng đầu -đang mở rộng sát tới biên giới Nga trong nhiều năm qua, kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Ba Lan và Romania mỗi bên chỉ cách biên giới phía tây của Nga vài trăm dặm.
Năm ngoái, ông Putin đã tiết lộ về một số hệ thống vũ khí hạt nhân tối tân, có năng lực hạt nhân và được cho là bất khả xâm phạm ngay cả khi đối mặt với các hệ thống phòng thủ hiện đại nhất. Kho vũ khí này bao gồm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, một vũ khí bay siêu âm và ngư lôi hạt nhân dưới nước, trong số nhiều vũ khí khác đang được tiến hành thử nghiệm.
Trong khi đó, ông Trump đã tuyên bố ý định xây dựng lá chắn tên lửa toàn cầu báo cáo Đánh giá về phòng thủ tên lửa vào tháng 1 vừa qua. Kế hoạch đầy tham vọng này bao gồm nhiều biện pháp chống tên lửa trong nước cũng như phát triển các máy bay đánh chặn trên không gian. Những ý tưởng này đã gây phẫn nộ cho cả Nga và Trung Quốc, những bên đã không thành công trong việc kêu gọi Hoa Kỳ ký hiệp ước cấm vũ khí trong không gian.
Tuy nhiên, ông Trump đang tìm cách đưa Bắc Kinh tham gia vào việc xây dựng một thỏa thuận INF mới cũng như đổi mới một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt khác, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới ( New START) - vốn được xây dựng để hạn chế kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga. Nhưng, Trung Quốc - bên có ít vũ khí hạt nhân hơn nhiều so với Mỹ và Nga - đã từ chối cả hai đề nghị này.
Quý Hoàng
Theo Toquoc
Nga nói có thể ngăn chặn mối đe dọa của vũ khí trong không gian ngay từ mặt đất Nga không nhất thiết phải có phản ứng đáp trả khi các quốc gia đưa các vũ khí lên không gian bởi Matxcơva hoàn toàn có thể phá hủy các vũ khí này ngay từ mặt đất trong trường hợp bị đe dọa. "Đối với kế hoạch đưa vũ khí lên không gian của một số quốc gia, việc đáp trả tương đương...