Mỹ sắp phải đóng cửa toàn bộ căn cứ quân sự ở Mỹ Latinh?
Giới lãnh đạo Mỹ Latinh sẽ thảo luận về việc di chuyển toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi khu vực này trong Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ được tổ chức tại Panama vào tháng Tư.
Hãng tin RT cho hay hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 10 – 11/4 với sự góp mặt của các thành viên đại diện cho 31 quốc gia.
Chia sẻ với hãng tin EFE, Tổng thư ký Liên hiệp các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), ông Ernesto Samper cho biết cuộc họp sắp tới sẽ là nơi để “đánh giá lại mối quan hệ giữa Mỹ và Nam Mỹ. Và điểm nhấn trong chương trình nghị sự về những mối quan hệ tại Mỹ Latinh sẽ là việc đóng cửa các căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực”.
Binh sĩ Mỹ tại Căn cứ Không quân Muniz ở San Juan, Puerto Rico.
Cũng theo ông Samper, các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực đã trở thành “đống phế liệu sau khi Chiến tranh Lạnh và nhiều cuộc xung đột khác kết thúc”.
Tổng thư ký UNASUR còn lên án thói quen hành động đơn phương của Mỹ nhằm đạt được những mục tiêu mà nước này đề ra tại khu vực Mỹ Latinh. Theo ông Samper, điển hình, Mỹ đã ra tuyên bố Venezuela là mối đe dọa tới an ninh của Washington.
Video đang HOT
“Trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, không một quốc gia nào có quyền phán xét về cách điều hành của một nước khác và càng không có quyền áp đặt lệnh trừng phạt cũng như cấm vận”, ông Samper nhấn mạnh.
Cuộc họp tại Panama lần này được xem là một sự kiện mang tính lịch sử khi lần đầu tiên có sự tham dự của phái đoàn Cuba kể từ năm 1962 khi mà Cuba bị trục xuất khỏi Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS).
Hồi năm 2014, Mỹ và Canada đã phủ nhận bản đề xuất tái kết nạp Cuba làm thành viên. Hành động này đã vấp phải làn sóng phản đối từ UNASUR. Thậm chí, Ecuador và Nicaragua còn tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh vào năm ngoái.
Trong năm nay, Chủ tịch Cuba Raul Castro sẽ có cơ hội gặp mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama. Đây còn là cơ hội giúp khôi phục mối quan hệ Mỹ – Cuba sau nhiều năm đối đầu.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Samper khẳng định việc bình thường hóa quan hệ Cuba – Mỹ sẽ không làm lu mờ những vấn đề liên quan tới cuộc đối đầu giữa Washington và Caracas (thủ đô của Venezuela) cũng như những tranh cãi xung quanh hoạt động của nhà tù vịnh Guantanamo, chương trình quân sự hóa của Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh và nhiều vấn đề khác.
Liên hiệp các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) có 12 thành viên và 2 quốc gia giữ tư cách quan sát viên. Tổ chức này được thành lập vào năm 2004 và hoạt động với đầy đủ chức năng vào năm 2011.
Theo Infonet
Tranh cãi việc đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ ở Mỹ Latinh
Việc yêu cầu chính phủ Mỹ đóng cửa tất cả căn cứ quân sự ở châu Mỹ Latinh đã gây ra sự tranh cãi giữa các nước trong khu vực. Vấn đề này sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) lần 7, Spunik News đưa tin.
Lính Mỹ sau khi hạ cánh tại căn cứ không quân Muniz ở San Juan (Puerto Rico), đông bắc vùng biển Caribe - Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo Mỹ, Canada và các nước châu Mỹ Latinh sẽ gặp nhau tại OAS lần 7 được tổ chức ở Panama từ ngày 10 đến 11.4. Dự kiến, sẽ có 31 nước tham dự hội nghị lần này.
Đây không phải là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh yêu cầu Washington đóng cửa các căn cứ quân sự trong khu vực. Các căn cứ này của Mỹ đang nằm rải rác trên khắp khu vực Mỹ Latinh, như ở Brazil, Puerto Rico, Honduras và cả Vịnh Guantanamo của Cuba, theo Spunik News.
"Đó là những thứ thuộc về Chiến tranh lạnh", Sputnik News dẫn lời Tổng thư ký Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) Ernesto Samper. Ông Samper từng là tổng thống Colombia từ năm 1994 đến 1998.
Tổng thư ký Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR) Ernesto Samper - Ảnh: Reuters
"Đây là lúc để phát triển kinh tế toàn cầu và chúng ta nên bỏ qua một bên những tàn dư của quá khứ. Các căn cứ không còn phù hợp và nên chấm dứt", ông Samper nói thêm.
Hội nghị sẽ bàn về hàng loạt các vấn đề ảnh hưởng đến tây bán cầu, trong đó có câu chuyện về Mỹ và Cuba. Thời gian gần đây, quan hệ hai nước đang được cải thiện sau nhiều năm đóng băng.
Giới quan sát chính trị gọi Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ (OAS) sắp tới là cuộc họp "lịch sử" vì có sự hiện diện của Cuba. Từ năm 1962 đến nay, đây là lần đầu tiên Cuba tham dự hội nghị, theo Sputnik News.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Nga mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh, thách thức vai trò của Mỹ? Nga đang mở rộng ảnh hưởng của mình tới các nước Mỹ Latinh thông qua các hoạt động hợp tác về kinh tế, chính trị, quân sự. Một số chuyên gia cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới vai trò của Mỹ ở khu vực này. Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Cuba Raul Castro - Ảnh: Reuters Về quan hệ...