Mỹ sắp phá cột trụ cuối cùng trong hệ thống chống phổ biến vũ khí hạt nhân?
Vốn đã tiêu hủy 2 trong số 3 cột trụ không phổ biến vũ khí hạt nhân, nước Mỹ giờ còn muốn hủy luôn cả cột trụ cuối cùng. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton khẳng định rằng Hiệp ước New START sẽ không được gia hạn.
Anh minh họa
Ông Bolton – vị cố vấn khét tiếng là diều hâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump – đã có bài phát biểu trong lúc tham gia một hội thảo sinh viên hôm 30/7 vừa qua, trong đó ông thể hiện rõ sự hoài nghi của mình về Hiệp ước New START được ký kết dưới thời chính quyền Barack Obama.
Gọi thỏa thuận quan trọng nói trên là “thiếu sót ngay từ ban đầu”, ông Boltoncho rằng thỏa thuận này thất bại trong việc bao phủ các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật tầm ngắn và “các hệ thống phóng của Nga”, mà không đề cập cụ thể tới các loại vũ khí này.
New START, có hiệu lực từ năm 2011, cho các bên ký kết khoảng thời gian 7 năm để hoàn tất các mục tiêu cắt giảm vũ khí. Thỏa thuận này nhằm mục tiêu cắt giảm 1/3 tổng số vũ khí hạt nhân của các bên tham gia và quy định mỗi bên không được triển khai nhiều hơn 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa và máy bay ném bom chiến lược, không quá 1.550 đầu đạn và chỉ được phép triển khai dưới 800 hệ thống phóng.
Video đang HOT
Đầu năm nay, giới chức Nga và Mỹ đã tổ chức hàng loạt cuộc tham vấn liên quan tới số phận của hiệp ước này, dự kiến sẽ hết hạn trong vòng 2 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, Washington vẫn đưa ra tín hiệu hỗn loạn, không nêu rõ “có” hay “không” việc gia hạn hiệp ước này. Tháng 11 năm ngoái, ông Bolton cũng thừa nhận rằng Nhà Trắng chưa hình thành được quan điểm chính thức của họ về vấn đề này.
Trong phát biểu hôm thứ Ba vừa qua, ông Bolton nhắc lại rằng quan điểm chính thức của Nhà Trắng vẫn chưa có, nhưng New START “khó có thể được gia hạn”. “Tại sao lại gia hạn một hệ thống đầy thiếu sót chỉ để nói rằng bạn có một hiệp ước?” – ông Bolton nói.
Ông Bolton còn ám chỉ rằng, Mỹ vẫn muốn ký kết một thỏa thuận kiểm soát vũ khí với Nga, nhưng với các điều khoản khác: “Chúng ta cần tập trung vào thứ gì đó tốt hơn, và chúng ta sẽ làm vậy”.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton (Ảnh: RT)
Trong một cuộc phỏng vấn với C-Span hôm thứ Ba, Tổng thống Trump cũng đưa ra quan điểm tương tự, cho hay ông tin rằng việc ký kết một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Nga là nhiệm vụ khả thi. Cùng lúc, ông Trump cho rằng cả Nga và Mỹ đang cố tích trữ những thứ vũ khí mà họ không cần đến, trong khi Trung Quốc cũng đang bắt kịp.
“Tôi nghĩ rằng cuối cùng chúng ta sẽ đạt được một thỏa thuận với Nga, trong đó sẽ có một dạng kiểm soát vũ trang, bởi tất cả chúng ta đều đang tích trữ thêm thứ mà chúng ta không cần tới, và họ cũng vậy. Trong khi Trung Quốc đang bắt kịp cả hai” – ông Trump nói.
Sau khi Tổng thống George W. Bush đơn phương rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo 1972 (Hiệp ước ABM) trong năm 2002 và ông Trump rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân Tầm trung (INF), New START trở thành cột trụ cuối cùng nâng đỡ hệ thống chống phổ biến hạt nhân trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.
INF 1987 cấm phát triển, sản xuất và triển khai các loại tên lửa hành trình và tên lửa trên mặt đất có tầm bắn trong khoảng 500 – 5.500 km. Để biện minh cho việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận này, Mỹ cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận, trong khi Moscow cực lực bác bỏ. Nga cũng cáo buộc quân đội Mỹ tăng cường phát triển sức mạnh hạt nhân và các hệ thống phòng không mà Mỹ lắp đặt ở Ba Lan, Romania có thể được sử dụng để phóng các tên lửa hạt nhân tầm trung.
Máy bay chiến lược B-21 Raider của Mỹ dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2021 đầy hứa hẹn
Máy bay ném bom chiến lược tiên tiến mới nhất của Mỹ B-21 Raider, được phát triển bởi tập đoàn Northrop Grumman, sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào đầu tháng 12/2021.
Nguyên mẫu máy bay chiến lược R-21 Raider của Mỹ.
Theo tờ "Nplus 1", công việc chế tạo máy bay ném bom chiến lược mới nhất B-21 Raider được bắt đầu từ năm 2015. Hai năm sau, vào mùa xuân năm 2017, tập đoàn Northrop Grumman công bố hoàn thành bản thiết kế dự kiến của máy bay, sau đó giai đoạn tạo mẫu máy bay được bắt đầu.
Máy bay sẽ nhận được các hệ thống và phần mềm để thực hiện các cuộc tấn công hạt nhân ngay từ nguyên mẫu đầu tiên. Tuy nhiên, trong vài năm đầu hoạt động, máy bay sẽ chưa được chứng nhận cho việc vận chuyển và sử dụng vũ khí chiến lược.
Theo Phó Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, Tướng Stephen Wilson, chuyến bay đầu tiên của máy bay ném bom đầy hứa hẹn sẽ được thực hiện tại căn cứ Không quân Edwards ở bang California vào đầu tháng 12/2021.
Máy bay ném bom mới được tạo ra theo sơ đồ "cánh bay". Kích thước chính xác của máy bay vẫn chưa được tiết lộ, nhưng có thể nó sẽ nhỏ hơn chiến đấu cơ B-2 và lớn hơn các máy bay không người lái trên boong thuộc dự án UCLASS. Được biết, chiều dài và độ sải cánh của B-52 lần lượt là 21 và 52,4 mét, còn đối với các máy bay không người lái thuộc dự án UCLASS là 11,6 và 18,9 mét.
Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ hy vọng máy bay ném bom B-21 Raider đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động vào giữa những năm 2020.
Theo một số nguồn tin, Bộ Quốc phòng Mỹ dự định sẽ mua thêm ít nhất 100 máy bay mới để thay thế dần cho các máy bay ném bom chiến lược lỗi thời B-52 Stratofortress và B-2 Spirit.
Được biết, những máy bay Raider B-21 đầu tiên sẽ phục vụ tại căn cứ không quân Ellsworth nằm ở bang Nam Dakota của Mỹ.
Theo giaoducthoidai/Phương Võ
Topwar.ru
Mỹ bước vào cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga và Trung Quốc Tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ gấp 15 lần vận tốc âm thanh và gần như không thể đánh chặn. Nó đang tạo ra cuộc chạy đua vũ trang mới khốc liệt giữa các cường quốc. Tháng 3/2018, trong phòng họp lớn tại câu lạc bộ Sphinx ở Washington, các giám đốc điều hành trong ngành hàng không vũ...