Mỹ sắp nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị nới lỏng các quy định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ trong việc xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ như súng và đạn ra nước ngoài.
Mỹ sắp nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí (Ảnh minh họa: Business Insider)
Giới chức cấp cao Mỹ mới đây tiết lộ Tổng thống Donald Trump đang chuẩn bị hoàn tất một kế hoạch chuyển việc giám sát xuất khẩu vũ khí phi quân sự từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo ngại việc nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí sẽ đe dọa sự ổn định và việc duy trì các hạn chế chặt chẽ đối với việc mua bán vũ khí. Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ tập trung nhiều hơn vào việc tạo điều kiện xúc tiến các thỏa thuận thương mại.
Video đang HOT
Một số quan chức Mỹ cho rằng các quy định mới sẽ giúp chính phủ tiết kiệm rất nhiều chi phí và giảm thiểu tối đa sự quan liêu, trong khi đẩy mạnh ngành công nghiệp xuất khẩu vũ khí và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân Mỹ.
“Việc buôn bán vũ khí sẽ mất thời gian. Nếu chúng ta làm đúng cách, chúng ta có thể phát triển ngành công nghiệp này”, Reuters dẫn lời một quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ cho biết.
Việc thúc đẩy buôn bán vũ khí này phù hợp với quan điểm của Tổng thống Donald Trump ủng hộ sở hữu súng đạn và chương trình “Mua hàng Mỹ” mà ông chủ trương. Tuy nhiên, điều này cũng vấp phải sự phản đối của một số nhà lập pháp. Họ cho rằng việc nới lỏng xuất khẩu vũ khí sẽ khiến các tổ chức tội phạm và các nhóm phiến quân dễ dàng mua được những vũ khí mạnh và sử dụng trong các vụ tấn công hoặc xả súng hàng loạt.
Hiện bản thảo kế hoạch nới lỏng quy định xuất khẩu vũ khí đang được hoàn tất và sẽ được gửi văn phòng ngân sách Nhà Trắng xem xét trong vài ngày tới. Bản kế hoạch này dự kiến sẽ có hiệu lực vào mùa thu này mà không cần sự thông qua của Quốc hội. Việc thi hành dự kiến sẽ bắt đầu vào đầu quý 1 năm 2018.
Tuy nhiên giới chức Mỹ nhấn mạnh việc chuyển quyền giám sát hoạt động mua bán vũ khí từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại không đồng nghĩa với việc xóa bỏ các quy định chặt chẽ đối với súng đạn.
“Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ đang làm việc với Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ nhằm đảm bảo các công ty Mỹ có lợi thế trên thị trường thế giới trong khi vẫn đảm bảo trách nhiệm trong việc xuất khẩu vũ khí”, giới chức Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ khẳng định.
Theo Dân Trí
Ukraine khao khát đuổi kịp Nga về sản xuất vũ khí
Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine được giao nhiệm vụ tạo ra các loại vũ khí không thua kém gì vũ khí khí tài của Nga, để lấy lại vị trí của mình trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới.
Trong chuyến đế thăm nhà máy bọc thép ở Kiev, Bộ trưởng An ninh và Hộ đồng Quốc phòng (NSDC) Ukraine Alerander Turchinov tuyên bố: "Nhiệm vụ trung tâm của nhà nước là tạo ra trang thiết bị quân sự hiện đại không thua kém Nga. Chính vì vậy, nhà nước sẽ hợp nhất 125 nhà máy quốc phòng trên cả nước".
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine - Petro Poroshenko nhấn mạnh: "Một số người áp đặt chúng ta phải hạn chế việc xuất khẩu vũ khí trong thời kỳ chiến tranh. Ngược lại, chúng ta có ngày hôm nay là nhờ vào việc xuất khẩu vũ khí. Tôi rất buồn vì ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine ở vị trí thứ 10 trong số nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Do đó, nhiệm vụ chiến lược là phải đạt được vị trí thứ 5".
Viện Nghiên cứu Hòa bình (SIPRI) cho biết, Ukraine đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách các nhà cung cấp vũ khí quân sự trong giai đoạn 2009 - 2014. Sau khi độc lập, Ukraine xuất khẩu quân sự đạt 10.5 triệu USD, trong đó có 4,2 triệu USD trong năm 2009-2014, chiếm 3% doanh thu thế giới. Tất nhiên, Ukraine vẫn không thể so sánh với vị trí đứng thứ hai trên thị trường xuất khẩu vũ khí quân sự của Nga và đã từ lâu Ukraine thậm chí còn không nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Cũng theo số liệu của SIPRI, hoạt động xuất khẩu vũ khí của Ukraine đã giảm 22% khoảng 323 triệu USD trong năm 2015.
Việc xuất khẩu hàng hóa truyền thống là xe tăng của Ukraine đã giảm xuống hai lần. Nước này chỉ bán được 20 xe tăng cho các nước như Ethiopia, Nigeria và Thái Lan. Nam Sudan đã mua 5 máy bay chiến đấu Mi-24V và Mi-24K của Ukraine. Còn Indonesia mua hai tên lửa &"không đối không" P-27. Doanh thu xuất khẩu của xe chiến đấu bọc thép cũng giảm một nửa trong năm 2015 so với năm 2014. Hiện các đơn đặt hàng vũ khí Ukraine chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
Lý giải về sự xuống dốc của lĩnh vực xuất khẩu vũ khí Ukraine, Ruslan Pukhov - Giám đốc Trung tâm Phân tích, chiến lược và công nghệ nhận định: Ukraine chưa có các công nghệ độc đáo hấp dẫn đối với thị trường thế giới. Nền công nghiệp quốc phòng Ukraine là một phần của khu phức hợp quân sự-công nghiệp của Liên Xô. Xuất khẩu vũ khí Ukraine kéo dài từ đầu những năm 90 đến 2010-2012 phần lớn dựa vào các nguồn dự trữ khí tài khổng lồ của Liên Xô tại các kho trên Ukraine. Sau khi quân đội của Liên Xô rút quân ra khỏi các nước Hungary, Đông Đức, Ba Lan thì các thiết bị khí tài được chuyển đến và bố trí tại Ukraine. Phần lớn vũ khí còn mới tinh. Chính thế Ukraine đã bán đi món quà di sản đó của Liên Xô với giá hời, kiếm được rất nhiều tiền trong khi không mất một đồng xu để đầu tư vào việc sản xuất vũ khí.
Ngoài ra, xuất khẩu vũ khí Ukraine bị giảm còn vì Kiev không chịu hợp tác với Nga. Liên bang Nga là nước mua chính sản phẩm ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine. Cuối cùng còn là do chất lượng thiết bị quân sự Ukraine ngày càng tệ hơn.
Theo Danviet
Những quốc gia mua nhiều vũ khí Mỹ nhất thế giới Trong bối cảnh an ninh thế giới ngày càng diễn biến phức tạp, Mỹ tiếp tục hưởng lợi từ hoạt động xuất khẩu vũ khí. Các chiến đấu cơ F-35 đỗ trên tàu sân bay Mỹ. Ảnh: AFP Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ...