Mỹ sắp gửi thêm cố vấn quân sự tới Ukraine
Mỹ đang cân nhắc gửi thêm cố vấn quân sự đến đại sứ quán ở Kyiv, được cho là động thái mới nhất thể hiện cam kết của Mỹ với Ukraine.
Theo Politico ngày 20.4 dẫn lời người phát ngôn Lầu Năm Góc, thiếu tướng Pat Ryder nói rằng các cố vấn sẽ phục vụ trong các vai trò phi chiến đấu, chủ yếu hỗ trợ hậu cần, giám sát việc cung cấp vũ khí của Mỹ và hỗ trợ bảo trì vũ khí.
“Trong suốt chiến sự ở Ukraine, Mỹ xem xét và điều chỉnh sự hiện diện tại Ukraine khi các điều kiện an ninh phát triển. Hiện tại, chúng tôi đang xem xét cử thêm một số cố vấn để tăng cường Văn phòng Hợp tác Quốc phòng (ODC) tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine. Đồng thời, các nhân viên phải chịu các hạn chế đi lại giống như tất cả nhân viên đại sứ quán”, ông Ryder cho biết.
Ông Ryder từ chối thảo luận về số lượng nhân sự cụ thể “vì lý do hoạt động an ninh và bảo vệ lực lượng”, song 2 quan chức Mỹ giấu tên cho biết con số này có thể lên tới 60.
Hạ viện Mỹ thông qua gói viện trợ Ukraine, Israel trị giá 95 tỉ USD
Ông Ryder giải thích, các cố vấn quân sự bổ sung có thể làm việc tại Văn phòng Hợp tác Quốc phòng tại Đại sứ quán Mỹ ở Ukraine. Theo Politico, các cố vấn Mỹ sẽ được giao nhiệm vụ giúp đỡ Ukraine với các thiết bị mới được chuyển giao vì tình hình chiến sự dự kiến sẽ gia tăng trong mùa hè tới.
Nga hiện chưa bình luận về thông tin nêu trên.
Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ vừa thông qua dự luật viện trợ trị giá 61 tỉ USD, bao gồm “những thứ như khả năng phòng không và pháo binh”. Bên cạnh đó, Giám đốc CIA Bill Burns cho rằng Ukraine có thể thua trong cuộc chiến năm nay nếu Quốc hội Mỹ không thông qua gói hỗ trợ.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng (Mỹ) ngày 21.9.2023. Ảnh REUTERS
Ukraine đang nỗ lực giành lại thế chủ động trên chiến trường sau cuộc phản công thất bại vào mùa hè năm ngoái. Đồng thời, những tổn thất gần đây của Ukraine càng trầm trọng hơn do nguồn cung đạn dược nước ngoài cạn kiệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin thừa nhận rằng “mọi thứ trên chiến trường bắt đầu thay đổi một chút theo hướng có lợi cho Nga”, trong khi lực lượng của Ukraine lâm vào khó khăn “trong việc giữ phòng tuyến”.
Việc gửi cố vấn quân sự tới Ukraine, ngay cả với vai trò không tham chiến, cũng sẽ mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, theo Politico. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết rằng quân đội Mỹ sẽ không được gửi đến để chiến đấu trên chiến trường Ukraine vì nguy cơ gia tăng đối đầu trực tiếp giữa lực lượng Mỹ và Nga.
Trong khi đó, Nga thường cảnh báo rằng họ coi Mỹ và các thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác trên thực tế là những bên tham gia vào chiến sự ở Ukraine. Nga khẳng định rằng không có khoản viện trợ nước ngoài nào sẽ thay đổi tiến trình xung đột hoặc cứu Ukraine khỏi thất bại.
Ukraine biết ơn về gói viện trợ Mỹ
Reuters ngày 21.4 đưa tin Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 20.4 bày tỏ lòng biết ơn về việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật viện trợ quân sự cho đất nước của ông. Đồng thời, ông Zelensky nhấn mạnh dự luật “sẽ giữ cho chiến sự không lan rộng, cứu sống hàng nghìn sinh mạng và giúp cả 2 quốc gia Mỹ và Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn”.
Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal viết trên Telegram, cho biết việc thông qua dự luật là bằng chứng cho thấy Mỹ thể hiện “sự lãnh đạo và quyết tâm” trong cuộc đấu tranh vì hòa bình và an ninh.
Nga tấn công miền tây Ukraine, một nước NATO cho máy bay xuất kích đề phòng
Nga đã tiến hành một đợt không kích nhắm vào thủ đô Kyiv và vùng Lviv ở miền tây Ukraine gần Ba Lan trong ngày 24.3, khiến Warsaw phải triển khai máy bay chiến đấu để đảm bảo an toàn không phận.
Thị trưởng Vitali Klitschko của Kyiv thông báo có nhiều vụ nổ tại thủ đô Ukraine sau khi các hệ thống phòng không được kích hoạt để ngăn chặn đợt tấn công tên lửa của Nga vào sáng 24.3, theo Reuters.
Người dân Kyiv xuống nhà ga tàu điện ngầm trú ẩn vào ngày 24.3. Ảnh REUTERS
Lãnh đạo quân sự Kyiv Serhiy Popko cho biết lực lượng phòng không Ukraine phá hủy khoảng chục tên lửa do Nga phóng đến trên bầu trời Kyiv và vùng lân cận.
Thông tin sơ bộ cho thấy không có thương vong hay thiệt hại đáng kể nào sau vụ tấn công. Những ngày qua, Nga được cho là đã liên tục tấn công Ukraine nhằm đáp trả cáo buộc Kyiv tấn công trong đợt bầu cử tổng thống Nga vừa qua.
Nga tấn công miền tây Ukraine, một nước NATO cho máy bay xuất kích đề phòng
Reuters dẫn thông tin từ các kênh truyền thông Ukraine cho hay tại vùng Lviv miền tây Ukraine, các tên lửa Nga đã bay gần biên giới Ba Lan. Quân đội Ba Lan cho biết đã kích hoạt máy bay của Ba Lan và đồng minh để gia tăng an ninh, đặc biệt là tại vùng đông nam nước này, nơi giáp với Ukraine.
Chiến đấu cơ F-16 của Ba Lan trong một nhiệm vụ tuần tra. Ảnh REUTERS
"Toàn bộ quy trình cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho không phận Ba Lan đã được kích hoạt, và Bộ Chỉ huy tác chiến của Không quân Ba Lan đang liên tục theo dõi tình hình", Không quân Ba Lan viết trên X.
Tên lửa của Nga được cho là từng bay vào không phận của Ba Lan, một quốc gia thành viên NATO, trong quá trình xung đột xảy ra tại Ukraine. Trong một vụ việc nghiêm trọng vào tháng 11.2022, một tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan khiến 2 dân thường thiệt mạng. Vụ việc xảy ra giữa lúc Nga tiến hành đợt tấn công lớn tại Ukraine. Các nhà điều tra Ba Lan sau đó kết luận rằng đó là tên lửa phòng không do Ukraine phóng để ngăn chặn tên lửa Nga nhưng bị bay lạc.
Trong sáng 24.3, thị trưởng Lviv Andriy Sadovyi cho biết thành phố không ghi nhận cuộc tấn công nào nhưng có khoảng 20 quả tên lửa và 7 máy bay không người lái (UAV) tấn công đã được phóng đến các vùng khác tại vùng Lviv. Các tên lửa và UAV nhắm đến cơ sở hạ tầng quan trọng.
Ukraine gần cạn tên lửa phòng không?
Nga chưa lập tức bình luận về vụ việc.
Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink thông báo trên mạng xã hội X rằng đây là lần thứ ba trong tuần, cảnh báo không kích vang lên trên toàn bộ Ukraine vào lúc rạng sáng và người dân được khuyến cáo trú ẩn.
Lệ thuộc UAV để chống Nga, Ukraine khó thay đổi tình thế? Ukraine đang tận dụng máy bay không người lái (UAV) để bù đắp cho tình trạng thiếu đạn pháo và làm suy yếu khả năng quân sự của Nga, nhưng giới chuyên gia cảnh báo UAV không thể làm thay đổi cán cân sức mạnh. Chuyên gia Ulrike Franke tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu (ECFR) mới đây đánh giá...