Mỹ sắp đưa ra gọi viện trợ mới, lần đầu cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine
Washington được cho là đang chuẩn bị cung cấp gói viện trợ mới trị giá 2 tỷ USD cho Ukraine, lần đầu tiên sẽ bao gồm tên lửa tầm xa.
Bom đường kính nhỏ GBU-39 tại khu lưu trữ đạn dược của Căn cứ không quân Al Udeid. Ảnh: Lực lượng phòng không quốc gia Mỹ.
Theo đài RT (Nga), Chính quyền Tổng thống Joe Biden được cho đã quyết định gửi tên lửa tầm xa tới Ukraine, giúp lực lượng Kiev có khả năng tấn công các mục tiêu xa hơn phía sau tiền tuyến. Tuyên bố này được đưa ra sau khi một quan chức tình báo hàng đầu của Ukraine đe dọa sẽ tiến hành nhiều cuộc tấn công sâu hơn vào bên trong lãnh thổ Nga.
Dẫn hai nguồn hai quan chức Mỹ giấu tên am hiểu về vấn đề, hãng tin Reuters (Anh) hôm 31/1 đưa tin gói viện trợ mới bao gồm đạn pháo phản lực kết hợp với bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) có tầm bắn 150 km. Gói viện trợ mới cũng sẽ bổ sung vũ khí chống tăng Javelin, phương tiện chống mìn, hệ thống rocket phóng loạt (MLRS) và thiết bị hỗ trợ cho hệ thống phòng không Patriot.
Theo đó, tên lửa GLSDB sẽ giúp các lực lượng Ukraine tấn công các mục tiêu xa hơn, tăng gần gấp đôi tầm bắn của các loại đạn MLRS và HIMARS mà Washington và các đồng minh NATO đã cung cấp cho Kiev trước đó.
Dù đã từ chối cung cấp vũ khí có thể giúp Kiev tấn công lãnh thổ Nga, và có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột rộng lớn hơn với Moskva, nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép viện trợ ngày càng nhiều loại vũ khí mạnh hơn cho Ukraine trong những tuần gần đây.
Cuối tuần trước, Washington đã chấp thuận kế hoạch gửi 31 xe tăng M1 Abrams tới Kiev, ngay cả khi hồi tháng 3, ông Biden tuyên bố rằng Mỹ sẽ không cung cấp xe tăng hoặc chiến đấu cơ cho Ukraine vì lo ngại leo thang xung đột.
Video đang HOT
Trong khi các xe tăng do Mỹ sản xuất dự kiến sẽ chuyển giao cho Ukraine vào cuối năm nay, hoặc thậm chí vào năm 2024, thì lô hàng đầu tiên – gồm 60 xe chiến đấu bộ binh Bradley được phê duyệt trước đó – đã được vận chuyển tới vùng chiến sự. Bộ Tư lệnh Vận tải Mỹ đã xác nhận thông tin trên hôm 30/1.
Nhà thầu quốc phòng Boeing của Mỹ đang đẩy mạnh phát triển GLSDB, với kế hoạch nhanh chóng gửi loại vũ khí mới sản xuất cho Kiev. Loại tên lửa này kết hợp bom đường kính nhỏ GBU-39 với động cơ tên lửa M26, cả hai đều có thể lấy từ kho vũ khí hiện có của Mỹ.
Tuy nhiên, Washington đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là gửi Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân MGM-140 (ATACMS) cho Kiev. Loại ATCMS này có tầm bắn khoảng 300 km, gấp đôi tầm bắn của GLSDB.
Trong khi các quan chức Mỹ tuyên bố rằng họ không có ý định gửi vũ khí có thể tấn công lãnh thổ Nga cho Ukraine, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price đã nhắc lại lập trường của Washington hồi đầu tháng này rằng Kiev có quyền tự do lựa chọn các mục tiêu của riêng mình, bao gồm cả Crimea, nơi mà ông tuyên bố vẫn là lãnh thổ của Ukraine.
Hôm 31/1, Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc phòng Ukraine Kirill Budanov tuyên bố rằng “cho đến khi Ukraine khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, sẽ có những vấn đề bên trong lãnh thổ Nga”. Ông cũng tiết lộ rằng Kiev đã đặt mục tiêu giành lại Crimea vào mùa hè này.
Về phần mình, Điện Kremlin cảnh báo Nga sẽ sử dụng vũ khí mạnh hơn để đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào đối với lãnh thổ Nga, bao gồm cả Crimea và các vùng lãnh thổ đã bỏ phiếu sáp nhập Nga hồi tháng 9/2021.
Đầu tháng này, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) Vyacheslav Volodin đã cảnh báo “thảm kịch toàn cầu” có thể xảy ra đối với nhân loại nếu các quốc gia phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí mà Kiev có thể sử dụng để tấn công các khu dân sự và cố gắng giành lại các lãnh thổ do Nga kiểm soát.
“Nếu vũ khí do Mỹ và các quốc gia thành viên NATO cung cấp được sử dụng để tấn công các thành phố dân sự và cố gắng giành lại các vùng lãnh thổ của Nga, như họ đe dọa sẽ thực hiện, thì Moskva sẽ đáp trả bằng vũ khí mạnh hơn”, ông Volodin tuyên bố.
New York Times: Mỹ có thể hỗ trợ Ukraine tấn công Crimea
Chính phủ Mỹ đang cân nhắc liệu có cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí có khả năng tấn công bán đảo Crimea hay không.
Khói bốc lên sau tiếng nổ gần căn cứ quân sự của Nga ở Crimea, ngày 9/8/2022. Ảnh: AP
Theo New York Times, các cuộc thảo luận về vấn đề trên đã cho thấy quan điểm của giới chức Mỹ đang dần thay đổi theo hướng ủng hộ mạnh mẽ hơn cho Kiev, ngay cả khi Washington khẳng định không muốn đối đầu với Moskva.
Dẫn lời một số quan chức Mỹ giấu tên, nguồn tin cho biết sau nhiều tháng do dự, Nhà Trắng đang hâm nóng ý tưởng Ukraine có thể "cần sức mạnh" để tiến hành các cuộc tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga, cụ thể là thành trì quân sự của nước này ở Crimea.
"Các quan chức Mỹ đang thảo luận với các đối tác Ukraine về việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp - từ hệ thống tên lửa HIMARS đến xe chiến đấu Bradley - để có thể nhắm mục tiêu vào Crimea", tờ báo nói và cho biết thêm rằng Washington "đã tin rằng nếu quân đội Ukraine có thể cho Nga thấy rằng quyền kiểm soát Crimea có thể bị đe dọa, điều đó sẽ củng cố vị thế của Kiev trong bất kỳ cuộc đàm phán nào trong tương lai".
Theo New York Times, bất chấp các công sự kiên cố của Moskva trên bán đảo, nơi đặt Hạm đội Biển Đen của Nga và các căn cứ quân sự khác, Crimea vẫn là "trọng tâm chính" trong các kế hoạch tác chiến của Ukraine. Không rõ chính xác Washington sẽ hỗ trợ Kiev thực hiện các cuộc tấn công vào khu vực này bằng cách nào, nhưng nguồn tin cho rằng quyết định cung cấp cho Kiev xe chiến đấu bộ binh Bradley cho thấy Mỹ sẵn sàng giúp Ukraine "tiếp tục tấn công Nga - bao gồm cả việc nhắm vào Crimea".
Các nhà phân tích giấu tên nhận định rằng cùng với các phương tiện chuyển quân do Pháp và Đức cung cấp, xe chiến đấu bộ binh Bradley có thể là đội tiên phong của lực lượng thiết giáp mà Ukraine có thể sử dụng trong cuộc phản công vào mùa đông hoặc mùa xuân này.
Tuy nhiên, ngay cả khi Nhà Trắng cân nhắc giúp đỡ Kiev thực hiện các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga, Tổng thống Joe Biden vẫn từ chối các yêu cầu của Ukraine về việc viện trợ tên lửa tầm xa và xe tăng chiến đấu hạng nặng. Trước đó, ông cảnh báo rằng những khoản viện trợ này có thể là mồi lửa cho hành động thù địch trực tiếp với Moskva và thậm chí thúc đẩy một cuộc chiến tranh hạt nhân, dù rủi ro đó dường như đang dần giảm bớt khi xung đột kéo dài.
Hồi tháng 12/2022, nguồn tin quốc phòng giấu tên của Mỹ nói với một tờ báo Anh rằng: "Nỗi sợ leo thang căng thẳng đã thay đổi ngay từ đầu xung đột". Điều này cho thấy Lầu Năm Góc đã "ngầm ủng hộ các cuộc tấn công tầm xa của Ukraine vào các mục tiêu bên trong nước Nga".
Trong khi đó, hôm 17/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ned Price khẳng định Mỹ không đặt bất kỳ giới hạn nào đối với các cuộc tấn công của Ukraine, hay "ra quyết định nhắm mục tiêu thay cho Kiev". Song các cuộc thảo luận mới nhất tại Nhà Trắng có thể cho thấy sự thay đổi quan điểm giữa một số quan chức.
Crimea đã sáp nhập Nga sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014. Tuy nhiên, Kiev và những nước ủng hộ phương Tây đã từ chối công nhận cuộc bỏ phiếu và coi bán đảo này vẫn thuộc lãnh thổ Ukraine. Tháng 12/2022, Tổng thống Ukraine Volodmyr Zelensky đã nhắc lại tuyên bố sẽ giành lại Crimea bằng mọi giá.
Về phần mình, các quan chức Nga đã nhiều lần tuyên bố sẽ hoàn thành các mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraine cho dù phải mất bao lâu. Trong bối cảnh Kiev liên tục yêu cầu phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa, Moskva cảnh báo Washington và các quốc gia NATO khác rằng động thái này sẽ vượt "lằn ranh đỏ" và khiến họ trở thành một bên trực tiếp của cuộc xung đột.
Sau các cuộc trưng cầu dân ý ở Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporozhye hồi tháng 9, Tổng thống Vladimir Putin đã tuyên bố Moskva sẽ bảo vệ không chỉ Crimea, mà tất cả các vùng lãnh thổ mới, bằng toàn bộ lực lượng và mọi phương tiện có sẵn.
Tình báo Ukraine cảnh báo sẽ có các tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga Ông Kirill Budanov, Giám đốc tình báo của Ukraine, cảnh báo Nga sẽ phải hứng chịu những cuộc tấn công mới sâu hơn vào lãnh thổ nước này. Thành viên đơn vị pháo binh Ukraine khai hỏa về phía Kherson ngày 28/10/2022, bên ngoài vùng Kherson. Ảnh: AFP Trong cuộc trả lời phỏng vấn đài ABC News, khi được hỏi liệu có phải...