Mỹ sắp công bố chiến lược tiêu diệt phiến quân Hồi giáo
Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định sẽ công bố chiến lược nhằm tiêu diệt các phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo trong một bài phát biểu quan trọng vào tuần này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình NBC TV ngày 7/9, ông Obama, vốn bị chỉ trích vì không đưa ra một chiến lược cụ thể, tuyên bố Mỹ sẽ làm suy yếu IS, co hẹp lãnh thổ của chúng và “đánh bại chúng”.
Ông Obama sẽ có bài phát biểu về kế hoạch đối phó với IS vào ngày 10/9, một ngày trước lễ kỷ niệm 13 năm sự kiện 11/9/2001.
IS đã chiếm các khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria trong những tháng gần đây, tuyên bố các vùng đất mà nhóm này kiểm soát là một “vương quốc Hồi giáo”.
“Tôi đang chuẩn bị cho nước Mỹ để đảm bảo rằng chúng ta sẽ đối phó với một mối đe dọa từ IS.
Vào thứ Tư tuần này, tôi sẽ có bài phát biểu là miêu tả kế hoạch của chúng ta trong tương lai”, ông Obama nói.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh rằng chiến lược sẽ không phải là một thông báo về việc triển khai các binh sĩ trên mặt đất.
Video đang HOT
“Đây không giống với cuộc chiến Iraq. Đây chỉ tương tự các chiến dịch chống khủng bố mà chúng ta đã liên tục thực hiện trong 5, 6, 7 năm qua”, ông Obama nói.
“Tôi chỉ muốn người Mỹ hiểu bản chất của mối đe dọa và cách thức chúng ta sẽ đối phó với nó và có đủ tự tin rằng chúng ta sẽ có thể xử lý với nó”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết thêm, chiến lược sẽ không chỉ có sự tham gia của Mỹ mà sẽ là một liên minh quốc tế.
Cuộc phỏng vấn hồi cuối tuần qua được tiến hành ngay sau khi ông Obama trở về từ hội nghị thượng đỉnh NATO tại Wales, nơi liên minh quân sự đã nhất trí sẽ hợp sức chống lại IS.
Kể từ đầu tháng 8, Mỹ đã tiến hành hơn 130 cuộc không kích để ủng hộ các lực lượng Iraq và người Kurd nhằm chiến đấu với IS ở miền bắc Iraq.
Chỉ riêng trong ngày 7/9, quân đội Mỹ đã tiến hành 5 cuộc tấn công liên quan tới các máy bay ném bom và chiến đấu, và hỗ trợ các lực lượng an ninh Iraq, các bộ tộc Sunni nhằm bảo vệ đập Haditha, một nguồn năng lượng quan trọng tại Iraq.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Iran ủng hộ hợp tác quân sự với Mỹ chống IS, Mỹ từ chối
Lãnh tụ tối cao của Iran, giáo chủ Ayatollah Khamenei ngày 5/9 đã phê chuẩn việc hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống lại nhóm nhà nước Hồi giáo tại Iraq, các nguồn tin tin BBC khẳng định.
Các hành động của IS đã khiến cả thế giới giận dữ
Ông Ayatollah Khamenei đã cho phép chỉ huy quân sự cấp cao nhất của mình điều phối các chiến dịch quân sự với các lực lượng Mỹ, Iraq và người Kurd, các nguồn tin tại Tehran cho biết.
Trước đây Iran vẫn thường phản đối sự can thiệp của Mỹ tại Iraq, một đồng minh của Iran.
Tuy nhiên, những người Hồi giáo dòng Shia tại Iran xem nhóm nhà nước Hồi giáo (IS) dòng Sunni là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Hồi tháng trước, các cuộc không kích của Mỹ đã giúp các tay súng Shia được Iran hậu thuẫn và lưc lượng người Kurd phá vỡ vòng vây của IS quanh thị trấn Amerli.
IS đã chiếm được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc và Tây Iraq cũng như phía Đông Syria những tháng gần đây.
Theo các nguồn tin, ông Ayatollah Khamenei từng cấm tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lược Quds - một đơn vị tinh nhuệ tác chiến ở nước ngoài của Vệ binh cách mạng Iran - trong việc phối hợp với các lực lượng chống lại IS, bao gồm cả Mỹ.
Những tháng gần đây, ông Soleimani đã tích cực hơn trong việc tăng viện cho các lực lượng bảo vệ Baghdad, với sự hỗ trợ của những người Shia tại Iraq.
Tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington không có kế hoạch hợp tác quân sự với Iran để chống lại IS và Washington cũng sẽ không "chia sẻ thông tin tình báo" với Iran.
"Không điều động binh sỹ"
Trong khi đó, các lãnh đạo NATO đang gặp gỡ tại xứ Wales, Anh cho biết họ muốn lập một liên minh quân sự để chống lại IS.
"Chúng ta cần tấn công chúng theo những cách có thể giúp ngăn chặn chúng chiếm lãnh thổ, tăng cường cho các lực lượng an ninh Iraq và các lực lượng khác trong khu vực, những người sẵn sàng đối đầu với chúng, mà không cần điều động binh sỹ của chúng ta", ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định. "Rõ ràng tôi nghĩ có một ranh giới đỏ cho những ai ở đây đó là không đặt dấu giày tới thực địa".
Sự tàn độc của IS, bao gồm các vụ sát hại hàng loạt và bắt cóc các thành viên của các nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số, cũng như các vụ chặt đầu các binh sỹ và phóng viên, đã làm dấy lên làn sóng giận dữ khắp thế giới.
Tháng trước, các lực lượng Iraq và người Kurd đã đẩy lùi IS khỏi các khu vực Bắc Iraq, nhưng nhóm này vẫn kiểm soát một khu vực mà chúng tuyên bố là nhà nước Hồi giáo trên cả lãnh thổ Syria và Iraq.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ BBC
NATO tập trận lớn tại Đông Âu, "răn đe" Nga 2.000 binh sỹ các quốc gia thành viên NATO đang có mặt tại Latvia, để tham gia một cuộc tập trận lớn được khẳng định nhằm cho thấy sự cam kết của liên minh quân sự này đối với các nước Baltic trước một nước Nga ngày càng "quyết liệt". Cuộc tập trận mang tên Steadfast Javelin 2, bắt đầu hôm 2/9 và...