Mỹ rút tàu sân bay gần Iran
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz kết thúc hơn 270 ngày hiện diện gần Iran, dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng ở Trung Đông.
“Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz đang rời vùng hoạt động của Bộ tư lệnh Trung tâm và di chuyển đến khu vực do Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phụ trách. Chúng tôi muốn cảm ơn mọi quân nhân trên các tàu đã hỗ trợ Bộ tư lệnh Trung tâm suốt hơn 270 ngày qua, bảo đảm an ninh quốc gia và răn đe, ngăn chặn xung đột ở khu vực đặc biệt quan trọng của thế giới”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết hôm 2/2.
Quan chức Mỹ từ chối xác nhận thông tin nhóm tàu USS Nimitz sẽ trở về cảng nhà ở Bremerton, bang Washington. Lầu Năm Góc cho biết các chiến hạm đang hiện diện trong khu vực thuộc trách nhiệm của Hạm đội 7, sẵn sàng được huy động làm nhiệm vụ, huấn luyện hoặc diễn tập nhân đạo.
Tiêm kích Super Hornet cất cánh từ USS Nimitz ở Trung Đông hôm 17/1. Ảnh: US Navy .
Video đang HOT
Việc rút nhóm tàu Nimitz đồng nghĩa với Mỹ không còn tàu sân bay nào hoạt động tại Trung Đông. “Đây không phải quyết định hời hợt. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin hiểu rõ bức tranh địa chiến lược rộng lớn hơn khi phê chuẩn động thái này và tin rằng chún tôi vẫn có sự hiện diện vững chắc trong khu vực, sẵn sàng đối phó mọi đối thủ”, Kirby cho hay.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc cũng không cho biết liệu Mỹ có điều thêm tàu sân bay thế chỗ USS Nimitz trong tương lai gần hay không, thêm rằng Washington chỉ có số lượng tàu sân bay hạn chế và luôn theo dõi các mối đe dọa.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông năm 2018. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Quân đội Mỹ trong hai tháng qua đã nhiều lần triển khai oanh tạc cơ B-52H tuần tra khu vực và điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư. Một tàu ngầm hạt nhân Mỹ đã xuất hiện giữa ban ngày, gần mặt biển ngay sát nơi Iran tập trận hải quân hôm 14/1.
Nhóm tàu sân bay USS Nimitz tuần tra các vùng biển tại Trung Đông từ cuối tháng 11/2020 để răn đe Iran. Các chiến hạm này dự kiến rút về Mỹ cuối tháng 12/2020, nhưng Trump sau đó yêu cầu chúng tiếp tục cắm chốt tại khu vực để răn đe Tehran.
B-52 Mỹ lần đầu tới Trung Đông sau khi Biden nhậm chức
Oanh tạc cơ B-52 lần đầu thực hiện sứ mệnh "phô diễn sức mạnh" trên bầu trời hàng loạt quốc gia Trung Đông sau khi Tổng thống Biden nhậm chức.
Hai oanh tạc cơ thuộc Không đoàn Oanh tạc số 2 cất cánh từ căn cứ không quân Barksdale tại bang Louisiana ngày 26/1, bay qua không phận Israel, Jordan, Arab Saudi và khu vực vịnh Ba Tư gần Qatar rồi trở về Mỹ. Các tiêm kích của Jordan, Arab Saudi cùng biên đội chiến đấu cơ trên tàu sân bay USS Nimitz tham gia hộ tống hai chiếc B-52.
Chuyến bay qua Trung Đông của hai oanh tạc cơ B-52 diễn ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Biden đang nỗ lực tìm cách xử lý vấn đề Iran, sau nhiều tháng căng thẳng giữa Tehran với chính quyền của cựu tổng thống Donald Trump.
4 tiêm kích F-15 của Arab Saudi hộ tống oanh tạc cơ B-52 của Mỹ, ngày 26/1. Ảnh: USAF .
Một quan chức quân đội Mỹ cho biết chính quyền Biden sẽ đưa ra một số quyết định về vấn đề Iran trong thời gian tới. Chuyến bay của hai chiếc B-52 qua Trung Đông hôm 26/1 "không nhằm ứng phó với bất cứ sự cố hay mối đe dọa cụ thể nào" và được lên kế hoạch từ trước, song thời gian triển khai "được xác định dựa trên giá trị răn đe sau lễ nhậm chức" của Biden.
Quan chức này cho biết các lo ngại khác bao gồm khả năng Iran thực hiện hành động trả thù các cựu quan chức dưới thời Trump, hoặc tìm cách gây áp lực với quân đội Mỹ ở Trung Đông trong những ngày đầu của chính quyền Biden.
Mỹ nối lại các chuyến bay của oanh tạc cơ mang tính răn đe Iran từ tháng 11/2020. Chuyến bay hôm 26/1 là lần đầu tiên oanh tạc cơ B-52 bay qua khu vực Trung Đông sau khi Biden nhậm chức.
Hai lần gần nhất B-52 của Mỹ thực hiện nhiệm vụ này là ngày 8/1 và 17/1, trong bối cảnh Iran được cho có thể phát động cuộc tấn công nhằm trả thù cho thiếu tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm bị hạ sát tại Iraq tháng 1/2020.
Iran nhiều lần phát thông điệp đe dọa trả thù, bao gồm đoạn tweet của lãnh tụ tối cao Ali Khamenei với đồ họa mô phỏng một máy bay không người lái (UAV) tấn công một người chơi golf với ngoại hình gần giống Trump. Twitter sau đó khóa tài khoản của lãnh tụ Khamenei.
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ - Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Tên lửa đạn đạo Iran rơi cách tàu sân bay Mỹ 160 km Tên lửa đạn đạo Iran nổ tung gần vùng biển có nhóm tàu USS Nimitz hoạt động trên Ấn Độ Dương, nhưng không đe dọa an toàn chiến hạm Mỹ. Các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên hôm 17/1 cho biết tên lửa đạn đạo được Iran phóng trong cuộc tập trận Nhà tiên tri Vĩ đại 15 đã rơi xuống vùng...