Mỹ rút quân khỏi Afghanistan: Kế hoạch trù bị dai dẳng và chưa có hồi kết
Trong một cập nhật trên Twitter, Tổng thống Donald Trump viết: “Những người lính Mỹ cuối cùng ở Afghanistan nên trở về nước trước Giáng sinh”.
Theo tờ National Interest, mặc dù đề xuất rút quân của Mỹ trước Giáng sinh sẽ được hoan nghênh nhưng tuyên bố của Tổng thống Trump đang vấp phải hoài nghi về tính khả thi. Trước đó, Cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien từng nhắc đến việc triển khai giảm số quân đội Mỹ ở Afghanistan và động thái này sẽ diễn ra sau Giáng sinh. Đối với một số người khác, như thường lệ, sự liên quan giữa dòng tweet của Tổng thống Trump và hành động không rõ khi nào mới chính thức được thực hiện.
Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest
Tổng tham mưu trưởng Lục quân – tướng Mark Milley đã từ chối giải thích động thái này trong một cuộc phỏng vấn. Ông Mark Milley khẳng định các mốc thời gian nhắc đến sự rút lui của quân đội Mỹ tại Afghanistan được cho chỉ là suy đoán. Ông Milley nói trên NPR rằng: “Chúng tôi đang có kế hoạch thực hiện việc rút quân có chủ ý và sẽ giảm quân xuống khoảng 4.500 vào cuối tháng 11. Sau đó, việc quyết định rút hẳn quân đội tại Afghanistan trong tương lại phụ thuộc vào Tổng thống”, ông Milley nói trên NPR.
“Tất cả các kế hoạch rút quân đều phải dựa trên các điều kiện nhằm chấm dứt cuộc chiến dai dẳng có trách nhiệm và có chủ ý, đảm bảo an toàn cho các lợi ích an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ đang bị đe dọa ở Afghanistan”, ông Milley nhấn mạnh.
Video đang HOT
Các bình luận của ông Milley đã được thông báo và khả năng đưa ra góc nhìn tổng quan về việc rút quân đội Mỹ khỏi Afghanistan trong ba tháng tới. Tuy nhiên, các nhận xét của ông Milley đang nêu ra nổi bật ba vấn đề nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Đây là những vấn đề góp phần quan trọng vào thực tế rằng Afghanistan từ lâu đang bế tắc trên chiến trường.
Vấn đề đầu tiên là sự khác biệt hoàn toàn rõ ràng giữa lời hứa của Tổng thống Trump với người dân Mỹ cũng như chính sách theo đuổi trong suốt nhiệm kỳ. Giống với hai cựu Tổng thống Barack Obama hay George Bush trước đó, Tổng thống Trump đã tham gia vận động tranh cử vào năm 2016 cùng với hứa hẹn đưa nước Mỹ tránh xa các can thiệp quân sự sai lầm trong quá khứ. Tổng thống Trump từng chỉ trích “các cuộc chiến tranh bất tận” và gọi cuộc xâm lược Afghanistan là một sai lầm khủng khiếp. Đây không phải là lần đầu tiên ông nhắc đến sự rút quân đội Mỹ ở Afghanistan. Trước đó là tháng 8/2019 và tháng 5/2020, ông Trump từng muốn rút toàn bộ quân trước Bầu cử Mỹ 2020 diễn ra. Tuy nhiên, điều đó chưa xảy ra.
Là Tổng thống Mỹ, ông Trump có thẩm quyền chấm dứt chiến tranh kéo dài dai dẳng. Tổng thống Trump đã công khai hứa hẹn như vậy nhưng dường như không thể đưa ra tuyên bố thành hiện thực. Các nhiệm kỳ tổng thống Mỹ đã qua được đánh giá là giống nhau khi chưa đưa ra một quyết định rút toàn bộ quân, chấm dứt chiến tranh kéo dài ở Afghanistan.
Vấn đề thứ hai là khái niệm rút quân phải dựa trên các điều kiện. Điều này có vẻ hợp lý dựa trên giấy tờ nhưng thực tế, các kế hoạch rút quân có điều kiện nghĩa là lộ trình trì hoãn vẫn phải kéo dài. Các điều kiện ở Afghanistan đặt ra yêu cầu Washington phải ở thêm một năm nữa hoặc có thể là phải 10 năm nữa. Nếu điều kiện không đáp ứng có nghĩa là vi phạm. Nếu điều kiện thỏa mãn thì có nghĩa là Washington đã giành chiến thắng trong cuộc chiến. Kết quả là chiến tranh kéo dài vĩnh viễn và chưa thể kết thúc, học giả quan hệ quốc tế tại Havard – Stephen M. Walt đưa ra bình luận.
Theo ông Stephen M. Walt, khi nỗ lực tập trung lật đổ Taliban và đánh tan al Qaeda trở thành nỗ lực vô tận, tốn kém và phi thực tế thì rõ ràng không có kết thúc cũng như ít hy vọng thành công.
Vấn đề thứ ba là phản ứng của ông Milley đưa ra một giả định có thể lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ đang bị đe dọa nếu Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, trong đó sự hiện diện quân sự ở đây đang bảo vệ chính an ninh của nước Mỹ.
Tuy nhiên, theo tác giả, đây là một lập luận sai lầm. Giống như dòng tweet của Tổng thống Trump, việc rút toàn bộ số quân ở Afghanistan của Mỹ không hề đe dọa lợi ích nước Mỹ.
Việc ngăn chặn các cuộc khủng bố tại Mỹ không hề đòi hỏi Washington phải đóng quân vĩnh viễn ở một quốc gia cách xa nửa vòng trái đất. Trên thực tế, khủng bố luôn có âm mưu ở mọi nơi trên thế giới. Hơn nữa, sau hai thập kỷ chiến tranh, rõ ràng sự can thiệp quân sự của Mỹ không đạt được mục tiêu đã nêu. Ngay cả khi Washington có lợi ích gắn bó chặt chẽ ở Afghanistan thì không hề có bất kỳ giả định hợp lý nào cho rằng cuộc chiến dai dẳng ở Afghanistan có thể đảm bảo lợi ích an ninh cho Mỹ.
Theo tờ báo, chiến tranh ở Afghanistan đang trì trệ và rõ ràng chưa thể nhìn thấy lợi ích nào. Xét ở khía cạnh đạo đức thì điều này được đánh giá là không thể chấp nhận được nếu tiếp tục kéo dài thêm nữa. Giới chuyên gia nhận định, việc rút quân khỏi Afghanistan trước Giáng sinh khó có khả năng xảy ra nhưng có thể là ý kiến hay và có trách nhiệm.
Thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda bị tiêu diệt
Lực lượng an ninh Afghanistan tiêu diệt Abu Muhsin al-Masri, một thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda vốn nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của FBI.
Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan (NDS) cho biết trong tweet đêm 24/10 rằng Abu Muhsin al-Masri, nhân vật được cho là chỉ huy số hai của tổ chức khủng bố al-Qaeda, bị tiêu diệt trong chiến dịch đặc biệt ở tỉnh Ghazni.
Thủ lĩnh cấp cao của al-Qaeda bị Mỹ cáo buộc cung cấp hỗ trợ vật chất và nguồn lực cho một tổ chức khủng bố nước ngoài và mưu sát các công dân Mỹ.
FBI chưa đưa ra bình luận về thông tin al-Masri bị tiêu diệt.
Cơ quan An ninh Quốc gia Afghanistan (NDS) cho biết trong tweet đêm 24/10 rằng Abu Muhsin al-Masri bị tiêu diệt trong chiến dịch đặc biệt ở tỉnh Ghazni. Ảnh: NDS Afghanistan.
Theo thông báo trước đây của FBI, Abu Muhsin al-Masri còn được biết tới với cái tên Husam Abd-al-Ra'uf, là một công dân mang quốc tịch Ai Cập.
Hồi tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng số phần tử al-Qaeda còn hiện diện ở Afghanistan chưa tới 200 người.
Mỹ đang dần rút quân khỏi Afghanistan sau khi đạt được thỏa thuận với Taliban hồi tháng 2. Theo thỏa thuận này, các lực lượng nước ngoài sẽ rút khỏi Afghanistan vào tháng 5/2021 để đổi lấy sự đảm bảo chống khủng bố từ Taliban, lực lượng đã đồng ý đàm phán về một lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và công thức chia sẻ quyền lực với chính phủ Afghanistan.
Tiến trình hòa bình cho Afghanistan đã bắt đầu ở Doha vào tháng trước. Bất chấp các cuộc đàm phán, giao tranh giữa Taliban và lực lượng chính phủ Afghanistan vẫn tiếp diễn trong những tuần gần đây.
Tuần trước, đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad cho biết Taliban đã đồng ý "thiết lập lại" các cam kết theo thỏa thuận rút quân và giảm thiểu số thương vong ở nước này.
IS thừa nhận đánh bom tại một trung tâm giáo dục của Afghanistan Vụ đánh bom liều chết do Tổ chức Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện ngày 23/10 tại một trung tâm giáo dục ở thủ đô Kabul đã khiến 24 người thiệt mạng và 57 người bị thương, hầu hết nạn nhân là học sinh. Nạn nhân bị thương sau vụ đánh bom liều chết ở thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 24/10/2020. (Ảnh:...