Mỹ rút khỏi hiệp ước vũ khí với Nga để nhắm vào Trung Quốc?
Quyết định rút khỏi hiệp ước vũ khí hạt nhân với Nga của Mỹ, nhìn bề ngoài có thể là đòn tấn công đối với đối thủ cũ trong Chiến tranh Lạnh, nhưng các chuyên gia nhận định, mục tiêu lớn hơn ở đây có khả năng là Trung Quốc.
Fu Mengzi, phó giám đốc Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc tại Bắc Kinh, cho rằng kế hoạch từ bỏ Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm ngắn và tầm trung (INF) của ông Trump là dấu hiệu cho thấy Washington đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu chiến lược với Bắc Kinh.
“Sau khi rời INF, Mỹ được dự đoán sẽ đẩy mạnh những chương trình phát triển và triển khai vũ khí chiến lược mới” – ông Fu nói.
Bên cạnh cuộc chiến thương mại đang leo thang, căng thẳng quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có những dấu hiệu đối đầu, đặc biệt ở Biển Đông, theo SCMP.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald trump. (Ảnh: Sky News)
Trả lời trong một cuộc họp báo, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) nói Mỹ đã quyết định sai khi đơn phương muốn rút khỏi một thỏa thuận nổi bật nhất từ thời Chiến tranh lạnh đã giúp loại bỏ các nguy cơ tên lửa từ châu Âu.
“Hiệp ước INF là một thỏa thuận kiểm soát vũ khí quan trọng do Mỹ và Liên Xô đạt được trong Chiến tranh lạnh. Hiệp ước này đóng một vai trò quan trọng trong ổn định hóa các mối quan hệ quốc tế, duy trì cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Đến hôm nay nó vẫn vô cùng quan trọng” – bà Hoa nói.
Ngày 20/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông dự định rời khỏi INF vì Nga không tôn trọng thỏa thuận. INF được ký năm 1987 bởi Tổng thống Mỹ khi đó là Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev. Hiệp định loại bỏ tất cả tên lửa thường và hạt nhân phóng từ mặt đất cùng thiết bị phóng với tầm bắn ngắn (500-1.000 km) và trung (1.000-5.500 km).
Trung Quốc không tham gia ký kết hiệp định nên đã có thể phát triển tên lửa đạn đạo mà không bị hạn chế. Các tên lửa chuỗi DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000 km, khiến cả nước mỹ có thể nằm trong tầm tiếp cận, theo SCMP.
Video đang HOT
Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng quyết định của ông Trump có thể trở thành chất xúc tác cho cả Nga và Trung Quốc tích lũy phát triển chương trình hạt nhân.
“Trung Quốc nhiều khả năng sẽ phản ứng khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận bằng cách lấy đó làm cái cớ để hợp thức hóa các chương trình thúc đẩy quân sự” – nhà nghiên cứu nói.
Theo SCMP, dù thông báo sẽ rút khỏi INF của ông Trump có phần bất ngờ, hiệp định này đã cho thấy dấu hiệu “mệt mỏi” trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Năm 2008, Mỹ chính thức buộc tội Nga khởi động lại thử nghiệm tên lửa hành trình. Năm 2014, Bộ Ngoại giao Mỹ, trong một báo cáo thường niên về tình hình tuân thủ quốc tế với các thỏa thuận kiểm soát vũ khí, cho rằng Nga vi phạm INF khi sản xuất hoặc thử nghiệm một tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn trong khoảng 500 km đến 5.500 km. Nga phủ nhận cáo buộc vi phạm thỏa thuận.
Liu Weidong, chuyên gia về Mỹ tại Học viện khoa học xã hội Trung Quốc, nói bước đi của ông Trump sẽ cho quân đội Mỹ cơ hội tự do hơn để phát triển và triển khai cả vũ khí thường và hạt nhân. “Trong bối cảnh rộng hơn, điều đó gây nguy hiểm không chỉ với Nga hay Trung Quốc mà là cho cả thế giới” – ông nói.
Báo Mỹ New York Times ngày 20/10 nói nếu Mỹ rời hiệp định, nước này có khả năng sẽ triển khai một phiên bản tên lửa hành trình Tomahawk đã được thiết kế lại để có thể phóng từ mặt đất. Các tàu chiến và tàu ngầm Mỹ đã có thể mang theo Tomahawk với đầu đạn thông thường và các chuyên gia cho biết đầu đạn hạt nhân cũng có thể được điều chỉnh để tương thích với các tên lửa này.
Beatrice Fihn, giám đốc điều hành Chiến dịch quốc tế về từ bỏ vũ khí hạt nhân – chương trình giành giải Nobel Hòa bình năm 2017, nói ông Trump đang đưa Mỹ trượt vào một con đường chạy đua vũ trang hạt nhân trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ông Zhao Tong, chuyên gia an ninh hạt nhân thuộc Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie – Tsinghua cho rằng quyết định của Tổng thống Trump sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới với sự tham gia của các quốc gia khác ngoài Nga và Mỹ.
“Quyết định này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng chế độ kiểm soát vũ khí hiện tại, vốn đã tồn tại một cách èo uột ngay từ những ngày đầu”, ông này cho hay.
Theo ông Zhao, việc Mỹ rút khỏi INF sẽ khiến các nước khác quan tâm hơn đến việc phát triển và triển khai các tên lửa tầm trung và tầm ngắn, cũng như tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang ngày càng tăng giữa các cường quốc.
Bình luận về nguyên nhân khiến Mỹ đưa ra quyết định này, ông Zhao cho rằng Washington đang lo ngại về kho vũ khí tầm trung mà Trung Quốc đang phát triển trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương của Bắc Kinh.
Bản thân Tổng thống Trump cũng nhắc tới Trung Quốc khi đề cập tới lý do ông rút khỏi INF trong cuộc phỏng vấn với báo giới hôm 21/10.
“Trừ khi Nga và Trung Quốc tới và nói hãy thông minh lên và không ai trong chúng ta phát triển loại vũ khí này. Nhưng giờ thì Nga đang làm điều đó, Trung Quốc cũng đang làm điều đó và chỉ có chúng ta tôn trọng hiệp ước, đó là điều không thể chấp nhận được”, ông Trump nói.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Tìm thấy mảnh vỡ tên lửa đẩy tàu vũ trụ của Nga gặp sự cố ở Kazakhstan
Một mảnh vỡ của tên lửa đẩy Soyuz được tìm thấy ở Kazakhstan, cách thành phố Zhezkazgan 40 km, Ủy ban tình trạng khẩn cấp của Bộ Nội vụ Kazakhstan cho biết
"Tình trạng phóng xạ và hóa học ở khu vực phát hiện mảnh vỡ được kết luận bình thường. Không có thiệt hại nào về người. Chúng tôi tìm thấy những mảnh vỡ của tên lửa này vào chiều tối 11/10", Ủy ban này cho biết.
Một mảnh vỡ của tên lửa đẩy Soyuz được tìm thấy ở Kazakhstan. (Ảnh: Sputnik)
Mảnh vỡ này sau đó được chuyển tới các chuyên gia của Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos.
"Văn phòng của Ủy ban điều tra Nga tại Trung tâm không gian Baikonur đã mở một cuộc điều tra hình sự theo Điều 216 Bộ luật hình sự Nga. Các quan chức đang kiểm tra khu vực bệ phóng và tịch thu các tài liệu liên quan", Ủy ban điều tra Nga cho biết trong một tuyên bố ngày 12/10.
Theo tuyên bố này, cuộc điều tra sẽ xác minh xem các quy định an toàn có bị vi phạm hay không.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-10, phóng vào lúc 11h40 ngày 11/10 (theo giờ Matxcơva) lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) từ sân bay vũ trụ Baykonur bất ngờ gặp sự cố khiến 2 phi hành gia Nick Hague của Mỹ và Alexey Ovchinin của Nga thoát hiểm khẩn cấp. Sự cố xảy ra sau khi tên lửa rời bệ phóng 120 giây.
Rất may cả hai phi hành gia đã hạ cánh an toàn tại khu vực cách thành phố Zhezkazgan khoảng 20-25km. Vị trí tiếp đất cách điểm phóng 400 km về phía đông bắc.
Theo giả thuyết sơ bộ, nguyên nhân sự cố có thể là do một trong 4 khối của tên lửa đẩy đã không tách ra vào đúng thời gian như dự kiến. Khi tách ra, khối này đã va vào khối trung tâm.
Theo Tass, Tổng thống Putin đã nhận được báo cáo về vụ việc được đánh giá là sự cố tàu vũ trụ tồi tệ nhất kể từ năm 1975 này.
"Tổng thống đã nhận được tất cả các thông tin cần thiết", người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết và nói thêm rằng điều quan trọng nhất hiện nay vẫn là các phi hành gia đã may mắn sống sót.
(Nguồn: Sputnik, Tass)
SONG HY
Mỹ trừng phạt cơ quan quân sự Trung Quốc: Bắc Kinh tức giận, Nga nói Mỹ đang 'đùa với lửa' Bắc Kinh và Matxcơva phản ứng trước thông báo của Washington về việc áp đặt lệnh trừng phạt tài chính lên một cơ quan quân sự Trung Quốc vì mua máy bay chiến đấu và tên lửa Nga. Trung Quốc ngày 21/9 cảnh báo Mỹ nên rút lệnh trừng phạt với tổ chức quân sự nước này vì mua vũ khí Nga, nếu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản: Động lực thúc đẩy sự phát triển Việt Nam trong 50 năm qua

Ấn Độ công bố nghi phạm trong vụ tấn công khủng bố tại Kashmir

LHQ cảnh báo tình trạng gia tăng các dịch bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine

Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống Zelensky

Nước cờ chiến lược từ chuyến thăm Nam Phi của Tổng thống Ukraine

Big Tech Mỹ kỳ vọng Tổng thống Trump can thiệp sau khi bị EU phạt gần 800 triệu USD

Thuế quan của Mỹ: Fed cảnh báo các yếu tố bất ổn đe dọa kinh tế Mỹ

Ông Elon Musk rút dần khỏi chính trị giữa "bão" chỉ trích

Robot hình người của Elon Musk gặp khó vì Trung Quốc cấm đất hiếm

Tiết lộ chiến đấu cơ tàng hình tối tân của Mỹ, uy lực số 1 thế giới

AHS Krab - Kẻ lật kèo trên chiến trường mang ADN công nghệ đa quốc gia

Mỹ 'để mắt' đến hoạt động của ba tập đoàn viễn thông Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm

Disney+ hoãn quay 'Knock Off' vô thời hạn vì Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
19:37:36 24/04/2025
Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"
Netizen
19:16:59 24/04/2025
Mạo danh cán bộ phường ở Sóc Trăng gạ người dân mua vé xem xiếc
Pháp luật
18:52:58 24/04/2025
Yamaha 135LC Fi 2025 về Việt Nam, 'hâm nóng' phân khúc xe số thể thao
Xe máy
18:50:20 24/04/2025
Triệu Lộ Tư bị xếp vào nhóm nghệ sĩ nhiều rủi ro
Sao châu á
18:05:44 24/04/2025
Simone Inzaghi phạm sai lầm không thể tha thứ khiến Inter trả giá đắt
Sao thể thao
17:41:34 24/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Nguyên hứa sẽ có trách nhiệm, tìm tên mới cho Phỏm
Phim việt
17:32:20 24/04/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm chiều vừa ngon lại thanh mát, cân bằng dinh dưỡng
Ẩm thực
17:27:08 24/04/2025
Gợi ý tủ đồ gợi cảm cho nàng đi biển ngày hè
Thời trang
17:16:23 24/04/2025
Yook Sung Jae 'nên duyên' với Bona, nhận nhiều lời khen trong 'The Haunted Palace'
Phim châu á
16:45:42 24/04/2025