Mỹ rút “át chủ bài” B-1B khỏi Syria và Iraq: Khoảng lặng trước cơn bão
Loại máy bay ném bom chiến lược hiệu quả nhất của Mỹ là B-1B đã ngừng tham gia chiến dịch không kích vào các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq.
Trang tin Military dẫn lời Tư lệnh Bộ Chỉ huy Các lực lượng không quân Mỹ, trung tướng Charles Brown cho biết rằng, Hoa Kỳ sẽ rút các máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B Lancer khỏi các phi vụ không kích ở Iraq và Syria trong thời hạn “không xác định”.
Không quân Mỹ không giải thích lí do tại sao loại máy bay ném bom hiệu quả nhất này ngừng tham gia chiến dịch không kích chống tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” IS, nhưng có nguồn tin cho rằng, B-1B được cho nghỉ để tiến hành hiện đại hóa, bao gồm một số thay đổi trong buồng lái phi công.
B-1B Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược bốn động cơ, tốc độ siêu âm (khoảng 1.448 km/h). Hiện không quân Mỹ đang sở hữu 67 chiếc B-1B, được đánh giá là cùng thế hệ với những máy bay ném bom chiến lược của Nga như Tu-95MS Bear-H hay Tu-160 Blackjack.
Máy bay ném bom B-1B với khả năng mang theo tới 57 tấn vũ khí các loại được đặc biệt đánh giá cao trong thời gian thực hiện nhiệm vụ ném bom tại Syria và Iraq do khả năng mang tải đạn lớn trên quãng đường dài – Military.com trích dẫn lời tướng Charles Brown.
Video đang HOT
Máy bay ném bom B-1B có khả năng mang theo 57 tấn bom đạn
Viên tướng Mỹ cho biết, không quân nước này sẽ mất đi một phần tính cơ động, vì không có loại máy bay nào có khả năng mang nhiều đạn dược như B-1B, tuy nhiên họ đã có kế hoạch dùng máy bay khác thay thế nó trên chiến trường Syria và Iraq.
Một số chuyên gia cho rằng, Mỹ đang tranh thủ khoảng thời gian nghỉ, sau khi thỏa thuận ngừng bắn được thông qua vào ngày 20-2 tại Geneve, để củng cố lực lượng cho “trận đánh sau”, nếu một mai thỏa thuận đình chiến giữa chính quyền Syria và phe đối lập tan vỡ.
Được biết, phái đoàn ủy nhiệm của Mỹ và Nga mới đạt được thỏa thuận tạm thời và còn chờ đợi sự phê duyệt của những cấp cao hơn. Nguồn tin trong phái đoàn đối lập cho biết, thỏa thuận sẽ được thực thi trong vòng một tuần, kể từ khi được thông qua.
Theo đó, tổ chức khủng bố IS và Dzhebhat en-Nusra (tức Mặt trận al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda ở Syria) bị loại khỏi danh sách các tổ chức “đối lập ôn hòa”, nên cả Nga và Mỹ cùng với quân đội các nước Syria, Iraq vẫn có thể tiếp tục tấn công chúng sau khi thỏa thuận có hiệu lực.
Theo_An ninh thủ đô
Tu-22M3 xé vụn tàu sân bay Mỹ chỉ bằng 1 tên lửa Kh-22?
Tạp chí National Interest của Mỹ vừa có bài viết cho rằng, loại máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 của Nga sẽ biến tàu sân bay Mỹ trở thành "nấm mồ của các phi đội bay" chỉ bằng 1 quả tên lửa.
Theo bài viết của chuyên viên phân tích quân sự Kazianis Harry trên tạp chí "Lợi ích dân tộc" (National Interest - NI) của Mỹ, tàu sân bay "Gerald Ford" mới nhất của Mỹ được dự kiến đưa vào biên chế năm 2016, có nguy cơ trở nên lỗi thời dù chưa kịp bàn giao cho Hải quân.
"Gerald Ford" có sức chứa hơn 75 chiếc máy bay các loại, thời hạn phục vụ là 50 năm. Năm 2014, Mỹ đã khởi công đóng tàu sân bay thứ hai cùng lớp là "John F. Kennedy" tại nhà máy đóng tàu Newport News, chiếc thứ ba được lên kế hoạch năm 2018.
Tổng chi phí đóng ba tàu sân bay này vào khoảng 42 tỷ USD, tương đương với mỗi chiếc vào khoảng 14 tỷ USD. Tuy nhiên, những "kỳ quan công nghệ" và khoản đầu tư nhiều tỷ USD có nguy cơ trở nên bất lực trước công nghệ quân sự của Nga - ông Kazianis nhận xét.
Nhà phân tích quân sự Kazianis Harry của NI phân tích, Nga - cường quốc vĩ đại mà Lầu Năm Góc coi là thách thức chính của quân đội Mỹ đang phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa có khả năng tấn công ồ ạt vào tàu sân bay Mỹ từ nhiều hướng cùng một lúc, từ nhiều phương tiện phóng khác nhau.
Các loại vũ khí như vậy, kết hợp với các phương tiện phát hiện mục tiêu tầm xa trên đại dương có nguy cơ biến các tàu sân bay lớn nhất thế giới của Mỹ thành "bia tập bắn" và chúng sẽ trở thành những "nấm mồ" khổng lồ cho hàng chục máy bay và vài ngàn thủy thủ Mỹ.
Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga có thể diệt tàu sân bay Mỹ chỉ bằng 1 quả tên lửa Raduga Kh-22 Burya
Vị chuyên viên người Mỹ nhận định, bắt đầu từ sau Thế chiến II, chiến lược biển toàn cầu của Hải quân Mỹ dựa vào các cụm tàu sân bay mang tiêm kích hạm và các cụm tàu đổ bộ tấn công, mang các máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng.
Các biên đội tàu này của Mỹ có khả năng hoạt động độc lập rất tốt, có vai trò hỗ trợ tấn công, bảo vệ lẫn nhau, tự cung, tự cấp hiệu quả, trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến ở xa bờ biển nước Mỹ, trong thời gian dài. Thế nhưng, người Nga đã tìm ra cách "khuất phục" các tàu sân bay Mỹ.
Để đối phó với chúng, Nga đã chế tạo các máy bay ném bom chiến lược mang tên lửa tầm xa Tu-22 Backfire, trang bị tên lửa có cánh, tốc độ siêu âm Raduga Kh-22 Burya. Mỗi máy bay ném bom Tu-22M3 Backfire-C hiện có thể mang cùng lúc ba tên lửa Kh-22, có tầm phóng lên đến 600 km.
Chỉ cần một quả tên lửa như vậy là có thể xé nát bất kỳ tàu sân bay cỡ lớn nào của Mỹ, bởi nó có thể được lắp đầu đạn thông thường nặng 1.000 kg hoặc đầu đạn hạt nhân, có đương lượng nổ lên tới 1.000 kT (1 megaton). Do đó, loại tên lửa này được mệnh danh là "sát thủ hàng không mẫu hạm".
Ngoài ra, Nga còn hàng loạt các tên lửa chống hạm nổi tiếng, ví dụ tên lửa phóng trên không như Kh-35UE, Kh-31AD (các tiêm kích chiến thuật dòng MiG và Su), từ trên biển như Kaliber-NK/PL 3M-54/3M-54T (cả tàu ngầm lẫn tàu nổi), cả trên biển lẫn đất liền P-800 Oniks (tàu ngầm, lẫn tàu nổi và bờ đối hạm)...
Theo NTD
Thông tin mới nhất về máy bay ném bom chiến lược PAK DA của Nga Tư lệnh Lực lượng không quân vũ trụ Nga Viktor Bondarev cho biết công việc chế tạo loại máy bay ném bom chiến lược PAK DA đang diễn ra với tiến độ khả quan. Mẫu thiết kế của loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK DA của Nga. (Nguồn: youtube.com) Theo ông Bondarev, thách thức vẫn còn trong việc đưa...