Mỹ: Run rẩy vì câu được cá chép khổng lồ trong công viên
Người đàn ông run rẩy và vô cùng thích thú khi bắt được cá khổng lồ ở công viên thành phố. Video câu được cá chép khổng lồ trong công viên Mỹ
Một người đàn ông ở Los Angeles đã tự phá kỉ lục cá nhân khi câu được một con cá chép khổng lồ trong hồ nước thành phố.
Enrique Salmeron đang câu cá tại hồ công viên MacArthur thì phát hiện con cá nặng 23kg đã dính câu.
Salmeron nói với kênh truyền hình KABC: “Mặc dù bắt được nó từ tuần trước, đến ngày hôm nay tôi vẫn run rẩy”.
Ông nói việc bắt cá chép khổng lồ rất thú vị. “Hãy tận hưởng vì điều này rất thú vị. Cánh tay của bạn bắt đầu cảm thấy nó đã cắn câu. Cơ thể bạn bắt đầu dồn sức để kéo nó. Cuối cùng, bạn sẽ cố gắng và cầu nguyện nó không rơi mất”, Salmeron nói.
Salmeron và con cá chép khổng lồ câu được trong hồ công viên MacArthur ở Los Angeles
Video đang HOT
Bức ảnh chụp Salmeron ôm con cá chép khổng lồ được đăng tải trên Instagram bởi bạn của anh, Sergio Talavera.
Talavera và Salmeron cho biết họ đang đánh bắt theo một kiểu khác lạ: đánh bắt trong thành thị, hay còn được gọi là “ghetto carping”. Cụ thể, họ câu cá chép ở những khu vực mà những người khác thường muốn tránh.
Salmeron nói: “Chúng tôi đến các công viên ở khu vực thành thị, nơi có rất nhiều người sợ và không dám đến. Họ không cảm thấy thoải mái ở đây”.
Hai người đàn ông nói rằng “ghetto carping” cho thấy các công viên trong thành phố có tiềm năng lớn.
“Tôi chỉ muốn khoe con cá với mọi người. Hãy nhìn mà xem, đây là những gì bạn có thể câu được ở đây”, Salmeron chia sẻ.
“Hãy quan tâm đến môi trường để môi trường phát triển và những thế hệ trẻ sau này có thể bắt được những con cá như thế này”.
Theo Danviet
Tìm thấy hóa thạch cá "bọc thép" 420 triệu năm ở TQ
Loài cá này được đặt tên theo lực lượng bộ binh Sparabara của Đế chế Ba Tư vì có lớp vẩy giống khiên của các chiến binh thời đó.
Ảnh minh họa loài cá "bọc thép" Sparabara
Các nhà khoa học ở Trung Quốc vừa phát hiện một mảnh hóa thạch hiếm của một con cá "bọc thép" có độ tuổi tới gần 420 triệu năm, RT đưa tin.
Phần hóa thạch thuộc về cá Sparalepis tingi, một con cá dài 20cm, được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Được đặt tên theo lực lượng bộ binh Sparabara của Đế chế Ba Tư, con cá có lớp vẩy giống khiên của các chiến binh thời đó.
Trong nhiều thập kỷ qua, cộng đồng khoa học tin rằng sự gia tăng số lượng động vật có xương sống và cá có hàm trên toàn cầu bắt đầu từ Giai đoạn Devon (419,2 triệu đến 358,9 triệu năm trước).
Con cá có lớp vẩy giống khiên của các chiến binh Sparabara của Đế chế Ba Tư
Tuy nhiên, sự gia tăng các loài trên có thể đã bắt đầu từ hàng chục triệu năm trước đó, theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Úc và Trung Quốc.
Hóa thạch của con cá Sparalepis cho thấy sự gia tăng trên có thể bắt đầu từ thời kỳ Silurian (443,7 triệu đến 419,2 triệu năm trước).
Vị trí phát hiện hóa thạch cũng rất quan trọng vì nó có thể làm thay đổi các nghiên cứu trong tương lai. Nói cách khác, các nhà cổ sinh vật học chuyên về lĩnh vực này bắt đầu chuyển hướng tập trung của họ sang phía đông, đặc biệt là Trung Quốc.
Hóa thạch cá "bọc thép" cũng thể hiện sự đa dạng của các loài cá trên hành tinh từ hàng trăm triệu năm trước, RT viết.
Hóa thạch có thể cho thấy sự gia tăng số lượng động vật có xương sống và cá có hàm xảy ra sớm hơn con người nghĩ
Theo Danviet
Bắt được cá Amazon khổng lồ giá 3,3 tỷ đồng ở Myanmar Người dân địa phương chưa từng nhìn thấy con cá nào như thế này. Con cá khổng lồ được phát hiện trong ao chùa Myanmar Một con cá khổng lồ vừa được phát hiện trong ao chùa ở Myanmar, theo Sina. Con cá dài gần 2m và ước tính 28 tuổi. Dân làng rất ngạc nhiên vì họ chưa bao giờ nhìn thấy...