Mỹ ra tối hậu thư với Nga trước thềm đàm phán
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đưa ra lập trường cứng rắn với Nga trước cuộc đàm phán ở Geneva khi tuyên bố Moscow phải lựa chọn giữa “đối thoại” hoặc “đối đầu”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: Getty).
“Có con đường đối thoại và ngoại giao để cố gắng giải quyết một số bất đồng và tránh đối đầu. Con đường còn lại là đối đầu cùng với hậu quả to lớn đối với Nga nếu nước này tiếp tục gây hấn với Ukraine”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với trong cuộc phỏng vấn với CNN ngày 9/1.
“Chúng ta sắp được biết ông Putin sẵn sàng lựa chọn con đường nào”, Ngoại trưởng Mỹ nói thêm.
Video đang HOT
Ông Blinken nhấn mạnh, bất kỳ kết quả tích cực nào từ các cuộc đàm phán sẽ dựa một phần vào việc Nga sẵn sàng từ bỏ lập trường cứng rắn hay không.
“Nếu chúng ta thực sự đạt được tiến bộ (trong đàm phán), chúng ta sẽ phải chứng kiến sự giảm leo thang và Nga sẽ từ bỏ mối đe dọa mà họ đang đặt ra đối với Ukraine”, ông Blinken nói.
Tuyên bố của Ngoại trưởng Blinken được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đàm phán giữa Nga và Mỹ cùng đồng minh phương Tây sẽ diễn ra vào tuần này để trao đổi về các vấn đề nóng, trong đó có tình hình Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 4/1 cho biết các cuộc đàm phán Mỹ – Nga dự kiến sẽ tập trung vào “một loạt vấn đề song phương tương đối hẹp”, trong khi các cuộc họp tiếp theo tại NATO và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ thảo luận các vấn đề rộng hơn tác động đến châu Âu.
Ngoại trưởng Blinken ngày 5/1 tuyên bố Nga phải giảm leo thang căng thẳng ở biên giới với Ukraine để các cuộc gặp ngoại giao sắp tới diễn ra thành công. Ông Blinken cũng cho rằng “rất khó đạt được tiến triển trên thực tế ở bất kỳ lĩnh vực nào nếu vẫn còn bầu không khí leo thang và đe dọa, với một khẩu súng chĩa vào đầu Ukraine”.
Nga đã vấp phải sự chỉ trích của Mỹ và phương Tây sau khi các hình ảnh vệ tinh được công bố ngày 8/11 cho thấy, khoảng 90.000 lính Nga tập trung ở biên giới Ukraine. Washington cáo buộc đây là “động thái khiêu khích” của Moscow đối với Ukraine.
Nga đã rút khoảng 10.000 quân khỏi biên giới với Ukraine ngay trước thềm năm mới và trước cuộc hội đàm tại Geneva. Các quan chức Nga tuyên bố quân đội nước này đã hoàn thành “cuộc tập trận” ở biên giới.
Moscow phủ nhận có bất kỳ kế hoạch quân sự nào với Ukraine, đồng thời cho rằng việc triển khai lực lượng trong lãnh thổ Nga là hoàn toàn bình thường. Nga cũng chỉ trích việc liên minh quân sự NATO mở rộng hiện diện về phía đông.
Đầu tháng 12/2021, Nga đã đưa ra đề xuất an ninh gồm 8 điểm, trong đó đề nghị NATO chấm dứt sự mở rộng này bởi đó bị coi là mối đe dọa đối với Moscow.
Giới chức Mỹ dường như không lạc quan về kết quả của các cuộc đàm phán sắp tới với Nga. “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ chứng kiến bất kỳ đột phá nào trong tuần tới”, ông Blinken nói.
Trước yêu cầu của Nga về việc đảm bảo an ninh từ phương Tây, Mỹ và các đồng minh cho biết họ sẵn sàng thảo luận về khả năng mỗi bên hạn chế các cuộc tập trận quân sự và triển khai tên lửa trong khu vực.
Trong hai cuộc điện đàm trong vòng 5 tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cảnh báo Tổng thống Putin rằng Nga sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế chưa từng có nếu tiếp tục có hành động cứng rắn với Ukraine. Nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) cũng cảnh báo “những hậu quả to lớn” đối với Nga.
Mỹ sẽ nối lại đàm phán với Taliban vào tuần tới
Mỹ sẽ nối lại đàm phán với Taliban vào tuần tới tại Qatar, trong đó sẽ giải quyết các vấn đề gồm cuộc chiến chống khủng bố, cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan cùng nhiều vấn đề khác.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 23/11 cho biết phái đoàn nước này sẽ do Đại diện đặc biệt của Mỹ về Afghanistan Tom West dẫn đầu tham gia các cuộc thảo luận dự kiến kéo dài trong 2 tuần. Hai bên sẽ thảo luận "các lợi ích quốc gia quan trọng", bao gồm các hoạt động chống khủng bố ngăn chặn tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng và mạng lưới Al-Qaeda, hỗ trợ nhân đạo và nền kinh tế bị tàn phá của Afghanistan, cũng như lộ trình an toàn đưa những công dân Mỹ và Afghanistan từng làm việc cho Washington trong 20 năm qua ra khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Lần tiếp xúc đầu tiên giữa Mỹ và chính quyền Taliban đã diễn ra từ ngày 9-10/10 ở thủ đô Doha của Qatar, trong đó bàn tới việc chính quyền Taliban tiếp quản các mối quan hệ trước đó của Afghanistan. Hai tuần trước, ông West cũng đã gặp các đại diện của Taliban trong khuôn khổ một hội nghị với các nước láng giềng Afghanistan tại Pakistan. Hôm 19/11, ông West đã tái khẳng định các điều kiện của Mỹ dành cho Taliban để nhận được hỗ trợ ngoại giao và tài chính từ Washington bao gồm chống khủng bố, thiết lập một chính phủ toàn diện, tôn trọng quyền của các nhóm thiểu số, phụ nữ và trẻ em gái, cũng như cho phép tiếp cận công bằng với giáo dục và việc làm. Ông cũng nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Taliban và vào thời điểm hiện tại sẽ chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo.
Hồi tuần trước, trong một thư ngỏ gửi tới Quốc hội Mỹ, Ngoại trưởng Amir Khan Muttaqi trong chính quyền Taliban đã kêu gọi Washington dỡ bỏ phong tỏa đối với tài sản của chính quyền Afghanistan trước đây.
Ngoại trưởng Nhật Bản, Mỹ tái khẳng định quan hệ đồng minh giữa hai nước Ngày 7/10, Ngoại trưởng hai nước Nhật Bản và Mỹ đã có cuộc điện đàm, trong đó nhất trí củng cố quan hệ đồng minh song phương và tiếp tục những nỗ lực hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Cuộc điện đàm diễn ra sau khi ông Fumio Kishida trở thành thủ...