Mỹ ra sức hối thúc Đức làm điều này ở Syria
Mỹ đang thúc giục chính phủ Đức mở rộng nhiệm vụ không quân ở Syria và Iraq với các sứ mệnh gián điệp, đào tạo và hy vọng sự giúp đỡ của Đức sẽ bảo vệ binh lính Mỹ tại đây, Spiegel đưa tin.
Theo hãng tin Đức, Washington đã thúc giục Berlin không giải tán nhóm lực lượng vũ trang của nước này chống lại IS và khẳng định rằng các máy bay Tornado với khả năng trinh sát là rất cần thiết cho các sứ mệnh ở miền Bắc Syria.
Spiegel trích dẫn một lá thư bí mật gửi Thanh tra Lực lượng Vũ trang Đức hồi tháng 5, trong đó, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ, Đại Tướng Kenneth F. McKenzie đã nhấn mạnh rằng các chuyến bay do thám và tiếp nhiên liệu của Đức đóng vai trò chính trong việc làm suy yếu IS và sẽ còn cần thiết hơn nữa trong các nhiệm vụ sắp tới.
Đại tướng cũng ca ngợi cam kết của Đức, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhiệm vụ trinh sát chiến thuật.
“Để tiếp tục hoạt động chống lại các phần tử cực đoan trong khu vực, khả năng quân sự của tất cả các đối tác trong liên minh vẫn rất cần thiết. Tôi trân trọng đề nghị các bạn tiếp tục hỗ trợ trong việc cung cấp các chuyến bay giám sát, tiếp nhiên liệu trên không và huấn luyện quân đội ở Iraq”, bức thư được trích dẫn bởi Spiegel.
Trong bức thư của mình, Tướng McKenzie lập luận rằng cuộc chiến chống lại IS còn lâu mới kết thúc vì những kẻ khủng bố sẽ cố lấy lại sức mạnh trong quá trình tái thiết Syria và Iraq, và liên minh cần phải ngăn chặn.
Video đang HOT
Theo Spiegel bức thư của Tướng McKenzie khiến chính phủ Đức có áp lực lớn để gia hạn sứ mệnh triển khai quân Đức có tên là “Camp Sonic” ở lại căn cứ Không quân Jordan. Đức đã triển khai binh sĩ tới căn cứ Không quân Jordan bắt đầu vào năm 2015 và sứ mệnh sẽ hết hạn vào tháng 10/2019.
Theo các báo cáo trước đó, các cuộc đàm phán bí mật giữa Đức và Mỹ đã diễn ra trong nhiều tháng. Berlin được cho là đã báo hiệu rằng họ sẽ chuẩn bị tham gia bảo vệ vùng an toàn ở miền Bắc Syria. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gần đây đã công khai tán thành đề xuất mở rộng sứ mệnh của quân đội nước này ở Syria.
Mặc dù có thể đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán quốc tế, nhưng đề xuất trên có thể phải đối mặt với những rào cản từ các đảng chính trị bên trong nước Đức.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia phương Tây duy nhất có quân đội ở miền Bắc Syria, giúp lực lượng dân quân người Kurd ở địa phương chiến đấu với các tàn binh IS còn sót lại.
Theo Danviet
Đại chiến Syria : Đức bí mật đàm phán với Mỹ; Putin- Edorgan điện đàm
Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tới Berlin,Washington đã kêu gọi Berlin hỗ trợ một vùng đệm ở phía bắc Syria. Khu vực này nhằm che chắn cho người Kurd, dân quân được Mỹ ủng hộ, từ cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng chính phủ của Bashar Assad.
Chính phủ Đức đã phát đi tín hiệu trong các cuộc đàm phán bí mật kéo dài nhiều tháng với Mỹ rằng họ sẽ chuẩn bị tham gia bảo vệ khu vực an toàn ở miền bắc Syria, Spiegel đưa tin. Theo Spiegel, Berlin đã gợi ý rằng nhiệm vụ của Lực lượng Vũ trang Đức, Bundeswehr, ở Jordan có thể được mở rộng cho mục đích này.
Thời hạn cho kế hoạch triển khai của Đức được gọi là "Camp Sonic" ở lại căn cứ Không quân Jordan để chống lại khủng bố sẽ hết hạn vào tháng Mười. Kế hoạch bao gồm các máy bay phản lực "Tornado" được trang bị đặc biệt đang hỗ trợ cho liên minh chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu trong việc trinh sát và tiếp nhiên liệu trên không đối với Syria. Tuy nhiên, như Spirgel chỉ ra, vẫn chưa rõ lực lượng Không quân Đức có thể cung cấp những gì cho khu vực an toàn.
Spiegel báo cáo rằng Mỹ đã nhiều lần yêu cầu không chính thức rằng Đức vẫn tham gia vào Syria kể từ Hội nghị An ninh Munich vào giữa tháng Hai. Trong các cuộc nói chuyện bí mật của các thành viên chủ chốt của liên minh chống khủng bố, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã báo cáo tóm tắt với các đồng minh về kế hoạch của Mỹ cho một vùng đệm giữa miền bắc Syria và Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ người Kurd chiến đấu ở phía Mỹ từ cả hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Damascus.
Đại chiến Syria kéo dài và chưa có dấu hiệu kết thúc.
Văn phòng Thủ tướng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đã đồng ý rằng Mỹ không nên bỏ rơi vấn đề Syria. Nhưng khi chính phủ Đức không thể triển khai lực lượng bộ binh, Spiegel báo cáo, Berlin đã đưa ra một ý tưởng để cung cấp an ninh không phận. Các cuộc đàm phán bí mật được báo cáo vẫn tiếp tục ở cấp cao nhất sau hội nghị và có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen và nhà ngoại giao hàng đầu của Đức Heiko Maas.
Mặc dù có thể đạt được sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán quốc tế, nhưng khái niệm này có thể phải đối mặt với những rào cản ở Đức. Nó đã được thỏa thuận trước đó trong chính phủ liên minh của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo, Liên minh Xã hội Kitô giáo và Đảng Dân chủ Xã hội rằng nhiệm vụ Jordan sẽ kết thúc vào năm 2019. Trong khi CDU chỉ ra rằng nó có thể hỗ trợ gia hạn, SPD đã kịch liệt từ chối ý tưởng này .
Các lực lượng Mỹ đã dẫn đầu một liên minh chống khủng bố ở Syra, một nhiệm vụ chưa được chính phủ Syria hoặc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủy quyền. Hơn nữa, Washington đã và đang hỗ trợ lực lượng dân quân do người Kurd lãnh đạo kiểm soát các vùng lãnh thổ ở phía đông của Euphrates và chống lại chính phủ Syria.
Vào tháng 12/2018, Trump tuyên bố rằng ông sẽ rút quân đội Mỹ khỏi Syria sau thất bại của nhóm khủng bố IS tại quốc gia Ả Rập. Sau đó, ông tuyên bố rằng việc tạo vùng đệm 30 km ở phía bắc Syria có thể bảo vệ Lực lượng Dân chủ người Kurd và Syria (SDF) khỏi một cuộc tấn công bị cáo buộc của Thổ Nhĩ Kỳ. Ban lãnh đạo SDF được lãnh đạo bởi Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG), mà Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố là một nhánh của Đảng Công nhân người Kurd. Đảng này đã bị Ankara đưa vào danh sách đen như một tổ chức khủng bố.
Trong bối cảnh tình hình Syria đang có những biến động nóng, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có cuộc điện đàm thảo luận về tình hình Syria, dịch vụ báo chí của Kremlin ngày 31/5 thông tin.
"Đa co có cuộc điện đàm giữa Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Hai bên tiêp tuc thảo luận về tình hình ở Syria", theo tuyên bố.
Các tổng thống lưu ý tầm quan trọng của việc tăng cường công việc chung đối với Idlib, bao gồm các biện pháp để trung hòa các nhóm khủng bố.
"Cac bên cung thao luân vê môt sô chủ đề song phương, bao gồm cả hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự", - dịch vụ báo chí nói thêm. Hai bên cũng nhất trí vê liên hệ tiếp theo.
Lính Nga phải bỏ căn cứ ở Syria vì bị phiến quân tấn công Quân đội Nga đã phải rời khỏi căn cứ quân sự ở làng Tal Salba, phía Bắc tỉnh Hama của Syria sau khi bị tấn công bởi một nhóm chiến binh Hayat Tahrir al-Sham, theo Al-Masdar News. Cụ thể, các chiến binh của nhóm phiến quân Hayat Tahrir al-Sham đã tấn công quân đội Nga ở Tal Salba và trong các cuộc tấn...