Mỹ ra điều kiện đàm phán trực tiếp với Triều Tiên
Chính quyền Trump sẵn sàng đàm phán trực tiếp với Bình Nhưỡng, miễn là chủ đề tập trung vào vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đưa ra quan điểm bất ngờ về vấn đề Triều Tiên.
Ông Tillerson mới đây đã có cuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên Steve Inskeep của tờ NPR, bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên.
Ngoại trưởng Mỹ nói, Triều Tiên hãy đến bàn đàm phán nếu sẵn sàng thảo luận về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân. “”Tuy nhiên Triều Tiên phải quyết định rằng họ sẵn sàng đàm phán với chương trình nghị sự đúng đắn. Đó không chỉ đơn giản dừng ở những việc vài tháng, vài năm qua mà phải là chương trình hạt nhân kéo dài suốt 20 năm qua”.
Video đang HOT
“Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân vì họ tin rằng điều đó sẽ giúp đảm bảo sự tồn vong của đất nước”, ông Tillerson giải thích. “Chúng tôi hy vọng có thể thuyết phục họ rằng, không cần đến những vũ khí đó để bảo vệ đất nước”.
“Chúng tôi không hề muốn lật đổ Triều Tiên. Chúng tôi không tìm kiếm sự thống nhất bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi muốn phi hạt nhân hóa khu vực này”, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, nói Trung Quốc cũng đồng tình với quan điểm của Mỹ.
Một binh sĩ Triều Tiên chụp ảnh Ngoại trưởng Mỹ Tillerson ở khu phi quân sự liên Triều hôm 17.3.
Trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chính quyền Trump kêu gọi không ra nghị quyết mới, thay vào đó nhấn mạnh trách nhiệm của các thành viên, đặc biệt là Trung Quốc, trong việc củng cố các biện pháp trừng phạt sẵn có.
Các nhà ngoại giao Mỹ cho biết, Hội đồng Bảo an dự kiến sẽ ra tín hiệu cảnh báo với Triều Tiên, rằng Mỹ không phải là nước duy nhất đánh giá mối đe dọa vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng đã đạt đến điểm khủng hoảng.
Ngoại trưởng Mỹ nói trên NPR rằng, nhiệm vụ của ông là “bảo đảm an ninh cho người dân Mỹ, thúc đẩy lợi ích kinh tế Mỹ trên thế giới”.
Theo Danviet
Hàn Quốc khước từ lời ngỏ đối thoại của ông Kim Jong Un
Bộ Thống nhất của Hàn Quốc cho biết nước này vừa từ chối lời đề nghị đối thoại của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un về vấn đề quân sự giữa hai miền.
Ông Kim Jong Un đã nêu quan điểm nối lại đàm phán liên Triều tại Đại hội Đảng Lao động Triều Tiên vừa kết thúc vào hôm 9-5. "Đây không được xem là một đề nghị chính thức đối với Hàn Quốc" - ông Jeong Joon-hee, người phát ngôn của Bộ Thống nhất, cho biết. Đây là nơi xử lý các mối quan hệ liên Triều của Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Jeong Joon-hee trong buổi họp báo hôm 11-5-2016. (Ảnh: Yonhap)
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định đã ghi nhận những phát biểu của ông Kim về đàm phán quân sự. Tuy vậy, ông Jeong Joon-hee phát biểu: "Đó chỉ là quan điểm được Triều Tiên đưa ra, phản ánh tình hình thực tại và vị thế của mình". Việc nối lại đàm phán song phương giữa hai miền một lần nữa bị hoãn lại.
Được nhận chức chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim Jong Un cũng nói rõ rằng ông không có ý định từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Ông nhấn mạnh việc đối thoại giữa quân đội hai bên có thể đóng góp vào việc thống nhất và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, ông Jeong cho biết nếu miền Bắc chính thức đề nghị đàm phán, Seoul sẽ cân nhắc chấp nhận hoặc từ chối lời đề nghị. Theo ông, hiện nay Seoul xem bất kỳ lời mời gọi nói chuyện như một hành động tuyên truyền là chính và thiếu sự chân thành. Ông cho rằng việc Triều Tiên tiếp tục theo đuổi phát triển quân sự và không sẵn sàng tiêu trừ vũ khí hạt nhân là lý do chính khiến Seoul ngày càng cứng rắn trong đàm phán.
MINH TRƯỜNG
Theo_PLO
ASEAN lên tiếng sau lá thư khác thường của Triều Tiên Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định lập trường rõ ràng, nhất quán của ASEAN về vấn đề Triều Tiên, kêu gọi các bên giảm căng thẳng và nối lại đàm phán 6 bên. Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh. Trả lời phỏng vấn trên Channel News Asia (CNA) ngày 28.4, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói lập...