Mỹ ra chính sách mới tăng cường quan hệ với Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố chính sách mới, khuyến khích các cơ quan chính phủ tiếp cận với đối tác Đài Loan nhằm tăng cường hợp tác với hòn đảo.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong thông cáo ngày 9/4 cho biết hướng dẫn “khuyến khích chính phủ Mỹ tiếp cận với giới chức Đài Loan, phản ánh mối quan hệ không chính thức ngày càng sâu sắc của chúng tôi”.
“Đài Loan là đối tác kinh tế và an ninh quan trọng, đồng thời là động lực vì lợi ích của cộng đồng quốc tế”, Price cho biết.
“Những thay đổi này tự do hóa hướng dẫn về các mối quan hệ với đảo Đài Loan, phù hợp với quan hệ không chính thức của chúng ta và minh bạch hóa về hiệu quả việc thực hiện chính sách ‘Một Trung Quốc’ thông qua nhánh hành pháp của chúng tôi, vốn tuân theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, ba tuyên bố chung và sáu đảm bảo”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong cuộc họp báo tại thủ đô Washington ngày 17/2. Ảnh: Reuters ,
Đạo luật Quan hệ với Đài Loan được cựu tổng thống Jimmy Carter khí sau khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc năm 1979. Đạo luật này yêu cầu Mỹ phải hỗ trợ khả năng phòng thủ của đảo Đài Loan.
Video đang HOT
Ba tuyên bố chung là thỏa thuận giữa Mỹ và Trung Quốc, cho phép duy trì “quan hệ văn hóa, thương mại và các mối quan hệ không chính thức khác” giữa Washington và Đài Bắc. Sáu đảm bảo là các cam kết mà Washington lập với Đài Bắc năm 1982 để phản ứng trước việc Trung Quốc phản đối Mỹ bán vũ khí cho đảo Đài Loan.
Khi được hỏi liệu có hạn chế về cấp độ của nhân viên chính phủ Mỹ được khuyến khích kết nối trực tiếp với đối tác Đài Loan hay không, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các cuộc họp có thể diễn ra trong tòa nhà chính phủ.
“Chúng tôi khuyến khích tổ chức các cuộc họp cấp làm việc tại tòa nhà của chính phủ liên bang. Các cuộc họp này có thể diễn ra tại Văn phòng Đại diện Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc (TECRO)”, Price cho biết. “Hướng dẫn trước đây cấm tổ chức các cuộc họp như vậy”.
Price cho biết chính sách mới được ban hành sau khi Washington xem xét lại mối quan hệ với Đài Bắc theo Đạo luật Đảm bảo Đài Loan, được cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ký tháng 12/2020. Đạo luật này quy định các mối quan hệ này “nên được xây dựng với mục đích làm sâu sắc và mở rộng quan hệ giữa Mỹ với đảo Đài Loan”.
Mỹ ra chính sách khuyến khích quan chức tiếp cận với đối tác Đài Loan trong lúc căng thẳng leo thang tại eo biển. Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh cùng nhiều máy bay quân sự Trung Quốc tổ chức các đợt diễn tập quanh đảo Đài Loan, được nhận định là nằm trong chiến thuật “siết gọng kìm” hòn đảo khi có xung đột nổ ra.
Đảo Đài Loan. Đồ họa: CSIS.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Quân đội Trung Quốc nhiều lần điều máy bay áp sát đảo Đài Loan, với đợt triển khai lớn nhất diễn ra hôm 26/3 với 20 máy bay các loại tham gia, đánh dấu leo thang căng thẳng đáng kể trong khu vực eo biển Đài Loan.
Lãnh đạo cơ quan đối ngoại Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp nói trong cuộc họp báo ngày 7/4 cảnh báo nguy cơ Trung Quốc đại lục phát động một cuộc tấn công nhằm vào hòn đảo.
“Không phải bàn cãi, chúng tôi sẵn sàng tự vệ và sẽ chống cự tới cùng nếu cần chiến đấu. Nếu cần tự vệ đến ngày cuối cùng, chúng tôi sẽ làm thế”, ông Ngô nói.
Hải quân Mỹ ngày 7/4 điều khu trục hạm USS John McCain đi qua eo biển Đài Loan nhằm “thể hiện cam kết của Mỹ với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Quân đội Trung Quốc thông báo đã theo dõi hải trình của chiến hạm John McCain, cáo buộc hoạt động này “gây bất ổn cho khu vực”.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc về các động thái ở Philippines, Đài Loan
Mỹ cảnh báo sẽ thực hiện các nghĩa vụ với đối tác Philippines, Đài Loan, trước những động thái được cho là gây hấn của Trung Quốc tại khu vực.
"Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng vũ trang, tàu hoặc máy bay của Philippines ở Thái Bình Dương, bao gồm Biển Đông, sẽ kích hoạt nghĩa vụ của chúng tôi theo Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ Mỹ - Philippines", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố hôm 7/4.
"Chúng tôi chia sẻ quan ngại với đồng minh Philippines trước thông tin Trung Quốc tiếp tục tập trung dân quân hàng hải gần đảo Sinh Tồn Đông", ông nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tại cuộc họp báo ở Washington hôm 25/2. Ảnh: AFP
Đội tàu hơn 200 chiếc của Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, từ hôm 7/3, bật đèn suốt đêm mà không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi. Giới chức Philippines cáo buộc nhóm tàu này do lực lượng dân quân biển Trung Quốc vận hành.
Sau nhiều ngày neo đậu, đội tàu Trung Quốc tỏa đi các đá ngầm và đảo khác trong khu vực vào ngày 31/3. Tuy nhiên, Philippines nói hơn 40 tàu Trung Quốc vẫn ở bãi ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông, cáo buộc Trung Quốc mưu đồ "chiếm thêm các khu vực khác ở Biển Đông".
Trung Quốc từ chối đề nghị rút tàu của Manila, phủ nhận có lực lượng dân quân trên tàu, cho hay các tàu trên đang trú ẩn do thời tiết xấu.
Căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh cũng gia tăng. Đài Loan hôm 7/4 thông báo 15 máy bay của Trung Quốc đại lục đã đi vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Quân đội Trung Quốc gần đây liên tục diễn tập với khí tài tối tân ở eo biển Đài Loan.
Price bày tỏ "quan ngại" về các động thái của Trung Quốc, khẳng định "Mỹ duy trì khả năng chống lại bất kỳ biện pháp sử dụng vũ lực hoặc ép buộc có thê gây nguy hiểm cho an ninh hoặc xã hội, kinh tế của người dân Đài Loan".
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ sử dụng từ ngữ trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan, theo đó, Mỹ có nghĩa vụ cung cấp cho hòn đảo phương tiện tự vệ trước Bắc Kinh.
Tàu sân bay Trung Quốc diễn tập gần Đài Loan Trung Quốc cho biết nhóm tàu sân bay Liêu Ninh đang diễn tập ở vùng biển quanh đảo Đài Loan nhằm kiểm tra hiệu quả huấn luyện với binh sĩ. "Đội hình tàu sân bay Liêu Ninh gần đây diễn tập chiến đấu ở vùng biển quanh Đài Loan. Đây là hoạt động bình thường được tổ chức theo kế hoạch công tác...