Mỹ phong tỏa tài sản 4 chỉ huy và 2 đơn vị quân đội Myanmar
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 17/8, Bộ Tài chính Mỹ công bố áp đặt trừng phạt đối với 4 chỉ huy và 2 đơn vị quân đội của Myanmar với cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Người tị nạn thiểu số Rohingya tại trại tị nạn ở Maungdaw gần biên giới Myanmar và Bangladesh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo, các biện pháp trừng phạt nhằm vào các chỉ huy của lực lượng cảnh sát biên phòng và quân sự; 2 sư đoàn bộ binh số 33 và 99 cùng các chỉ huy của 2 sư đoàn này.
Các chỉ huy và đơn vị quân đội này bị cáo buộc tham gia các hoạt động vi phạm nhân quyền trong các chiến dịch nhằm vào cộng đồng sắc tộc thiểu số Rohingya.
Theo đó, toàn bộ tài sản hoặc lợi ích của các đối tượng này trong phạm vi thẩm quyền của Mỹ sẽ bị phong tỏa, đồng thời các công dân cũng như doanh nghiệp Mỹ không được tham gia các giao dịch với các đối tượng này.
Video đang HOT
Hồi tháng 6 vừa qua, Canada phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) cũng áp đặt trừng phạt 7 tướng lĩnh của Myanmar mà Ottawa và Brussels cho là có liên quan đến các hành động vi phạm nhân quyền đối với người Rohingya tại bang Rakhine. Theo đó, 5 tướng quân đội, 1 chỉ huy lực lượng biên phòng và 1 chỉ huy cảnh sát bị áp đặt lệnh cấm đi lại và bị phong tỏa tài sản.
Khoảng 700.000 người Rohingya đã buộc phải rời bang Rakhine sang lánh nạn tại Bangladesh sau khi các lực lượng an ninh Myanmar tiến hành chiến dịch quân sự tại bang này từ tháng 8/2017.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Nga bị G7 "đánh hội đồng", bắt phải trả giá
Các nhà lãnh đạo G7 tuyên bố ý định đẩy mạnh trừng phạt Nga nếu các yêu cầu của nhóm này không được đáp ứng.
Lãnh đạo các nước G7 thúc đẩy trừng phạt Nga. Ảnh: EPA
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện các biện pháp trừng phạt thêm nữa để bắt Nga phải trả giá" - TASS dẫn tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 9.6 sau 2 ngày nhóm họp tại Canada cho biết.
Lãnh đạo các nước Anh, Đức, Italia, Canada, Mỹ, Pháp và Nhật Bản khẳng định, việc bãi bỏ trừng phạt phụ thuộc vào việc Nga thực hiện các hiệp định Minsk.
"Chúng tôi thấy rằng việc tiếp tục trừng phạt rõ ràng có liên quan đến thất bại của Nga trong việc thực hiện đầy đủ cam kết đối với hiệp định Minsk và tôn trọng chủ quyền Ukraina. Chúng tôi ủng hộ hoàn toàn nỗ lực của Bộ tứ Normandy và Tổ chức Hợp tác An ninh Châu Âu đối với một giải pháp cho cuộc xung đột ở Đông Ukraina".
Trong khi đó, Mátxcơva nhiều lần nhắc lại rằng các bên tham chiến ở miền đông Ukraina mới cần được kêu gọi tuân thủ thỏa thuận, chứ không phải Nga.
Tuyên bố chung của G7 "nhắc lại lên án Nga về vụ sáp nhập Ukraina, khẳng định sự tái ủng hộ lâu dài đối với chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina". Theo tuyên bố chung, lãnh đạo G7 vẫn quyết tâm hỗ trợ toàn diện Ukraina để thực hiện cải cách.
Ngoài ra, các nhà lãnh đạo G7 yêu cầu Nga ngừng hỗ trợ chính quyền Syria. Thông cáo chung yêu cầu Nga "chấm dứt hành vi bất ổn, phá hoại hệ thống dân chủ và hỗ trợ chính quyền Syria".
Về phần mình, Mátxcơva nhiều lần tuyên bố, hoạt động quân sự của Nga ở Syria là theo lời đề nghị hợp pháp của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhằm tiêu diệt khủng bố.
Dù chỉ trích, song G7 cho biết sẽ tiếp tục hợp tác với Nga để giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế, nhưng chỉ rõ rằng điều đó chỉ có thể thực hiện nếu các lợi ích của G7 được đảm bảo.
Về vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal ở Salisbury, lãnh đạo G7 đồng ý với tuyên bố của Anh rằng Nga rất có khả năng chịu trách nhiệm cho vụ việc này. Về phần mình, Nga bác bỏ hoàn toàn cáo buộc đứng sau vụ việc.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Mỹ đối đầu thế giới: Ai thắng? Thương mại thế giới đang ở thời điểm cực kỳ căng thẳng khi Mỹ gây chiến thương mại với hàng loạt nước Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ (Canada, Mexico) và cả Trung Quốc. Sau ba tháng trì hoãn, chính phủ Trump ngày 1-6 chính thức áp mức thuế 25% - mức tối đa trong quy định của Tổ chức Thương mại...