Mỹ, Philippines tăng quy mô tập trận chung gần Biển Đông
Washington và Manila dự kiến tăng gấp đôi số binh sĩ tham gia tập trận chung thường niên tổ chức vào tháng này, trong đó có một số hoạt động diễn ra gần một điểm nóng trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ và Philippines trong cuộc tập trận chung Balikatan năm 2013. Ảnh: AFP
Gần 12.000 binh sĩ sẽ tham gia cuộc tập trận thường niên Balikatan 2015 (Kề vai sát cánh) tại một số địa điểm ở Philippines như trung tâm đảo Panay, Palawan, tây nam Philippines, căn cứ không quân ở phía bắc thủ đô Manila, AFP dẫn lời Trung tá Harold Cabunoc, người phát ngôn quân đội Philippines, hôm qua cho biết.
Balikatan 2015 bắt đầu từ ngày 20/4 và kéo dài 10 ngày. Một số hoạt động dự kiến tổ chức tại căn cứ hải quân Zambales, cách bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham trên Biển Đông, khu vực Philippines và Trung Quốc có tranh chấp, khoảng 220 km về phía đông.
Video đang HOT
Theo Trung tá Cabunoc, Balikatan 2015 bao gồm diễn tập an ninh hàng hải, ứng phó thảm họa cùng các hoạt động dân sự. “Quy mô lớn hơn phản ánh cam kết của Philippines và Mỹ trong việc tăng cường khả năng tổ chức tập trận quân sự chung cũng như hoạt động phi quân sự”, ông nói.
Quyết định tăng binh sĩ tham gia tập trận cũng không nhằm vào Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên một số quốc gia Đông Nam Á, Cabunoc cho biết thêm.
Philippines nhiều lần phản đối những hành động ngày càng kiên quyết của Trung Quốc ở Biển Đông và tìm cách thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ như một biện pháp để đối phó.
Washington và Manila năm ngoái ký thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ hiện diện nhiều hơn ở Philippines. Tuy nhiên, thỏa thuận này chưa được thực thi do Tòa án Tối cao Philippines đang xem xét ý kiến từ các nhóm đối lập.
Như Tâm
Theo VNE
Philippines: 'Trung Quốc xây với quy mô đồ sộ ở Biển Đông'
Đại diện quốc phòng và ngoại giao Philippines hôm nay nhấn mạnh một lần nữa mối quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng việc cải tạo các đá ở Biển Đông.
Philippines từng cảnh báo Trung Quốc xây dựng đường băng ở đá Gạc Ma. Ảnh:AFP
"Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông tiếp tục là mối lo ngại nghiêm trọng, xuất phát từ các báo cáo về việc Trung Quốc tăng cường việc cải tạo với quy mô lớn hơn", AFP dẫn lời ông Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, nói hôm nay.
Dù không nói rõ về tiến độ xây dựng của Trung Quốc, ông Batino nhấn mạnh: "Rất nghiêm trọng, việc cải tạo đã được phát triển".
Ông Evan Garcia, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, miêu tả việc cải tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông là "đồ sộ", vi phạm thỏa thuận với các nước cùng có tranh chấp, rằng các bên liên quan không làm thay đổi hiện trạng cho tới khi đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). "Việc này không giúp tìm ra cách giải quyết trong tương lai. Nó cũng không phải là ví dụ về điều mà mọi người hiểu là kiềm chế", ông Garcia nói.
Các quan chức Philippines phát biểu sau khi kết thúc hai ngày đối thoại chiến lược với Mỹ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng Washington có lợi ích lớn trong quan hệ song phương ổn định với Bắc Kinh nhưng cũng quan ngại về "cách hành xử làm tăng căng thẳng, gây nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc". Ông Russel nhắc lại quan điểm "nước lớn không thể bắt nạt nước nhỏ".
Ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhấn mạnh sự ủng hộ Philippines hiện đại hóa quân sự, Washington sẽ cung cấp thêm 40 triệu USD cho Manila trong năm nay. Từ 2001, Mỹ hỗ trợ Philippines khoản kinh phí liên quan đến quân sự trị giá 300 triệu USD.
Từ tháng 5 năm ngoái, Philippines lên tiếng tố Trung Quốc tiến hành xây dựng ở một loạt các đá ở Trường Sa, thậm chí nêu nghi vấn Bắc Kinh xây dựng đường băng ở đây. Quan chức quân đội Trung Quốc cũng công khai lý do bồi đắp đảo là để hỗ trợ hoạt động của radar và thu thập tin tình báo. Các đá mà Bắc Kinh đang cải tạo là những thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ, trong đó có những đá lớn như Chữ Thập, Gạc Ma.
Khánh Lynh
Theo VNE
Báo Nhật: Quy mô, sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc có hạn Trung Quốc luôn nhấn mạnh áp dụng chiến lược đe dọa hạt nhân tối thiểu, quy mô tăng chậm nhưng lại được hiện đại hóa và tăng thêm phương án lựa chọn. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu) Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 10 đăng bài viết "Chiến lược hạt...