Mỹ, Philippines đạt thỏa thuận về hợp tác quân sự
Mỹ và Philippines đã đạt được một thỏa thuận có thời hạn 10 năm về việc tăng cường sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh Manila vướng vào các cuộc tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc.
Tổng thống Obama và người đồng cấp Philippines trong cuộc gặp tại Nhà Trắng năm 2012.
Hãng tin AP dẫn lời 2 quan chức Philippines giấu tên cho hay Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường dự kiến sẽ được ký kết tại Bộ quốc phòng Philippines ở Manila vào ngày mai 28/4, trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới đây. Chuyến thăm Manila của ông Obama là chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á, vốn cũng đưa ông tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia.
Theo đó, thỏa thuận sẽ cho phép các lực lượng Mỹ tạm thời được tiếp cận các căn cứ quân sự có chọn lọc và triển khai các máy bay chiến đấu và các tàu.
Một tài liệu của chính phủ Philippines về hiệp ước quốc phòng không nói rõ bao nhiêu binh sĩ Mỹ bổ sung sẽ được triển khai trên “cơ sở tạm thời và luân phiên”, nhưng cho biết rằng số lượng có thể phụ thuộc vào quy mô các hoạt động quân sự chung sẽ được tổ chức tại các căn cứ của Philippines.
Hàng trăm quân nhân Mỹ đã được triển khai tới miền nam Philippines kể từ năm 2002 nhằm hỗ trợ huấn luyện chống khủng bố và và làm cố vấn cho các binh sĩ Philippines, vốn phải chiến đấu với các phiến quân Hồi giáo trong nhiều thập niên qua.
Hồi năm ngoái, những bất đồng về sự tiếp cận của Philippines đối với các khu vực dành cho Mỹ bên trong các căn cứ quân sự tại quốc gia Đông Nam Á đã làm cản trở các cuộc đàm phán về thỏa thuận.
Video đang HOT
Hiến pháp Philippines cấm các căn cứ quân sự lâu dài của Mỹ. Nhưng theo thỏa thuận quân sự mới, một tư lệnh căn cứ Philippines có thể tiếp cận mọi khu vực dùng chung với các lực lượng Mỹ.
Thỏa thuận sẽ thúc đẩy sự điều phối tốt hơn giữa các lực lượng Mỹ và Philippines, tăng cường khả năng của quân đội Mỹ nhằm giám sát và đảm bảo an ninh lãnh thổ quốc gia, và đối phó với các thảm họa thiên nhiên trong trường hợp khẩn cấp.
Thỏa thuận quân sự diễn ra trong bối cảnh Philippines ngày càng chú trọng tới các mối đe dọa bên ngoài, khi các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông nóng lên trong những năm gần đây. Philippines đã quay sang Washington, đồng minh hiệp ước phòng thủ lâu đời, để trợ giúp việc hiện đại hóa không quân và hải quân.
Vào ngày mai, ông Obama sẽ có chuyến thăm Philippines kéo dài 2 ngày và dự kiến có các cuộc gặp với giới chức cấp cao tại Manila.
Theo AP
Nga: Phương Tây coi Ukraine là con tốt trong cuộc chơi địa chính trị
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 24/4 đã cáo buộc Mỹ và EU đứng sau cuộc chính biến tại Ukraine, vốn lật đổ Tổng thống thân Kremlin Viktor Yanukovych hồi tháng 2. Ông cũng nói rằng Phương Tây đang sử dụng Ukraine như một con tốt trong cuộc chơi địa chính trị.
Ngoại trưởng Nga Lavrov.
"Tại Ukraine, Mỹ và EU đã cố gắng dàn dựng một cuộc cách mạng cam khác, một chiến dịch nhằm thay đổi chính quyền một cách vi hiến", hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời ông Lavrov trong bài phát biểu thẳng thắn hiếm thấy tại một trường đại học hàng đầu ở Mátxcơva hôm nay.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho hay phương Tây đang cố gắng dùng cuộc khủng hoảng tại Ukraine để làm suy yếu Nga. "Họ đang cố gắng sử dụng Ukraine như một con tốt trong cuộc chơi địa chính trị", ông nói.
"Các đối tác phương Tây của chúng ta, mà trước hết là Mỹ, đã cố gắng hành xử như những người thắng cuộc trong Chiến tranh Lạnh, giả vờ rằng họ có thể phớt lờ Nga trong các vấn đề châu Âu và thực hiện các hoạt động vốn tổn hại trực tiếp tới các lợi ích an ninh của Nga".
Ông Lavrov còn cáo buộc phương Tây thành kiến với Nga, nói rằng Mỹ và EU đã tìm cách bôi nhọ danh tiếng của Mátxcơva thậm chí trước khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra.
"Phương Tây đã liên tục phớt lờ các đề xuất của Mátxcơva nhằm thúc đẩy sự hợp tác tại châu Âu. Kết quả là, các cơ hội hiếm có nhằm vượt qua sự chia rẽ tại châu Âu đã bị bỏ lỡ", Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Obama cáo buộc Nga không tuân thủ thỏa thuận về Ukraine
Tổng thống Obama phát biểu trong chuyến thăm Tokyo ngày 24/4.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay đã cáo buộc Nga không tôn trọng một thỏa thuận nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine, lời lẽ qua lại mới nhất trong cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh Lạnh giữa Washington và Mátxcơva về tương lai nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Ông Obama cho hay Washington đã sẵn sàng áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với Mátxcơva, một ngày sau khi Nga cảnh báo rẵn sàng đáp trả nếu các lợi ích của mình bị tấn công.
"Cho tới nay, ít nhất là chúng tôi đã nhìn thấy họ không tuân thủ thỏa thuận tại Geneva", ông Obama phát biểu tại Tokyo trong khuôn chuyến công du 4 quốc gia châu Á.
"Thay vào đó, chúng tôi tiếp tục nhìn thấy các nam giới có vũ trang chiếm đóng các tòa nhà, bắt nạt những người dân địa phương không ủng hộ họ, làm mất ổn định khu vực. Chúng tôi không nhìn thấy Nga đứng ra và ngăn chặn việc đó".
"Còn chính phủ tại Kiev đang thực hiện các bước đi rất cụ thể, trong đó có việc thông qua luật ân xá, đưa ra hàng loạt cải cách và điều đó phù hợp với những gì chúng ta đã thảo luận tại Geneva", ông Obama nói.
Nếu Nga không làm nhiệm vụ của mình, sẽ có "các hậu quả và chúng tôi sẽ tiếp tục áp đặt các lệnh trừng phạt", nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo.
Những bình luận của ông Obama được ra trong bối cảnh Mỹ đã bắt đầu triển khai 600 binh sĩ để thúc đẩy sự phòng thủ của NATO tại các quốc gia ở châu Âu có biên giới với Ukraine.
Đơn vị đầu tiên gồm 150 binh sĩ Mỹ đã tới Ba Lan hôm qua và số quân còn lại dự kiến sẽ tới Estonia, Lithuania và Latvia trong những ngày tới.
Theo Dantri
Mỹ điều 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic Mỹ đang triển khai khoảng 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic nhằm thể hiện cam kết bảo vệ đồng minh NATO, giữa lúc Nga - Mỹ căng thẳng liên quan đến tình hình khủng hoảng Ukraine. Các binh sĩ Mỹ trên một máy bay quân sự - Ảnh: Reuters Ông John Kirby, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho...