Mỹ: Phi công bất tỉnh, máy bay rơi xuống Đại Tây Dương
Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ đã phái 2 chiến đấu cơ khi một máy bay loại nhỏ bay vào vùng cấm bay trên Washington do phi công bất tỉnh. Máy bay sau đó hết nhiên liệu, đâm xuống Đại Tây Dương.
Một chiếc máy bay giống với Cirrus SR20.
Máy bay một động cơ Cirrus SR20 cất cánh từ sân bay Waukesha ở Wisconsin và dự kiến bay tới sân bay khu vực Manassas của Virginia.
Máy bay đã bị hai chiến đấu cơ F-16 của Bộ chỉ huy phòng không Bắc Mỹ (NORAD) ngăn chặn khi bay vào vùng cấm trên bầu trời thủ đô Washington vào chiều thứ bảy.
Phi công trên chiến đấu cơ F-16 sau đó phát hiện phi công trên máy bay loại nhỏ Cirrus SR20 bị bất tỉnh. Sau đó, máy bay F-16 vẫn tiếp tục hộ tống chiếc Cirrus SR20 thêm hơn 200km nữa trước khi máy bay Cirrus SR20 bị hết nhiên liệu và đâm xuống gần đảo Wallops trên Đại Tây Dương, cách bờ biển Virginia khoảng 80km.
Phi công trên máy bay Cirrus SR20 chưa được xác định danh tính song được biết máy bay được đăng ký ở Brookfield, bang Wisconsin và cất cánh từ sân bay Waukesha của bang này.
Hiện NORAD đang hỗ trợ Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ tìm kiếm xác máy bay.
Video đang HOT
Cơ quan an toàn hàng không Mỹ cho biết vụ việc sẽ được điều tra.
Trong diễn biến khác, cũng trong ngày 30/8, 2 người đã thiệt mạng khi máy bay loại nhỏ một động cơ Cessna 177 rơi xuống khu dân cư trong thành phố Curitiba, miền nam Brazil. Được biết trên máy bay có 4 người và nguyên nhân rơi được cho là do động cơ gặp trục trặc.
Theo Dantri
Trái Đất có thể ngừng nóng lên trong vòng 10 năm tới
Tuy nhiên, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng khi sự gián đoạn này kết thúc.
Theo một nghiên cứu khoa học mới đây, sự gián đoạn của quá trình tăng nhiệt độ toàn cầu có thể kéo dài tới năm 2025.
Các nhà khoa học đang cố gắng giải thích việc Trái Đất ngừng nóng lên kể từ năm 1999, bất chấp lượng CO2 trong không khí ngày một tăng lên.
Độ ẩm khí quyển trên Thái Bình Dương trong đợt El Nino năm 1997 (ảnh: SPL)
Giả thuyết mới cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là bởi có một chu kỳ tự nhiên 30 năm xảy ra ở Đại Tây Dương.
Các nhà nghiên cứu cho biết quá trình chậm biến đổi này có thể đã chuyển nhiệt về các vùng biển sâu thêm 10 năm nữa.
Tuy nhiên, họ cũng cảnh báo rằng nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên nhanh chóng khi chu kỳ này tiến tới một giai đoạn nóng hơn.
Theo Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình toàn cầu chỉ tăng lên khoảng 0,05oC mỗi thập kỷ từ năm 1998 đến năm 2012, so với mức trung bình 0,12oC của các thập kỷ từ năm 1951 và đến năm 2012.
Đã có hơn một chục giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguyên nhân của sự "tạm dừng" này trong quá trình tăng nhiệt trong khi lượng khí thải carbon dioxide đang ở mức cao kỷ lục.
Các dòng khí ở Đại Tây Dương có thể giúp làm chậm đà tăng nhiệt độ (ảnh: SPL)
Một số nhà khoa học cho rằng tác động của ô nhiễm bụi than đã tạo hiệu ứng phản quang lại ánh sáng và nhiệt năng của mặt trời vào không gian.
Sự tăng cường hoạt động núi lửa từ năm 2000 đến nay cũng được đưa ra làm nguyên nhân cho khi nó có thể đã tác đông tới hoạt động truyền nhiệt từ mặt trời.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đã có một thời gian gián đoạn giữa năm 1945 và 1975 khi nhiệt độ bất ngờ giảm xuống, dẫn đến những lo ngại về một kỷ băng hà mới.
Tới năm 1976, chu kỳ này chấm dứt khiến mặt đất tăng nhiệt dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất.
Nhưng kể từ năm 2000, sự nóng lên này đã không còn tiếp tục mạnh hơn, và nhiệt độ trung bình của thế giới vẫn chưa thể vượt qua mức kỷ lục vào năm 1998.
"Hiện tượng này đã tiết lộ cho chúng tôi rất nhiều điều", Giáo sư Ka-Kit Tung của Đại học Washington, Mỹ cho biết. "Tôi nghĩ rằng mọi người đều thống nhất là vùng biển ở độ sâu 700m ở Đại Tây Dương và các đại dương phía Nam đang trữ một lượng nhiệt lớn chứ không phải là ở Thái Bình Dương".
Một yếu tố quan trọng trong cuộc nghiên cứu mới này là độ mặn của nước. Các vùng biển ở Đại Tây Dương hiện nay ở các vùng nhiệt đới có độ mặn cao hơn do hiện tượng bốc hơi nước, giúp nhiệt độ giảm xuống nhanh hơn.
Mặc dù vậy, việc nước biển quá mặn có thể sẽ làm tan băng ở các vùng biển Bắc cực khiến độ mặn lại giảm xuống, làm chậm lại hiện tượng này và giữ nhiệt, khiến mặt đất sẽ lại nóng lên.
"Trước năm 2006, độ mặn của nước đã tăng lên, điều này chỉ ra rằng tình trạng gián đoạn hiện nay đã được thúc đẩy mạnh mẽ", giáo sư Tung nói.
"Sau năm 2006, độ mặn này đang giảm dần nhưng nó vẫn còn trên mức trung bình dài hạn. Một khi chỉ số này dưới mức trung bình dài hạn, thì đó là giai đoạn tiếp theo của quá trình nóng lên nhanh chóng của Trái Đất", giáo sư Tung cho biết./.
Theo_VOV
Trung Quốc muốn chế tạo tàu ngầm có thể tới bờ biển Mỹ trong chưa tới 2 giờ Đi từ Thượng Hải tới San Francisco trong chưa đầy 2 giờ nghe có vẻ không tưởng, nhưng Trung Quốc tin rằng nước này sẽ thiết kế thành công một phương tiện dưới nước có thể biến ý tưởng đó thành hiện thực. Trung Quốc muốn phát triển tàu ngầm siêu thanh. Trung Quốc đã tiến gần hơn một bước nhằm chế tạo...