Mỹ: Phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng
Ngày 27/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Chi tiêu quốc phòng (NDAA) cho năm tài chính 2022, qua đó phê duyệt khoản ngân sách 770 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 21/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, trong tháng này, hai viện của Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật trên với tỷ lệ ủng hộ cao từ cả hai phe Cộng hòa và Dân chủ. Văn kiện này được cho là có vai trò định hướng chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm tới. Phát biểu sau khi ký ban hành NDAA, Tổng thống Biden nhấn mạnh đạo luật này đem lại những lợi ích quan trọng và tăng khả năng tiếp cận công bằng cho quân nhân và gia đình họ, cũng như các cơ quan quan trọng trong việc hỗ trợ phòng thủ quốc gia.
NDAA 2022 tăng hơn 5% so với năm trước, trong đó có các khoản chi cho việc tăng 2,7% lương cho quân nhân, mua sắm thêm máy bay và tàu chiến bên cạnh việc xây dựng các chiến lược đối phó với những nguy cơ địa chính trị từ bên ngoài. Ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2022 cũng bao gồm 300 triệu USD cho Sáng kiến Hỗ trợ an ninh Ukraine, 4 tỷ USD cho Sáng kiến Phòng thủ châu Âu và 150 triệu USD cho Hợp tác An ninh Baltic. Theo đạo luật trên, Mỹ còn dự kiến chi 7,1 tỷ USD cho sáng kiến liên quan tới an ninh khu vực Thái Bình Dương.
Trước khi được cả hai viện trong Quốc hội Mỹ thông qua, NDAA 2022 đã vấp phải sự phản đối của nhiều nghị sĩ với lý do Mỹ chưa hoàn toàn giải quyết được các vấn đề như y tế, giáo dục và biến đổi khí hậu. Kể từ khi được ban hành năm 1961, NDAA là một trong số ít các đạo luật lớn thường niên, thể hiện sự quan tâm của giới lập pháp Mỹ về vấn đề an ninh quốc phòng và được coi là cơ sở pháp lý về một loạt vấn đề, từ cạnh tranh với các nước đến vấn đề an ninh mạng.
Video đang HOT
Người đàn ông Indonesia nói đã tiêm 14 mũi vaccine Covid-19 hộ người khác
Dư luận Indonesia "dậy sóng" sau khi một người đàn ông lên mạng xã hội tuyên bố đã tiêm 14 mũi vaccine thay cho người khác, đồng nghĩa rằng người này có thể tiêm tổng cộng 16 mũi vaccine.
Một người đàn ông Indonesia tiêm chủng vaccine Covid-19 (Ảnh minh họa: AFP).
Tuần trước, một người đàn ông tên là Abdul Rahim ở Pinang, South Sulawesi, đăng một đoạn video lên mạng xã hội tuyên bố rằng ông đã tiêm 14 mũi vaccine Sinovac dưới danh nghĩa của những người không muốn đi tiêm chủng.
Với 2 mũi vaccine của cá nhân, ông Rahim có thể đã được tiêm tổng cộng 16 mũi vaccine.
Rahim tiết lộ đã được trả từ 7-56 USD mỗi mũi tiêm từ những người muốn có giấy chứng nhận tiêm chủng nhưng lại không muốn tiêm vaccine.
Thẻ xanh vaccine hiện là giấy tờ cần thiết tại nhiều nơi ở Indonesia để có thể đi vào nơi công cộng như trung tâm mua sắm, quán café, nhà hàng.
Đoạn video của Rahim đã gây "bão" mạng xã hội và khiến cảnh sát địa phương và Bộ Y tế Indonesia tuyên bố vào cuộc điều tra. Họ sẽ xem xét liệu ông Rahim có vi phạm luật về bệnh truyền nhiễm của Indonesia hay không.
Theo luật này, bất cứ ai "làm ảnh hưởng tới việc kiểm soát đại dịch" có thể bị phạt tù tối đa một năm và đối diện với việc nộp tiền phạt.
Cảnh sát Sulawesi đã triệu tập một số người mà Rahim nói rằng ông đã thay mặt họ đi tiêm "hộ" vaccine. Ba người bị triệu tập sau đó đã thừa nhận họ không muốn tiêm chủng vì sợ kim tiêm và lo tác dụng phụ.
Nhiều người còn e ngại vaccine
Vụ việc của ông Rahim gây chú ý trong dư luận Indonesia, nhưng không phải ai cũng "sốc" vì việc này.
"Tôi không ngạc nhiên lắm vì ở Indonesia, nhiều người vẫn còn tâm lý e ngại và bài vaccine. Đó là lý do vì sao tốc độ của chương trình tiêm chủng đang bắt đầu chậm lại", nhà dịch tễ học Dicky Budiman của Đại học Griffith, Australia bình luận.
"Thông điệp quan trọng từ vụ việc Rahim là hệ thống tiêm chủng ở Indonesia cần siết chặt hơn", ông Budiman nói, khuyến nghị chính quyền nên tăng cường việc xác nhận danh tính người dân trước khi tiêm chủng.
Theo SCMP, trên khắp Indonesia, những câu chuyện về tâm lý e ngại vaccine vẫn đang diễn ra và chúng đang gây thêm trở ngại cho chương trình tiêm chủng của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, nơi các thách thức về vận tải đang khiến việc phủ vaccine cho hàng trăm triệu dân trên 17.000 hòn đảo trở nên thách thức hơn.
Việc phủ vaccine ngày càng quan trọng khi Indonesia gần đây đã phát hiện ra ca nhiễm biến chủng Omicron cộng đồng đầu tiên. Siêu biến chủng này đang gây ra làn sóng lây lan mạnh mẽ tại nhiều quốc gia có độ phủ vaccine cao.
Theo dữ liệu của Our World in Data, 57,3% dân số Indonesia đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 40,4% đã tiêm đủ 2 liều.
Trung Quốc lên tiếng nghi vấn quan chức lén in 314 tỷ USD trước khi bị bắt Việc một quan chức phụ trách in tiền ở Trung Quốc bị bắt gần đây đã làm dấy lên tin đồn ông bị bắt vì lén in 2.000 tỷ Nhân dân tệ (314 tỷ USD). Ngân hàng Trung ương Trung Quốc khẳng định việc in ấn tiền phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt (Ảnh minh họa: SCMP). Cộng đồng mạng Trung Quốc...