Mỹ phê chuẩn thỏa thuận vũ khí “khủng” đầu tiên dưới thời chính quyền Biden
Mỹ đã phê duyệt thỏa thuận bán 280 tên lửa không đối không AIM-120C cho Ả Rập Xê Út, trị giá lên tới 650 triệu USD, Lầu Năm Góc cho biết trong một thông báo ngày 4/11.
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon của Không quân Ả Rập Xê Út (Ảnh: Getty).
Phía Mỹ nhấn mạnh, các tên lửa tầm trung AIM-120C có thể giúp phía Riyadh đối phó các vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) và có thể tự vệ trước các cuộc không kích của lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn.
Riyadh đã đề nghị mua 280 tên lửa đất đối không tầm trung tiên tiến AIM-120C-7/ C-8 (AMRAAM) và 596 bệ phóng tên lửa LAU-128. Thỏa thuận này cũng sẽ bao gồm các phụ tùng thay thế, dịch vụ hỗ trợ và hậu cần. Nhà thầu chính là Raytheon Technologies của Waltham.
Thỏa thuận trên đánh dấu vụ mua bán vũ khí quân sự lớn lần đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ khi Nhà Trắng tuyên bố vào tháng 2 về việc tạm dừng vô thời hạn hai đợt bán vũ khí có điều khiển chính xác cho Ả Rập Xê Út trị giá tới 760 triệu USD, như một phần của chính sách mới nhằm hạn chế bạo lực ở Yemen.
Nói về thương vụ này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 4/11 cho biết, thỏa thuận này được đẩy nhanh do Ả Rập Xê Út đang chứng kiến các vụ tấn công xuyên biên giới gia tăng từ các chiến binh Houthi do Iran hậu thuẫn trong năm qua.
Người phát ngôn trên cho biết thêm, tên lửa này sẽ giúp lực lượng không quân Ả Rập Xê Út nhắm mục tiêu vào các máy bay không người lái đe dọa quân đội và dân thường Ả Rập Xê Út, nhưng “không được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất”.
Người phát ngôn cho biết thêm, thương vụ này hoàn toàn tuân thủ cam kết của Mỹ về việc dẫn đầu trong nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt xung đột ở Yemen đồng thời đảm bảo Ả Rập Xê Út có đủ phương tiện tự vệ trước các cuộc không kích của lực lượng Houthi.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ đã thông báo về thương vụ này cho Quốc hội nhưng không nói rõ doanh số bán hàng. Nếu Quốc hội thông qua, hai bên sẽ tiến hành đàm phán, xác định số lượng thiết bị và giá bán cuối cùng.
Tàu ngầm Mỹ gặp tai nạn ở Biển Đông, nhiều binh sĩ bị thương
Tàu ngầm USS Connecticut của hải quân Mỹ đã đâm vào vật thể không xác định dưới nước ở Biển Đông vào ngày 2.10, khiến nhiều binh sĩ bị thương.
Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut. Ảnh HẢI QUÂN MỸ
CNN dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ ngày 7.10 cho biết tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Connecticut của Mỹ đã đâm vào một vật thể dưới nước ở Biển Đông vào ngày 2.10.
Các quan chức cho biết 11 thủy thủ trên tàu USS Connecticut bị thương, trong đó khoảng 9 người bị thương nhẹ. Các thủy thủ này đều đã được chữa trị trên tàu ngầm. Theo thông báo từ Hạm đội Thái Bình Dương, không binh sĩ nào gặp thương tích nguy hiểm đến tính mạng.
"Tàu ngầm vẫn ở trong tình trạng an toàn và ổn định. Động cơ đẩy hạt nhân và cấu trúc của USS Connecticut không bị ảnh hưởng và vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường. Vụ việc sẽ được điều tra", theo tuyên bố của Hạm đội Thái Bình Dương.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ đụng vật thể dưới Biển Đông, 15 thủy thủ bị thương
Hải quân Mỹ thì không nêu rõ rằng vụ việc diễn ra trên Biển Đông và chỉ cho biết tai nạn xảy ra ở vùng biển quốc tế thuộc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, hai quan chức hải quân giấu tên cho biết vụ tai nạn xảy ra ở Biển Đông khi tàu USS Connecticut đang tiến hành các hoạt động thường lệ. Các quan chức này nói rằng USS Connecticut đã đi về hướng cảng ở Guam sau vụ tai nạn.
Họ cho biết thông tin về sự cố ngày 2.10 không được công bố cho đến ngày 7.10 để đảm bảo an ninh cho hoạt động của tàu ngầm. Các quan chức này vẫn chưa rõ tàu ngầm USS Connecticut đã đâm phải vật gì nhưng đó không phải là một tàu ngầm khác. Một quan chức cho biết vật thể bị đâm phải có thể là một con tàu đắm, một container bị chìm hoặc vật thể khác.
Theo CNN, USS Connecticut đang hoạt động ở vùng nước xung quanh Biển Đông khi vụ tai nạn xảy ra. Mỹ và các đồng minh đang thực hiện một tập trận lớn trong khu vực. Cuộc tập trận có sự tham gia của 3 tàu sân bay cùng các tàu Mỹ, Anh, Nhật Bản, Úc, Canada và Hà Lan.
Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí bội siêu thanh Cơ quan quốc phòng Mỹ vừa thử nghiệm thành công vũ khí bội siêu thanh lần đầu tiên từ năm 2013. Ảnh đồ họa tên lửa bội siêu thanh HAWC. Ảnh REUTERS Lầu Năm Góc ngày 27.9 thông báo Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến (DARPA) đã phóng thử loại vũ khí bội siêu thanh HAWC vào tuần...