Mỹ phát triển chiến binh “Người Sắt”
Quân đội Mỹ đang đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển lớp áo bên ngoài giúp một người lính bình thường trở nên mạnh mẽ như “Iron Man” trong bộ phim viễn tưởng cùng tên.
Tạp chí National Interest cho biết, Bộ Chỉ huy các Hoạt động Đặc biệt Mỹ (US SOCOM) phối hợp với các nhà khoa học đang đạt được tiến bộ lớn trong việc phát triển chiến binh “ Người Sắt”. Chương trình được gọi là Bộ trang phục chiến thuật hạng nhẹ hay Talos.
Bộ khung xương ngoài này được phát triển để trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm như SEAL của Hải quân hay đơn vị khác, giúp lính đặc nhiệm Mỹ di chuyển không biết mệt mỏi, phá cửa dễ dàng và chống đạn hiệu quả.
Talos sẽ có một hệ thống cảm biến tiếp xúc với da người mặc để theo dõi nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và các chỉ số sinh học để duy trì sự sống. Khung áo có các khớp nối điều khiển bằng điện và chuyển động theo bước chân hoặc cử động cách tay của người mặc.
Nhiệm vụ của khung là giảm tối đa sự tác động của trọng lực lên các bó cơ trên cơ thể người vốn là nguyên nhân chính dẫn đến sự mệt mỏi trong quá trình chiến đấu. Talos còn giúp người mặc nâng các vật nặng mà bình thường không làm được.
Mô hình chiến binh “Người Sắt” tương lai của quân đội Mỹ. Ảnh: Military Aero Space
Ngoài ra, nó còn được trang bị áo giáp siêu bền, máy tính điều khiển, hệ thống liên lạc, thiết bị nhìn đêm và nguồn điện. Talos giúp nâng cao khả năng nhận diện các mối đe dọa trên chiến trường, tăng cường hiệu suất tác chiến và giảm tối đa thương vong.
Video đang HOT
Trung úy Matt Allen, phát ngôn viên của SOCOM nói với tạp chí chuyên về tin tức quân sự của Mỹ Scout Warrior vào ngày 31/5 rằng: “Dự án Talos sẽ sản xuất mẫu thử nghiệm vào năm 2018 để tiến hành đánh giá hoạt động”.
Bộ phận phát triển của dự án đã đạt được những tiến bộ vững chắc về công nghệ với sự tư vấn của William Harry McRaven – cựu giám đốc SOCOM. Ngoài ra, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đang phát triển một loại áo giáp bằng chất lỏng.
Loại chất lỏng đặc biệt này có thể chuyển từ thể lỏng sang thể rắn chỉ trong vài phần nghìn giây khi có lực tác động đột ngột vào nó như dao đâm, hoặc đầu đạn bắn ra từ vũ khí cá nhân. Áo giáp mới có ưu điểm trọng lượng nhẹ và linh hoạt hơn so với giáp Kevlar.
“Ý tưởng của chương trình Talos là giúp đảm bảo an toàn tính mạng cho các lính đặc nhiệm khi họ bước qua cánh cửa vào khu vực chiến đấu”, phát ngôn viên Allen nói.
Theo_Zing News
"Soi" đội quân rô-bốt hùng hậu của Nga
Nga đang tập trung vào phát triển rô-bốt chiến đấu. Theo tờ báo RG, quân đội Nga có kế hoạch thành lập một cơ quan chỉ huy chung của cả rô-bốt và binh lính thông thường, nhằm nâng cao được tối đa khả năng thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống khác nhau.
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng của hệ thống rô-bốt dò mìn Uran-6. Hiệu quả gỡ mìn của Uran-6 rất cao, mỗi giờ có thể di chuyển khoảng cách 1.000m, quét sạch bãi mìn rộng 2.000m2. Nhân viên vận hành có thể đứng ở khoảng cách an toàn sử dụng thiết bị điều khiển Uran-6, cự ly điều khiển xa nhất đến 1km.
Rô-bốt Uran-6
Uran-6 chịu được sức phá hủy của khối thuốc nổ TNT nặng 60kg và đồng thời nó cũng có khả năng tự kiểm tra loại vật thể để đưa ra những biện pháp xử lí thích hợp. Rô-bốt này đã được Nga triển khai đến dò mìn ở Palmyra sau khi quân đội Syria giải phóng được thành phố này vào cuối tháng 3-2016. Nga cho biết, Uran-6 và các lính công binh đã vô hiệu hóa được tổng cộng 3.000 vật liệu nổ tại đây.
Để làm các nhiệm vụ chiến đấu "hạng nặng", Nga sẽ sử dụng rô-bốt Uran-9. Đây là loại rô-bốt chiến đấu mới nhất được Nga chế tạo với việc trang bị nhiều vũ khí như súng máy 7,62mm, súng cối 30mm có khả năng nhả đạn ở tốc độ 350 đến 400 viên/phút và một tổ hợp tên lửa chống tăng có dẫn đường.
Rô-bốt Uran-9
Khi được trang bị đầy đủ vũ khí, Uran-9 sẽ nặng 10 tấn và có diện mạo giống với một chiếc xe tăng cỡ nhỏ. Nó cũng có hệ thống cảnh báo bằng laze, các thiết bị phát hiện và định vị mục tiêu hiện đại.
Ngoài ra, quân đội Nga còn có khung gầm rô-bốt Nerechta với tùy chọn lắp đặt 18 mô-đun để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nó có thể cứu các binh sĩ đang bị thương trên chiến trường hay vận chuyển thêm khí tài tới cho binh lính chiến đấu.
Nerechta được trang bị động cơ điện - diesel. Khi làm nhiệm vụ trinh sát, nó sẽ ngừng sử dụng diesel mà chỉ dùng điện để tránh gây ra tiếng động lớn.
Rô-bốt MRK-27
Một rô-bốt đa nhiệm khác của Nga là Platform-M, được trang bị vũ khí để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, nhưng nó cũng có thể do thám quân địch, dò mìn hoặc vận chuyển vũ khí.
Những loại rô-bốt đáng chú ý khác của Nga như Uran - 14 được sử dụng để mở đường hoặc dập lửa. Strelok là rô-bốt có trang bị súng máy hay MRK-27 được trang bị 2 súng phun lửa Schmel, một súng máy, 2 súng phóng lựu đạn nổ và 6 súng phóng lựu đạn khói. Nga còn đang lên kế hoạch cho cả một phiên bản rô-bốt của xe tăng Armata.
Rô-bốt Uran-14
Đối với các máy bay không người lái, Nga gần đây đã bắt đầu sử dụng chiếc Frigate với nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu hay do thám ở khu vực Bắc Cực hay chiếc Orion chuyên dùng cho các nhiệm vụ trinh sát và vận tải hạng nhẹ với khả năng mang tới 300 kg hàng hóa.
Theo_An ninh thủ đô
Lộ diện bộ 3 UAV siêu hạng Yak-133 Proryv của Nga Ngoài bộ 3 UAV Zond của Sukhoi, UCAV Skat của Mykoian hay UCAV Okhotnik/Hunter của Sukhoi/Kret, Nga vừa lộ diện bộ 3 UAV Proryv có tiềm năng rất to lớn. Nga đang phát triển loạt dự án UCAV siêu hạng Trước thềm MAKS-2015, thông tin từ giới công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, một nguyên mẫu máy bay tấn công không người...