Mỹ, Pháp nhất trí giải quyết mâu thuẫn thuế công nghệ số trong 15 ngày
Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan tại Paris và người đồng cấp Mỹ nhất trí sẽ giải quyết mâu thuẫn liên quan tới luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong vòng 15 ngày.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire (trái) tại cuộc họp báo với Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan (phải) ở Paris của Pháp, ngày 7/1. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 7/1, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết quốc gia này và Mỹ đã nhất trí giải quyết mâu thuẫn liên quan tới luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong vòng 15 ngày.
Phát biểu tại cuộc họp với Ủy viên thương mại châu Âu Phil Hogan tại Paris, ông Le Maire cho biết đã điện đàm và thảo luận rất lâu với người đồng cấp Mỹ Steven Mnuchin về vấn đề này hôm 6/1.
Trong đó, hai bên nhất trí sẽ giải quyết vấn đề trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong vòng 15 ngày.
Ông Le Maire cũng kêu gọi Washington không áp dụng các biện pháp trừng phạt trong khoảng thời gian này.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Phil Hogan khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ luôn sát cánh cùng Pháp trong việc giải quyết mâu thuẫn này.
Hôm 6/1, ông Le Maire cũng kêu gọi Washington không triển khai các biện pháp trừng phạt, đồng thời cảnh báo EU có thể sẽ đáp trả tương xứng.
Phát biểu trên sóng truyền thanh France Inter, ông Le Maire cho biết ông và Ủy viên thương mại Hogan sẽ nghiên cứu về các biện pháp đáp trả trong cuộc họp tại Paris.
Hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa trừng phạt Paris vì luật mới cho phép áp thuế với các hãng công nghệ lớn, như Netflix và Amazon, có hoat động thị trường tại quốc gia này kể cả khi những hãng này không đặt trụ sở hay văn phòng dại diện tại Pháp.
Biện pháp trừng phạt của ông Trump có thể khiến khối lượng hành hóa trị giá 2,4 tỷ USD hàng hóa Pháp phải chịu thuế nhập khẩu khi vào thị rường Mỹ; trong đó có những sản phẩm xuất khẩu quan trọng như rượu vang, mỹ phẩm và túi da.
Năm ngoái, Pháp đã thông qua luật áp thuế các công ty công nghệ lớn trong bối cảnh những nỗ lực của cộng đồng quốc nhằm tìm một mô hình mới cho phép đánh thuế các khoản doanh thu thông qua hoạt động bán hàng và quảng cáo trực tuyến, dậm chân tại chỗ.
Hiện nay các công ty công nghệ chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ cho chính phủ các quốc gia mà họ không đặt các cơ sở hạ tầng kinh doanh.
Nhưng theo luật mới của Pháp, các công ty công nghệ có doanh thu tại Pháp từ 25 triệu euro (khoảng 28 triệu USD) và doanh thu toàn cầu từ 750 triệu euro trở lên sẽ phải trả mức tối đa 3% doanh thu có được nhờ hoạt động tại thị trường này.
Mỹ chỉ trích luật này nhắm chủ yếu tới các công ty công nghệ lớn của Mỹ như Google, Apple, Facebook và Amazon.
Tuy nhiên, Pháp phủ nhận chỉ trích này và khẳng định sẽ dỡ bỏ luật khi công đồng quốc tế đạt được thỏa thuận về thuế công nghệ số chung./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Pháp không chấp nhận đề xuất của Mỹ về cải cách thuế quan quốc tế
Theo tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Pháp, nước này sẽ cho phép các công ty quyết định không tham gia đề xuất cải cách thuế quan quốc tế, hối thúc Washington thương lượng một cách thiện chí.
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Reuters đưa tin, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire ngày 6/12 tuyên bố, nước này bác bỏ đề xuất của Mỹ trong tuần này.
Theo tuyên bố trên, Pháp sẽ cho phép các công ty quyết định không tham gia đề xuất cải cách thuế quan quốc tế, đồng thời hối thúc Washington thương lượng một cách thiện chí.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đã nêu những vấn đề nghiêm trọng về các đề xuất cải cách thuế quan quốc tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) trong bức thư được công bố hôm 4/12 vừa qua, chọc giận các quan chức quốc tế bằng cách nêu ý tưởng một cơ chế đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng Le Maire cho rằng điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ có khả năng quyết định tham gia hoặc không tham gia như họ muốn, điều ông cho là sẽ không thể chấp nhận được đối với Pháp và các nước thành viên khác của OECD.
Do đó, ông hối thúc Washington thương lượng trên cơ sở các nguyên tắc thuế mới mang tính ràng buộc; đồng thời cho hay nếu những nỗ lực tại OECD thất bại, các nước trong Liên minh châu Âu (EU) nên nối lại đàm phán về thuế kỹ thuật số của châu Âu./.
Theo (TTXVN/vietnamplus.vn)
Mặc kệ cảnh báo của Washington, Pháp tăng thuế với nhiều tập đoàn công nghệ Mỹ Vào hôm 11-7, quốc hội Pháp vừa chấp thuận luật đánh thuế nhằm vào các công ty công nghệ lớn của nước ngoài đang hoạt động tai nước này, điều có thể tạo ra sự phản ứng từ Washington do phần lớn các công ty này đến từ Mỹ. Mức thuế 3% sẽ được đánh vào các công ty công nghệ đa quốc...